CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ HÀ TÂY I
2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ HÀ TÂY I
2.2.3. Thực trạng mở rộng huy động vốn dân cƣ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1
Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại NHTM đó là sự tăng trưởng về số lượng KH. NHTM càng uy tín, nhiều SP huy động đa dạng, lãi suất ƣu đãi, quy trình và thủ tục nhanh gọn sẽ thu hút KHCN đến giao dịch và đề xuất nhu cầu cấp tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nhiều năm liền luôn duy trì và phát triển tệp KHCN bằng nhiều phương thức như road show giới thiệu sản phẩm, chương trình call center chăm sóc KH là dân cƣ gửi tiết kiệm, ƣu đãi lãi suất cho tiết kiệm đối với KH cũ,...Trong giai đoạn 2018-2020, KH dân cƣ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 có xu hướng tăng trưởng: năm 2018, có 5.103 KH tham gia gửi tiết kiệm tại chi nhánh, chiếm 28,9% tổng số KH giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1. Theo thống kê trung bình 1 KH sử dụng 1,2 sản phẩm tiết kiệm và 2,2 sản phẩm ngân hàng do Agribank cung cấp.
Biểu đồ 2.3. Số lƣợng khách hàng và KHCN vay vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I 2018-2020
(Đơn vị: khách hàng)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 2018-2020)
Giai đoạn 2018-2020, số lƣợng KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 có xu hướng tăng, trung bình tăng 4,5%/năm; năm 2019 số lượng KH tăng 5%
tương đương 974 KH mới, đây là điểm sáng trong công tác phát triển KH của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1, Đến năm 2020, lƣợng KHCN giao dịch tại chi nhánh vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn 4%, tương đương 893 KH so với
cùng kỳ năm 2019. Điều này là do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19, khiến nhiều KHDN giải thể, KHCN ít phát sinh giao dịch tiền tệ với NHTM.
Năm 2019, số lƣợng KH dân cƣ gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 là 5.795 KH, tăng 692 KH so với cùng kỳ năm 2018, tương đương tăng 14%. Đến năm 2020, số lƣợng KHCN gửi tiết kiệm tăng 394 KH so với cùng kỳ năm 2019, tốc độ tăng trưởng thấp hơn là 7%, do ảnh hưởng bất ổn của nền kinh tế, dịch bệnh Covid 19 vẫn tiếp diễn đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động SXKD của KH dân cƣ, đặc biệt các KH trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch,... Bên cạnh đó nhiều KHCN tất toán trước hạn khoản tiết kiệm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, giảm thiểu lƣợng tiền gửi trong NHTM,... Nhìn chung, trước tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 đang làm tốt các hoạt động thu hút KHCN đến gửi tiết kiệm bằng nhiều phương thức
2.2.3.2. Doanh số và tốc độ tăng trưởng vốn huy động dân cư
Hoạt động huy động vốn dân cƣ là một trong những mặt mạnh của Chi nhánh, đặc biệt là trong thời gian gần đây mặc dù đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn, nhƣng tổng nguồn huy động vẫn không ngừng tăng trưởng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 luôn xác định huy động vốn dân cư là công tác quan trọng thường xuyên và lâu dài, khẳng định thế mạnh của chi nhánh. Bên cạnh việc tích cực duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, chi nhánh còn không ngừng mở rộng thu hút thêm những khách hàng mới.
Biểu đồ 2. 4. Doanh số và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động dân cư của Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I giai đoạn 2018-2020
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I năm 2018-2020)
Qua dữ liệu biểu đồ 2.4 cho thấy, tổng tiền gửi từ HĐVDC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng trung bình 22%/ năm, đây là con số ấn tượng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bênh Covid 19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế và tình hình tài chính của dân cƣ. Cụ thể, năm 2019, tổng tiền gửi HĐVDC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 đạt 1.862 tỷ, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018. Đến năm 2020, tổng quy mô tăng 399 tỷ về số tuyệt đối, 2.261 tỷ so với thời điểm 31/12/2019, tương đương tăng 21%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ trọng tăng trưởng HĐVDC có xu hướng giảm nhẹ là do dịch bệnh Covid 19 diễn ra
vào thời điểm cuối năm 2019 và chƣa có dấu hiệu kết thúc tại thời điểm hiện tại, gây ảnh hưởng nặng nề tới công việc, cuộc sống và HĐKD của dân cư.
Với các chỉ thị 15, chỉ thị 16 và tuân thủ quy định giãn cách của Chính phủ, nhiều HĐKD buôn bán của dân cƣ nhƣ kinh doanh nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, khách sạn, lữ hành, spa, salon tóc,....đều bị ngừng trệ, điều này khiến cho nhiều KHCN gặp khó khăn trong tài chính, nhu cầu gửi tiết kiệm và số tiền gửi có xu hướng giảm.
