Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Huy động vốn dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phúc thọ hà tây i (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ HÀ TÂY I

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ HÀ TÂY 1

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, hình thức huy động vốn dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 chưa đa dạng. Hiện giờ mới chỉ tập trung phát triển sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, huy động từ dân cƣ, tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi có kỳ hạn.

Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn dân cƣ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 mới chỉ tập trung chủ yếu các sản phẩm truyền thống.

Thứ hai nền tảng ứng dụng CNTT, công nghệ số tại Agribank nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nói riêng vẫn chưa được đẩy mạnh so với các NHTM khác.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Chiến lược kinh doanh và chính sách ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 còn hạn chế

Từ những số liệu đã phân tích, có thể thấy đƣợc phần nào mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nói riêng và Agribank nói chung. Tuy tập trung nhiều vào sản phẩm HĐVDC nhƣng chƣa chủ động phát triển tối đa nguồn lực sẵn có nhƣ lợi thế địa bàn dân cƣ, chiến lƣợc marketing, tệp KHCN sẵn có,....

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 chƣa chú trọng phân nhóm danh mục khách hàng theo lịch sử giao dịch, nguồn thu, số lƣợng giao dịch qua tài

khoản, tiềm năng phát triển,....để từ đó xây dựng các chính sách ƣu đãi riêng cho từng đối tƣợng. Đây là những sản phẩm đặc thù của ngân hàng và cũng là thế mạnh của phần lớn các chi nhánh trực thuộc Agribank. Mặc dù quy mô huy động vốn dân cƣ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 tăng nhanh qua các năm nhƣng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn, điều này khiến chi nhánh cần chú trọng cân đối nguồn vốn huy động và cho vay.

Chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng trong huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 chưa được chú trọng

Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút số lƣợng lớn KHCN tin tưởng và lựa chọn sản phẩm HĐVDC tại NHTM là chất lượng dịch vụ, trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay, CLDV luôn là yếu tố kiên quyết để KHCN lựa chọn có sử dụng SPDV của NHTM hay không. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1, các hoạt động nghiệp vụ đƣợc thực hiện theo đúng quy chuẩn tuy nhiên chƣa chú trọng nâng cao CLDV trong công tác chăm sóc KH, ví dụ: gửi quà tặng cho KHCN có số dƣ tiền gửi tiết kiệm trên 1 tỷ đồng vào dịp sinh nhật, chủ động quan tâm, giải đáp mọi khúc mắc của KHCN về SPDV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1,...

Hoạt động Marketing về sản phẩm huy động vốn dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 chưa được đầu tư

Là một ngân hàng mới nên Agribank nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nói riêng rất chú trọng vào hoạt động marketing và khuyến mại để thu

hút khách hàng. Không phải là ngân hàng có quy mô lớn nhất trên thị trường, nhƣng Agribank luôn nổi tiếng trong vai trò tổ chức những sự kiện cộng đồng. Những hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh số huy động vốn của Agribank nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nói riêng.

Hoạt động Marketing ngân hàng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ngân hàng chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Việc tiếp cận dân cƣ còn thụ động, công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng về các sản phẩm truyền thống không đƣợc tổ chức thường xuyên liên tục và nội dung hoạt động còn nghèo nàn.

Chuyên môn, nghiệp vụ của CBNV chưa đồng đều

Tuy là một chi nhánh có bề dày thành tích về kết quả HĐKD nhƣng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 cũng chƣa có sự chú trọng đúng mức về việc đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho CBNV. Đặc biệt về các SPDV mới phát triển và đưa vào thị trường như sản phẩm tiết kiệm KHCN kết hợp BHNT, sản phẩm tiết kiệm online với lãi suất cao thông qua Agribank E Mobile Banking,...CBNV tại chi nhánh đều tự tìm hiểu, trao đổi bằng cách học hỏi người đi trước, tuy nhiên điều này khiến cho trình độ chuyên môn không đồng đều, không có sự khích lệ trong việc thúc đẩy bán các sản phẩm tiết kiệm nhƣ HĐVDC.

b. Nguyên nhân khách quan

Yếu tố vĩ mô, chính sách của Chính phủ và NHNN thắt chặt

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 cũng như các NHTM trong nước khác hoạt động dưới sự chỉ đạo của các chính sách vĩ mô Chính phủ và các điều kiện cụ thể của NHNN. Hoạt động huy động vốn dân cƣ còn phụ thuộc vào tình trạng

hiện tại của nền kinh tế, mà người trực tiếp điều chỉnh nền kinh tế là Chính phủ và Chính phủ luôn xem NHTM là một công cụ để điều tiết nền kinh tế theo hướng mong muốn; Thông qua các văn bản, chính sách khuyến khích hay hạn chế việc huy động vốn. Bên cạnh đó NHNN còn có những điều kiện nhất định đối với hoạt động huy động vốn của NHTM. NHNN kiểm soát qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc (là phần mà NHTM phải gửi lại tại NHNN theo một tỷ lệ nhất định dựa trên tổng lƣợng vốn huy động đƣợc) và biên độ lãi suất.

