Ki ểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán bdo thực hiện (Trang 63 - 70)

2.2. TH ỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO

2.2.3. Ki ểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH

CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Để chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới, Giám đốc kiểm toán cần phải đánh giá rủi ro khi chấp nhận kiểm toán khách hàng đó qua phiếu thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng (phụ lục 15), bảng đánh giá xếp hạng rủi ro với khách hàng tiềm năng (phụ lục 16).

Thu thập thông tin về khách hàng

Công ty XYZ là khách hàng mới nên BDO đã cử KTV xuống khách hàng để tìm hiểu thông tin về hoạt động SXKD. KTV tiến hành họр mặt với Bаn Giám đốc và thu thậр giấy tờ рháр lý củа ХYZ: Điều lệ công ty; Giấy đăng ký kinh dоаnh;

Biên bản họр củа Hội đồng thành viên; Quyết định củа Bаn giám đốc… Những thông tin này sẽ được lưu trоng hồ sơ thường trực.

Công ty TNHH XYZ là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo Giấy chứng nhận Đầu tư được cấp bởi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 2/8/2013. Trong quá trình hoạt động, các thay đổi về chức năng kinh doanh được chuẩn y tại Giấy chứng nhận Đầu tư thay đổi lần 3 ngày 10/05/2017 và Giấy đăng ký DN thay đổi lần 4 ngày 31/03/2018 do Thành phố Hà Nội cấp.

- Vốn đầu tư đăng ký: 21.100.000.000 VND, tương đương 1.000.000 USD, trong đó vốn điều lệ là 5.000.000.000 VND, tương đương 250.000 USD.

- Thời gian hoạt động dự án: 20 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu.

Hoạt động chính của Công ty bao gồm:

- Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn và bán lẻ các sản phẩm máy móc, thiết bị đo lường và các thiết bị phụ trợ;

- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng: Lắp đặt, hiệu chuẩn, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các mặt hàng do công ty nhập khẩu và phân phối;

- Cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, giám định thương mại;

- Cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và sản phẩm;

- Cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý kinh doanh của DN.

 Chính sách kế toán của công ty:

- Kỳ kế toán năm: Theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND).

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 và Thông tư sửa đổi số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016.

 Nguyên tắc kế toán và khấu hao TSCĐHH

- TSCĐHH được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.

- Nguyên giá TSCĐHH bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Nguyên giá TSCĐHH do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử.

- Các chi phí phát sinh sau khi TSCĐ được đưa vào sử dụng như chi phí bảo trì được tính vào lãi lỗ hiện có khi phát sinh. Nếu chứng minh được rõ ràng rằng các khoản chi phí này làm cho lợi ích kinh tế dự kiến trong tương lai thu được từ việc sử dụng TSCĐ vượt quá tiêu chuẩn hoạt động đã đánh giá ban đầu thì chi phí này được vốn hóa như là chi phí bổ sung của TSCĐ.

- Khi bán hoặc thanh lý TSCĐHH, nguyên giá và khấu hao lũy kế của tài sản đó được xóa sổ trên BCĐKT và mọi khoản lãi lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản cố định đều được tính vào lãi lỗ hiện tại.

- Các quy định khác về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được công ty xác định theo các thông báo số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và số 147/2016/03/03 ngày 13/10. Việc thông báo số TT-BTC được thực hiện. Năm 2016, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.

- TSCĐHH được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian sử dụng ước tính như sau:

Nhóm TSCĐ Số năm

Máy móc thiết bị Thiết bị văn phòng

05-10 năm 03-07 năm

Đánh giá trọng yếu và rủi ro

Công ty XYZ là đơn vị cung cấp dịch vụ, thương mại; phương thức hoạt động kinh doanh khá đơn giản, trong khi số lượng khách hàng và nhà cung cấp trung thành, cũng như các bên quan tâm tới BCTC là không nhiều. Do vậy nhóm kiểm toán đánh giá rằng doanh thu là tiêu chí để dùng cho việc tính mức trọng yếu cho Đơn vị XYZ.

Chỉ tiêu Số liệu năm 2020 Lợi nhuận trước thuế 8.444.616.737

Doanh thu 151.991.901.278

Tổng TS 65.990.452.238

Chỉ tiêu lựa chọn Năm 2020 Giá trị tiêu chí được lựa chọn DT 151.991.901.278 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

-Doanh thu: 0,5% - 2% 2 %

Mức trọng yếu tổng thể (M) 3.039.838.000

Mức trọng yếu thực hiện (PM) 75%*M 2.279.878.500

Sai sót có thể bỏ qua (CTT) 5%*M 151.991.900

 Đánh giá rủi ro Trên toàn bộ BCTC

- RRTT: dựa vào đánh giá của KTV từ phiếu thông tin cơ bản và đánh giá quản lý rủi ro của khách hàng tiềm năng, KTV kết luận RRTT ở mức trung bình.