2.2.3.3. tỷ trọng vốn dân cư trong tổng nguồn vốn
Với đặc thù nền kinh tế Việt Nam, Agribank nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 nói riêng, công tác HĐVDC đóng góp phần lớn vào tổng nguồn vốn huy động, chiếm phần lớn tỷ trọng so với huy động vốn từ TCKT. Tiêu chí tỷ trọng vốn dân cƣ trong tổng nguồn vốn cho thấy kết quả công tác mở rộng HĐVDC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 có đạt đƣợc những kế hoạch và chỉ tiêu mong muốn. Với đặc thù địa bàn hoạt động đông dân cƣ, nguồn thu nhập đa dạng và nhu cầu gửi tiền tiết kiệm lớn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 định hướng tập trung nâng cao tổng nguồn vốn của chi nhánh bằng cách tăng cường phát triển và mở rộng HĐV với đối tƣợng này. Cụ thể:
Biểu đồ 2. 5: Huy động vốn dân cƣ trong tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I giai đoạn 2018-2020
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I năm 2018-2020) Qua dữ liệu biểu đồ 2.5 ta có thể thấy, bên cạnh việc quy mô tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư so với tổng nguồn vốn ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2018, HĐVDC đạt 1.516 tỷ đồng, tương đương 86% tổng nguồn vốn, thời điểm 31/12/2019, tỷ lệ này là 91% và đến năm 2020, con số là 93%. Điều này chứng tỏ các hoạt động thúc đẩy và mở rộng HĐVDC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 đã mang lại kết quả tốt, ví dụ: chương trình “Mở tiết kiệm xuân nhận ngay quà tặng” xuân Canh Tí 2019, “Chương trình tiết kiệm nhân dịp sinh nhật 15 năm Agribanh Phúc Thọ” năm 2020,....bên cạnh đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 còn triển khai các chương trình huy động lãi suất hấp dẫn, gửi thông tin tiết kiệm đến các tổ hưu trí, địa bàn hoạt động của tiểu thương như chợ, siêu thị, làng nghề,,...
2.2.3.4. Thị phần vốn huy động dân cư trên địa bàn
Theo số liệu thống kê tại website tapchinganhang.gov, kết quả phân tích từ báo cáo tài chính của 5 NHTM đƣợc lựa chọn cho thấy, chỉ sau 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020, quy mô tổng tiền gửi khách hàng đã tăng gấp 3,6 lần (Tổng tiền gửi khách hàng của các NHTM tại 31/12/2019 là 8.318 nghìn tỷ đồng so với 6.104 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm 2018).
Theo fili.vn “Mức độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình của giai đoạn 2018-2020 là 16,1%, trong đó, mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2019 với mức tăng 22,2%. Tăng trưởng tiền gửi được duy trì ổn định ở mức 2 chữ số, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây. Mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong năm 2020 đã xuống mức gần đáy do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 3 lần hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng số liệu thống kê cho thấy lƣợng tiền khách hàng gửi vào ngân hàng tính đến cuối năm vẫn tăng so với đầu năm”
Biểu đồ 2. 6. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của 5 NHTM giai đoạn 2018- 2020
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: website tapchinganhang.gov tháng 01/2021)
Xét theo địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 là chi nhánh có vị trí thương mại thuận lợi tại trung tâm huyện Phúc Thọ với số lƣợng dân cƣ gần 250 nghìn người, trong đó 65% dân cư có nhu cầu giao dịch qua NHTM và có xu hướng gửi tiết kiệm tích lũy tại các NHTM có uy tín, dịch vụ chăm sóc KH tận tình.
Với ƣu thế là một ngân hàng quốc doanh có uy tín, đa dạng loại hình sản phẩm huy động vốn đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu của KH, tuy nhiên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cùng địa bàn nhƣ BIDV, Vietcombank, Techcombank và một số NHTM khác.
Biểu đồ 2. 7. Thị phần huy động vốn dân cƣ của các ngân hàng tại huyện Phúc Thọ năm 2019
(Nguồn: website tapchinganhang.gov ngày 23/12/2019) Theo số liệu tổng hợp và so sánh với các chi nhánh của nhóm ngân hàng quốc doanh, có thể nhận thấy trong chiến lƣợc mở rộng huy động vốn dân cƣ của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 đang dần khẳng định đƣợc vị thế, thu
hút nguồn vốn dồi dào từ KH. Cụ thể, trong top 5 nhóm ngân hàng quốc doanh quy mô tương ứng có chi nhánh tại huyện Phúc Thọ là VietinBank, Vietcombank, BIDV và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1, năm 2019, Vietcombank Phúc Thọ có tổng huy động vốn là 3.945 tỷ đồng, tương đương chiếm 28,2% thị phần, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 xếp vị trí thứ 3 với 20,2% thị phần.