Bên cạnh đó, một trong những chính sách có ảnh hường lớn nhất đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 là chủ trương thắt chặt hạn mức tín dụng của NHNN. Đặc biệt năm 2020, lần thứ 3 NHNN đã hạ trần lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, khiến hoạt động HĐVDC vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Môi trường kinh tế- chính trị xã hội gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid 19

Trong những năm qua thị trường Tài chính tiền tệ thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng có nhiều biến động; nguyên nhân chính khiến nền kinh tế gặp khó khăn, bất ổn chính là dịch bệnh Covid 19 kéo dài, gây hậu quả nặng nề đến mọi phương diện. tỷ giá hối đoái, giá vàng, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, giá cả tiêu dùng tăng, những bất ổn về chính trị tạo tâm lý chưa thực sự yên tâm vào hệ thống ngân hàng của người dân.Tính đến cuối năm 2020, chƣa có Quốc gia nào trên thế giới thoát khỏi sự tàn phá của dịch bệnh Covid 19, điều này khiến cho tâm lý người dân hoang mang, lo sợ, ngừng trệ kinh doanh đồng nghĩa với việc không có nguồn thu nhập, rút tiền tiết kiệm để lo cho cuộc sống. Hoạt động trên thị trường ngoại tệ, nội tệ liên Ngân hàng, thị trường mở còn hạn chế. Những yếu kém này đã ảnh hưởng

nhiều đến khả năng huy động vốn của các NHTM nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nói riêng.

Sự cạnh tranh và hợp tác giữa các ngân hàng trở nên gay gắt

Với số lƣợng Ngân hàng lớn nhƣ hiện nay, áp lực cạnh tranh đối Agribank nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nói riêng ngày càng gia tăng; đặc biệt là cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn bởi vốn là đầu vào sống còn của hoạt động ngân hàng. Sức ép cạnh tranh để giữ vững và phát triển nguồn vốn rất gay gắt, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ khối các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng nước ngoài. Điều này càng trở nên khốc liệt hơn khi mới đây NHNN đã cho phép một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài đƣợc phép huy động tiền gửi bằng Việt Nam đồng và trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cạnh tranh về lãi suất đƣợc xem là hình thức cạnh tranh nổi bật nhất giữa các ngân hàng hiện nay. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng còn bị cạnh tranh bởi nhiều tổ chức tài chính khác trong việc huy động vốn nhƣ: bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm bưu điện. Hiện nay, mức lãi suất huy động của tiết kiệm bưu điện khá hấp dẫn, ở các kỳ hạn ngắn có mức chênh lệch so với lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Với mức lãi suất này cộng thêm ưu thế về mạng lưới, công nghệ, tiết kiệm bưu điện sẽ là một đối thủ tiềm tàng của các ngân hàng trong tương lai.

Tin đồn ảnh hưởng đến tâm lý số đông trong việc gửi tiền tiết kiệm

Tâm lý người Việt chưa quen sử dụng các công cụ thanh toán khác thay cho tiền mặt. Tuy nhiên lạm phát vẫn là con số có thể kiểm soát đƣợc nên Nhà nước vẫn chưa ban hành các chính sách tiền tệ tích cực nhằm mục đích

tăng cường huy động vốn, hút vốn về từ lưu thông.Hiện nay người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, chƣa quen sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Bên cạnh đó thu nhập của dân còn thấp (chiếm trên 80% tổng dân số) nên việc huy động tiền gửi thanh toán của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, doanh số huy động tiền gửi thanh toán của ngân hàng bị hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1.

Sau đó đi sâu phân tích các phương diện ảnh hưởng đến kết quả hoạt động huy động vốn dân cƣ tại chi nhánh giai đoạn 2018-2020 nhƣ mô hình quản lý HĐVDC, văn bản pháp lý điều chỉnh HĐVDC.

Trước khi đánh giá thực trạng HĐVDC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1, tác giả phân tích tổng quan về quy mô và cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, từ đó đánh giá công tác mở rộng HĐVDC thông qua các tiêu chí quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng vốn dân cư, tăng trưởng số lượng KH và thị phần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 so với các NHTM cùng địa bàn.

Trên cơ sở đó, chương 2 đã đánh giá thực trạng HĐVDC, kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở rộng HĐVDC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1. Đây sẽ là cơ sở để tác giả đƣa ra những

giải pháp và kiến nghị trong chương 3.

Một phần của tài liệu Huy động vốn dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phúc thọ hà tây i (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)