2.2. TH ỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO
2.2.2. Quy trình ki ểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC của công ty c ổ phần ABC do công ty TNHH kiểm toán BDO thực hiện
Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty BDO đã kiểm toán cho công ty ABC 4 năm liên tục cho tới hiện nay nên ngay sau ngày kết thúc niên độ kế toán, Công ty ABC đã có thông báo bằng văn bản gửi tới BDO để tiếp tục ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC cho năm 2020.
Khi thực hiện tiếp nhận khách hàng cũ vẫn sẽ có các rủi ro có thể xảy ra nên trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV phụ trách sẽ phải lập và nhận định các rủi ro có thể xảy ra. Thông qua đó, KTV có thể quyết định xem có nên tiếp tục chấp nhận và duy trì khách hàng cũ hay không. Tất cả những đánh giá của KTV đều được thông qua mẫu sau:
- Đánh giá rủi ro khi ký kết Hợp đồng với khách hàng cũ (Phụ lục 3)
Như vậy, qua đánh giá, BDO quyết định tiếp tục kiểm toán cho Công ty ABC.
Hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm toán (thời gian, địa điểm,…), nhóm kiểm toán (cơ bản giống các năm trước để thuận tiện cho công việc kiểm toán).
Thu thập thông tin về khách hàng
Đối với giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng, KTV sẽ tiến hành tìm hiểu, thu thập các thông tin về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh dựa trên từng đặc điểm cụ thể riêng biệt của từng DN mà nhu cầu về lượng thông tin sẽ khác nhau. Cụ thể, đối với Công ty ABC – khách hàng lâu năm của công ty, các thông tin cơ bản của Công ty ABC đã được thu thập và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, KTV chỉ cần thực hiện thu thập và bổ sung những thông tin mới được phát sinh trong năm của khách hàng.
Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của BDO, công ty được thành lập theo Giấy đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 30 tháng 09 năm 2004 và đăng ký thay đổi lần 19 ngày 31 tháng 08 năm 2015.
- Hoạt động kinh doanh của công ty :
+ Sản xuất khí công nghiệp;
+ Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp (Chi tiết: Thiết kế, lắp đặt đường ống, bình chứa và các thiết bị liên quan tới việc cung cấp khí);
+ Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp (Chi tiết: Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn khí, bồn chứa khí công nghiệp và các thiết bị liên quan cho khách hàng sử dụng sản phẩm của DN);
+ Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển (Chi tiết: Cho thuê bồn chứa khí công nghiệp và các thiết bị liên quan cho khách hàng sử dụng sản phẩm của DN);
+ Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt (Chi tiết: Dịch vụ vệ sinh công nghiệp bằng đá khô, khí công nghiệp);
+ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam);
+ Bán buôn tổng hợp (Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán buôn không thành lập cơ sở bán buôn hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam);
+ Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán lẻ không thành lập cơ sở bán lẻ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam).+ Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch, chi tiết:
Dịch vụ du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành trong nước và ngoài nước;
+ Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;
+ Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan;
+ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác, chi tiết: Thi công đào lò và khai thác than lò chợ.
Cụ thể các thông tin cần thu thập bao gồm: Giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh, các hoạt động kinh doanh của công ty, chế độ kế toán áp dụng tại DN và một số đánh giá sơ bộ về HTKSNB của công ty khách hàng.
Chính sách kế toán của công ty:
- Kỳ kế toán năm: theo năm dương lịch từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND).
- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2016/TT- BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC
- Hình thức sổ kế toán mà Công ty sử dụng: Nhật ký – chứng từ và sử dụng phần mềm kế toán Fast.
Nguyên tắc kế toán và khấu hao TSCĐ:
Đối với TSCĐHH
- TSCĐHH được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.
- Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
- Các chi phí phát sinh sau xác nhận ban đầu (nâng cấp, tân trang, bảo dưỡng, sửa chữa,…) được xác nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu chứng minh được rõ ràng rằng các chi phí này làm cho lợi ích kinh tế dự kiến trong tương lai thu được từ việc sử dụng TSCĐ vượt quá tiêu chuẩn hoạt động được đánh giá ban đầu thì chi phí này sẽ được vốn hóa thành chi phí bổ sung của TSCĐ.
- Khi bán hoặc thanh lý TSCĐ, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản đó được xóa sổ khỏi bảng cân đối kế toán, lãi và lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản cố định được tính vào lãi lỗ hiện tại.
- TSCĐHH được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian sử dụng ước tính như sau:
Nhóm TSCĐ Số năm
Nhà cửa, vật kiến trúc 06 - 38
Máy móc, thiết bị 06 – 10
Phương tiện vận tải 06 – 10
Thiết bị văn phòng 03
Đối với TSCĐVH
- TSCĐVH được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.
- TSCĐVH của công ty: chương trình phần mềm
+ Nguyên giá của chương trình phần mềm được xác định bằng tất cả các chi phí thực tế mà công ty đã bỏ ra để sở hữu chương trình phần mềm.
+ Trường hợp chương trình phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng liên quan thì đề nghị thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
+ Chương trình phần mềm sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng trong ba năm.
Các quy định khác về quản lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ
- Công ty tuân thủ Thông tư số 45/2013 / TT_BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 và Thông tư số 147/2016 / TT_BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 13 tháng 10 năm 2016 và ngày 28 / 2017 / Thông tư của TT- BTC. Ngày 4 tháng 12 năm 2017, Bộ Tài chính đã sửa đổi một số quy định tại Thông tư số 45/2013 / TT-BTC và Thông tư số 147/2016 / TT-BTC.
Quy chế đầu tư TSCĐ: Theo quyết định quản lý đầu tư và xây dựng số 59/QĐ-ABC-HĐQT ban hành ngày 31/8/2015:
- Đại hội đồng CĐ phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị TS trên BCTC đã kiểm toán gần nhất;
- HĐQT phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 300tr nhưng nhỏ hơn 35% tổng giá trị TS trên BCTC đã kiểm toán gần nhất;
- Giám đốc công ty phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 300tr nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 3 tỷ đồng khi được HĐQT công ty ủy quyền;
- Các dự án đầu tư phải lập dự toán, đề cương, thi tuyển kiến trúc và BC kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình. Sau đó báo cáo kinh tế kỹ thuật được thẩm định trình duyệt; sau đó tiến hành mở thầu, thực hiện đấu thầu; phê duyệt và lựa chọn nhà thầu. Dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện xong được nghiệm thu thanh toán vốn đầu tư và lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Dựa trên thông tin về ngành nghề kinh doanh, HTKSNB của khách mà KTV đã thu thập được, KTV sẽ thực hiện quy trình phân tích đánh giá mức trọng yếu cho
khoản mục TSCĐ. Đây là bước vô cùng quan trọng và phức tạp vì đòi hỏi KTV phải có sự xét đoán mang tính nghề nghiệp cao. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu Số liệu năm 2020 Lợi nhuận trước thuế 11.186.371.115
Doanh thu 1.425.023.150.903
Tổng TS 758.826.297.090
Công ty ABC là đơn vị SXKD thì doanh thu là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng và chỉ tiêu doanh thu được xem là khá ổn định so với chỉ tiêu khác nên KTV chọn chỉ tiêu doanh thu để xác định mức trọng yếu.
Tại BDO, các KTV không thực hiện việc phân bổ mức trọng yếu thực hiện cho từng khoản mục. Khi kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty ABC, nếu KTV phát hiện sai sót ở một nghiệp vụ nào đó thuộc khoản mục TSCĐ lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì phải điều chỉnh. Nếu sai sót ở từng nghiệp vụ nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua, thì sau khi kiểm toán xong tất cả các khoản mục, KTV cần tổng hợp những sai sót của BCTC sau đó so sánh với mức trọng yếu thực hiện.
Nếu tổng hợp tất cả các sai sót của toàn bộ BCTC nhỏ hơn mức trọng yếu thực hiện thì KTV có thể bỏ qua, và nếu lớn hơn mức trọng yếu thực hiện thì KTV yêu cầu khách hàng điều chỉnh và ý kiến điều chỉnh sẽ được đưa vào biên bản kiểm toán.
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu để ước lượng mức trọng yếu của công ty ABC Chỉ tiêu lựa chọn Năm 2020
Giá trị tiêu chí được lựa chọn DT 144.562.749.811 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
yếu - Doanh thu: 0,5% - 2% 2 %
Mức trọng yếu tổng thể (M) 2.891.254.996
Mức trọng yếu thực hiện (PM) 75%*M 2.168.441.247 Sai sót có thể bỏ qua (CTT) 5%*M 144.562.750
Đánh giá rủi ro Trên toàn bộ BCTC
+ RRTT: dựa vào bảng câu hỏi cùng tài liệu được lưu ở hồ sơ kiểm toán năm nên kết luận của KTV về RRTT ở mức cao.
+ RRKS: theo kết quả của bảng câu hỏi về HTKSNB của ABC kết hợp với sự hiểu biết của KTV về khách hàng nên kết luận HTKSNB của ABC ở mức cao, RRKS thấp.
+ RRPH: qua mô hình đánh giá RRPH, RRTT được đánh giá ở mức cao, RRKS được đánh giá ở mức thấp nên RRPH trên toàn bộ BCTC là trung bình.
Đối với khoản mục TSCĐ
+ RRTT: được đánh giá ở mức cao và RRKS được đánh giá ở mức thấp. + RRPH: KTV đánh giá RRPH với khoản mục TSCĐ là trung bình.
Thực hiện kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với quản lý TSCĐ phụ thuộc chủ yếu vào kết quả của đánh giá sơ bộ. Trong giai đoạn lập kế hoạch, sau khi tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về khoản mục TSCĐ, nếu KTV nhận thấy HTKSNB có hiệu lực thì KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục để thu thập bằng chứng nhằm đánh giá lại các thủ tục kiểm soát của khách hàng có thực sự như nhận định ban đầu hay không, qua đó làm căn cứ để xác định phạm vi các thử nghiệm cơ bản.
KTV nhận thấy HTKSNB về TSCĐ ở công ty ABC là có hiệu quả nên quyết định sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại HTKSNB ở công ty. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng thường được các KTV BDO sử dụng:
- Phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng về các quy định nội bộ về quản lý TSCĐ.
- Phỏng vấn kế toán TSCĐ, và các nhân viên có liên quan về thủ tục kiểm soát được áp dụng tại công ty đối với khoản mục TSCĐ.
- Kiểm tra các văn bản, quyết định nội bộ của công ty về TSCĐ.
- Chọn mẫu kiểm tra 1 bộ chứng từ TSCĐ và xem xét dấu vết kiểm soát.
Thực hiện thủ tục phân tích
KTV thực hiện kiểm tra, xem xét thông tin về TSCĐ trên BCĐKT, CĐPS để xem biến động tăng giảm trong năm của khoản mục TSCĐ.
- Trích bảng cân đối phát sinh tài khoản tại Công ty ABC (Phụ lục 4) - Trích bảng cân đối kế toán tại Công ty ABC (Phụ lục 5)
Như vậy, tại thời điểm 31/12/2020, TSCĐ tăng do trong năm có phát sinh nghiệp vụ mua thiết bị dụng cụ quản lý, nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, biến động này là hợp lý, cần kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ, chứng từ của TSCĐ mua mới này.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
• Tổng hợp số liệu số dư TSCĐ thời điểm đầu năm và cuối năm KTV thực hiện:
- Tổng hợp, so sánh số dư cuối kỳ của TSCĐ trên bảng CĐPS, CĐKT, sổ chi tiết, sổ tổng hợp tại thời điểm cuối năm tài chính.
- Lấy số liệu số dư đầu kỳ của TSCĐ trên báo cáo kiểm toán ABC đã được BDO thực hiện kiểm toán vào năm tài chính trước.
- LeadSheet – GTLV (Phụ lục 6)
• So sánh số liệu của BBKK với số liệu trên sổ sách
- KTV thu thập bảng kê chi tiết TSCĐ và so sánh cùng biên bản kiểm kê TSCĐ để đánh giá tính hiện hữu của TSCĐ.
Đối với khách hàng Công ty ABC tại thời điểm 31/12/2020, khi đơn vị kiểm kê, KTV được mời chứng kiến kiểm kê TSCĐ. Do đó bên BDO đã cử hai KTV tham gia chứng kiến kiểm kê tại ngày Công ty ABC tổ chức kiểm kê.
Kết quả chứng kiến kiểm kê được KTV lưu lại trên GTLV sau:
- Báo cáo kiểm kê TSCĐ (Phụ lục 7)
- Biên bản kiểm kê TSCĐ của Công ty Cổ phần ABC (Phụ lục 8)
Do công ty ABC có nhiều nhà xưởng ở nhiều địa điểm khác nhau, nên công ty kiểm toán quyết định thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ nội bộ của công ty ABC
KTV thực hiện bước so sánh số dư TSCĐ cuối năm trên BBKK với sổ theo dõi TSCĐ và các sổ chi tiết, tổng hợp, số dư trên BCĐKT tại thời điểm 31/12/2020 trên giấy tờ làm việc như sau:
- So sánh số dư TSCĐ thông qua BBKK và sổ kế toán – GTLV (Phụ Lục 9) Như vậy, qua bước thực hiện đối chiếu này, nguyên giá TSCĐ trên thực tế chưa được phản ánh đúng đắn trên BCTC do công ty mua xe nâng với nguyên giá 360.000.000 tại ngày 07/12 chưa ghi vào bảng tính khấu hao, khấu hao lũy kế của
TSCĐ đang chênh lệch cao hơn thực tế là 2.419.355, đây là số chênh lệch do chưa ghi nhận khấu hao của xe nâng vào bảng tính khấu hao nhưng trong sổ đã tính và phân bổ khấu hao của xe nâng vào chi phí. Tuy nhiên chênh lệch này nhỏ hơn rất nhiều so với mức sai sót có thể bỏ qua, nên sẽ được tập hợp lại để tổng hợp xem tổng mức chênh lệch cuối cùng của khoản mục TSCĐ hay trên toàn bộ BCTC xem có phải làm bút toán điều chỉnh hay không.
- Phân tích biến động của TSCĐ (Phụ lục 10) - Phân tích biến động tăng của TSCĐ (Phụ lục 11)
Ở bước này, KTV thực hiện phân tích biến động tăng, giảm của TSCĐ trong năm tài chính 2020, xét xem TSCĐ đã được phân loại đúng chưa và thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ, chứng từ giao dịch của TSCĐ tăng (giảm) trong năm.
Đối với các giao dịch tăng TSCĐ, KTV cần thu thập:
(1) Đối với TSCĐ tăng do mua ngoài : KTV thu thập các tài liệu bao gồm: Đề nghị mua TSCĐ, quyết định phê duyệt, hợp đồng mua bán, hóa đơn, biên bản bàn giao TSCĐ, thanh lý hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết định đưa TSCĐ vào sử dụng làm căn cứ ghi tăng TSCĐ. Trong đó KTV kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ tài liệu liên quan đến nghiệp vụ tăng TSCĐ thông qua bộ hồ sơ mà kế toán cung cấp:
- Đánh giá sự hợp lệ của các chứng từ, hóa đơn;
- Kiểm tra người phê duyệt quyết định mua TSCĐ, người thực hiện ký kết hợp đồng có đầy đủ thẩm quyền theo quy định không;
- Đối chiếu giá trị trên hợp đồng với hóa đơn đảm bảo tính chính xác của số liệu;
- Trên BBBG TSCĐ kiểm tra ngày bàn giao và so sánh với ngày ghi tăng TSCĐ;
- So sánh giá trị ghi tăng của TSCĐ trên sổ với quy định về xác định NG TSCĐ;
(2) Đối với TSCĐ tăng từ XDCB:
- Kiểm tra việc phê chuẩn kế hoạch XDCB, người phê duyệt có đúng thẩm quyền theo quy định không;