Kết quả này chứng tỏ định hướng mở rộng huy động vốn trong đó tăng trưởng, thúc đẩy mở rộng thị phần tại địa bàn là vô cùng đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1. Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình roadshow, phát tờ rơi về các chương trình huy động vốn tại địa bàn, tích cực bán chéo và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm tới các KH đến giao dịch tại chi nhánh, xây dựng tệp khách hàng mới là các CBNV, doanh nghiệp, trường học, công ty,....trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
2.2.3.5. Sự đa dạng sản phẩm huy động vốn dân cư
Là một trong các chi nhánh hoạt động huy động vốn hiệu quả trong hệ thống Agribank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 luôn xây dựng các chiến lƣợc để triển khai 100% các sản phẩm huy động vốn dân của của Agribank. Năm 2018- 2020, với mục tiêu đa dạng hóa, đa tính năng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng dân cƣ, Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I đã triển khai 100% các sản phẩm huy động vốn dân cƣ
Biểu đồ 2. 8. tỷ trọng các sản phẩm tiết kiệm dân cƣ đƣợc triển khai tại Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I năm 2018-2020) Qua biểu đồ 2.8 nhận thấy, đối với các sản phẩm huy động vốn dân cƣ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt và có kỳ hạn, tổng doanh số các sản phẩm tiết kiệm này chiếm hơn 66% tổng huy động vốn dân cƣ của chi nhánh. Đối với các sản phẩm tiết kiệm mang tính đặc thù nhƣ tiết kiệm An sinh, tiết kiệm học đường và hưu trí dành cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, học sinh sinh viên và người nghỉ hưu, đây là điểm sáng nổi bật trong danh mục huy động vốn dân của của Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây I, ngày càng thu hút sự chú ý của khách hàng đến gửi tiền.
Biểu đồ 2. 9. So sánh số lƣợng sản phẩm huy động vốn dân cƣ giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh năm 2020
Đơn vị: sản phẩm
Nguồn: tác giả tự tổng hợp So sánh với các NHTM cùng địa bàn, ngoài những sản phẩm thông thường như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, thanh toán, online, lãi suất thả nổi… thì các ngân hàng còn có những sản phẩm chuyên phục vụ cho một số đối tượng nhất định như trẻ em, người lớn tuối hay nhu cầu lập nghiệp, đầu tư kinh doanh, thậm chí là bán kèm sản phẩm bảo hiểm. Trong đó, BIDV là ngân hàng ngân hàng TMCP nhà nước có nhiều loại tiết kiệm nhất với 11 sản phẩm. Trong đó đáng chú ý là sản phẩm tiền gửi kinh doanh chứng khoán cho người đầu tư chứng khoán mở tại BIDV với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, công ty chứng khoán.
Vietcombank có khoảng 9 sản phẩm tiết kiệm dành cho cá nhân. Trong đó có sản phẩm tích lũy dành cho đầu tƣ chứng chỉ quỹ mở hoặc bảo hiểm với với số tiền là tiền lãi thu đƣợc định kỳ từ khoản tiền gửi tiết kiệm. Hầu hết các sản phẩm của Vietcombank khác biệt ở phương thức lĩnh gốc và lãi như tiết kiệm trả lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi gốc, tiết kiệm rút gốc từng phần…
2.2.3.6. Thu nhập từ hoạt động huy động vốn dân cư
Cơ chế điều chuyển vốn của Agribank đang áp dụng là cơ chế điều chuyển vốn tập trung. Do vậy, kết quả kinh doanh chính từ hoạt động huy
động vốn dân cƣ đƣợc tính toán dựa trên chênh lệch giữa giá mua vốn FTP với chi phí trả lãi cho các khoản tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá mà Agribank Phúc Thọ phải thanh toán cho khách hàng dân cƣ của mình.
Thu nhập từ hoạt động huy động vốn dân cƣ là khoản thu nhập ròng rất quan trọng và có một tỷ trọng mang tính chất quyết định đối với kết quả kinh doanh vì tính chất ổn định, không có rủi ro và dễ dàng tính đƣợc hiệu quả kinh doanh ngay khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, để gia tăng nguồn thu này bắt buộc phải phát triển việc huy động vốn từ dân cƣ.
Bên cạnh những kết quả mang lại trực tiếp, hoạt động huy động vốn dân cƣ cũng đã góp phần cho Agribank Phúc Thọ phát triển các sản phẩm,các mảng nghiệp vụ khác thông qua việc cung ứng cho khách hàng gửi tiền nhƣ:
dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc các sản phẩm tín dụng cá nhân (cho vay cầm cố, thấu chi tài khoản)…từ đó góp phần gia tăng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động.