1.2. QUY TRÌNH KI ỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐHH, KTV tiếp tục quy trình kiểm toán khoản mục này với giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn này, công việc chủ yếu của KTV là thực thiện tổng hợp kết quả kiểm toán, cũng như trao đổi với khách hàng về các kết quả liên quan đến khoản mục TSCĐHH.
Tổng hợp kết quả kiểm toán
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán TSCĐHH, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục này. Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐHH được thể hiện dưới hình thức là một “Bản tổng hợp hợp kết quả kiểm toán”. Bao gồm:
• Kết luận về mục tiêu kiểm toán
KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐHH:
- Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm kiểm tra, đánh giá về khoản mục TSCĐHH vì đã có bằng chứng thích hợp về mọi khía cạnh để đưa ra kết luận.
- Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn kết quả kiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung.
• Kiến nghị
- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh hoặc giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh, số tiền điều chỉnh.
• Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến khoản mục TSCĐHH
- Việc điều chỉnh số liệu theo ý kiến của KTV được phản ánh đầy đủ, kịpthời vào sổ kế toán có liên quan hay không.
- Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu.
- Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bọ, có được xử lý không, mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ.
- Các vấn đề liên quan đến chế độ kế toán áp dụng.
- Các vấn đề về số liệu kế toán, hệ thốngkế toán và KSNB của đơn vị.
- Ý kiến nhận xét của KTV.
Các dạng ý kiến kiểm toán được quy định trong chuẩn mực số 700, 705 và 706 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam cụ thể:
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi KTV kết luận rằng BCTC được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
- Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Bao gồm “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến”. Trong đó:
+ Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: KTV phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”
khi: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luậnlà các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện nếu có có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.
+ Ý kiến kiểm toán trái ngược: KTV phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái
ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.
+ Từ chối đưa ra ý kiến: KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng KTV vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến BCTC.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH