Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Huy động vốn dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phúc thọ hà tây i (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ HÀ TÂY I

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Huy động vốn là hoạt động cơ bản của NHTM, tạo cơ sở để triển khai các hoạt động kinh doanh khác. Kinh doanh trên địa bàn có tình hình kinh tế đạt mức trung bình so với GDP bình quân của cả nước, nguồn vốn “nhàn rỗi” không thực sự dồi dào nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 luôn quan tâm đến huy động vốn và đạt đƣợc kết quả trong giai đoạn 2018-2020 nhƣ sau:

Phân theo loại tiền

Năm 2018 nguồn nội tệ là 1.741 tỷ đồng chiếm 98% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2019 nguồn vốn nội tệ tăng lên 1.983 tỷ đồng và đến cùng kỳ năm 2020 nguồn vốn nội tệ đạt 2.346 tỷ đồng, tăng 363 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 18% so 31/12/2019.

Biểu đồ 2. 1. Cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền tại Agribank Huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 giai đoạn 2018-2020

(đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Phúc Thọ Hà Tây I 2018-2020) Tuy nhiên tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, năm 2018 là 1,7% (tương đương 30 tỷ), năm 2019 là 2,8% (tương đương 57 tỷ) và tăng vào năm 2020 (3,3% tổng nguồn vốn huy động). Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, công tác HĐV đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 chú trọng giữ vững định hướng để đạt KQKD đã đặt ra, bên cạnh đó tâm lý an toàn, tiết kiệm nguồn vốn của KH đƣợc nâng lên để đảm bảo an toàn trước tình hình kinh tế khó khăn giai đoạn 2019-2020.

Phân theo kỳ hạn

Tập trung chủ yếu vào tiền gửi VND có kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12- 24 tháng. Năm 2018, tỷ trọng tiền gửi CKH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn VHĐ, chiếm 56%, tuy nhiên sang năm 2019, tốc độ tăng trưởng của hình thức huy động này là 2%, tại thời điểm cùng kỳ năm 2020, tốc độ tăng trưởng vượt 10%, tương đương 97 tỷ đồng.

Biểu đồ 2. 2. Cơ cấu huy động vốn phân theo kỳ hạn tại Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I giai đoạn 2018-2020

(đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Phúc Thọ Hà Tây I 2018-2020) Tiền gửi CKH trên 24 tháng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018- 2020 từ 13 tỷ xuống 11 tỷ, tương đương giảm 15%, nguyên nhân là do tâm lý của KH trong tình hình nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid 19, KH có xu hướng gửi tiền ở kỳ hạn thấp để linh hoạt trong tình huống cần vốn gấp. tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn liên tục có sự biến động qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động của mình. Huy động vốn sẽ là cơ sở cho các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Còn việc sử dụng vốn sẽ quyết định lợi nhuận, cũng nhƣ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động của mình.

Bảng 2. 1. Tình hình dƣ nợ tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 (+/-) % (+/-) % 1. Tổng dƣ nợ tín dụng 1.230,3 1.321,2 1.368,3 90,9 7,39% 47 3,6%

2. Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn

- Dƣ nợ ngắn hạn 436,6 452,5 444,8 15,9 3,6% - 7,7 -1,7%

- Dƣ nợ trung dài hạn 793,7 868,7 923,5 75 9,4% 54,8 6,3%

2. tỷ trọng dƣ nợ theo kỳ hạn

- Dƣ nợ ngắn hạn 36,36% 29,56% 31,25%

- Dƣ nợ trung dài hạn 64,64% 70,44% 68,75%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Phúc Thọ Hà Tây I 2018-2020) Dựa vào bảng số liệu 2.1 ta thấy năm 2019, tổng dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh tăng 7% so với năm 2018, lên thành 1.321 tỷ, và tiếp tục tăng lên 1.368 tỷ vào năm 2020. So với độ tổng dƣ nợ tín dụng của toàn hệ thống Agribank thì những con số này lớn hơn khá nhiều. Theo các Báo cáo tài chính hợp nhất của Agribank giai đoạn 2018 – 2020 thì tổng dƣ nợ tín dụng tăng lần lƣợt 7% và 4% vào các năm 2019 và 2020. Điều này cho thấy Chi nhánh đã đặt mục tiêu an toàn tín dụng lên hàng đầu với việc thắt chặt cho vay.

Về cơ cấu dƣ nợ, cho vay theo kỳ hạn đang có những sự chuyển dịch đáng kể. Nếu nhƣ năm 2018, dƣ nợ ngắn hạn chiếm ƣu thế với tỷ trọng 64,64% thì đến năm 2019 và 2020 đã tăng lên thành 70,44% và 68,75%. Thay vào đó, tỷ trọng dƣ nợ trung và dài hạn giảm xuống, giảm từ 36,36% năm 2018 xuống còn 29,5% năm 2019 và tăng nhẹ lên 31,25% năm 2020. Nhu cầu tín dụng trung và dài hạn tăng lên và giảm đi một phần là do lãi suất thấp, nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội vay vốn để đầu tƣ; mặt khác Chi nhánh cũng muốn hướng đến các dự án trung, dài hạn để kích thích tín dụng.

Trải qua nhiều sự biến động của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 luôn nhận được định hướng sáng suốt của Ban lãnh đạo để giữ vững đà tăng trưởng của HĐKD, bên cạnh đó còn từng bước mở rộng đối tượng KH, phát triển tối đa các tiện ích của SPDV, nâng sức cạnh tranh của Agribank trên thị trường, điều đó đã được thể hiện qua kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2018-2020.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 đã khẳng định đƣợc vai trò chủ lực trong đầu tƣ cho khu vực “Tam nông”, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng như các chương trình, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố. Hàng năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I cung cấp một lƣợng vốn lớn cho địa bàn, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra thị trường hàng hóa trong nông nghiệp với nhiều sản phẩm mũi nhọn của khu vực. Hoạt động đầu tƣ vốn của Agribank đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị đầu tƣ/đơn vị diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp của Thành phố.

Các SPDV ngân hàng của Chi nhánh có bước phát triển mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng. Trong quá trình đầu tƣ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 góp phần hình thành mô hình liên kết giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và Agribank, tạo điều kiện đầu tƣ áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, cho sản phẩm năng suất và chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cơ chế vay vốn ngân hàng ngày càng

thông thoáng, thuận lợi giúp nhà nông và các doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư của Agribank, giúp người sản xuất có đủ nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua cho vay hộ nông dân và các tổ vay vốn tại làng nghề của Agribank, đã góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân...

Một phần của tài liệu Huy động vốn dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phúc thọ hà tây i (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)