- RRKS: dựa vào câu trả lời thu thập được, KTV kết luận RRKS của Công ty ở mức thấp.

- RRPH: thông qua mô hình đánh giá RRPH, RRTT đánh giá ở mức trung bình, RRKS đánh giá ở mức thấp nên RRPH ở mức trung bình.

Đối với khoản mục TSCĐ

- RRTT: được đánh giá ở mức trung bình;

- RRKS: được đánh giá ở mức trung bình;

- RRPH: thông qua mô hình, RRPH được đánh giá ở mức cao.

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Ngoài thu thập thông tin về HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ, KTV còn thực hiện thêm một số thủ tục tương tự như với công ty XYZ: quan sát việc bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ; phỏng vấn các nhân viên có liên quan, kiểm tra tài liệu để xem xét dấu vết của việc kiểm soát.

Thông qua các thủ tục trên, KTV kết luận rằng “HTKSNB tại Công ty XYZ đối với khoản mục TSCĐ đảm bảo tính hiện hữu, RRKS ở mức trung bình có thể chấp nhận được, các bằng chứng kiểm toán thu thập từ hệ thống này đáng tin cậy”.

Thực hiện thủ tục phân tích

Đối với khách hàng mới như Công ty XYZ, KTV thực hiện phân tích cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn để có cái nhìn tổng quan về Tình hình tài chính của DN.

Biểu đồ 2 – 2. Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn tại Công ty XYZ

Do tính chất ngành nghề kinh doanh là Thương mại – Dịch vụ, tỉ trọng TSCĐ trên tổng tài sản chỉ chiếm một số phần trăm rất nhỏ, chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu.

- Bảng cân đối (Trial Balance -TB) của Công ty XYZ (Phụ lục 17)

Qua phân tích sơ bộ bảng cân đối thử, KTV nhận thấy tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ giảm là do trong năm có 2 giao dịch phát sinh làm tăng nguyên giá TSCĐ vào tháng 3 và tháng 10; 2 giao dịch làm giảm nguyên giá TSCĐ phát sinh vào tháng 12. Các TSCĐ này đều thuộc nhóm thiết bị văn phòng.

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Tổng hợp số liệu số dư TSCĐ thời điểm đầu năm và cuối năm (Phụ lục 18 – Leadsheet - GTLV)

Kiểm toán số dư đầu kỳ của khoản mục TSCĐ

Do XYZ là khách hàng mới kiểm toán năm đầu, KTV thực hiện kiểm toán cả số dư đầu năm của TSCĐ bằng cách chọn mẫu để kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ, chứng từ đầy đủ của TSCĐ.

- Bảng chọn mẫu kiểm tra số dư TSCĐ đầu kỳ của khách hàng XYZ (Phụ lục 19)

Theo như bảng chọn mẫu, số mẫu được chọn để kiểm tra số dư đầu kỳ của TSCĐ là 3. Những mẫu này được chọn ngẫu nhiên theo số thứ tự, KTV truy cập vào trang https://www.random.org để lựa chọn số thứ tự mẫu để kiểm tra.

Ba mẫu được chọn để kiểm tra như sau:

- Máy nén khí COMPRESSOR (BRAND: HITACHI 3.7KW) - NG:

148.940.000 đồng.

- Máy đo đường kính 211-045-CALIBRATION UNITRA300/400/600 – NG:

30.974.350 đồng.

- Máy tính xách tay HP IDS UMA I7-7500U 820 – NG: 40.450.000 đồng.

Các mẫu được chọn đã được kiểm tra đầy đủ các chứng từ: Hợp đồng, hóa đơn, BB BG và nghiệm thu.

Ngoài việc chọn mẫu kiểm tra như trên, KTV cần thu thập Biên bản kiểm kê của khách hàng vào thời điểm cuối năm tài chính trước liền kề để so sánh, đối chiếu.

So sánh số liệu của BBKK với số liệu trên sổ sách

Đối với khách hàng Công ty XYZ tại thời điểm 31/12/2020, khi đơn vị kiểm kê, KTV được mời chứng kiến kiểm kê TSCĐ. Sau kiểm kê, KTV thu thập BBKK có chữ ký của đại diện khách hàng tham gia kiểm kê dùng để đối chiếu với danh sách TSCĐ thực tế mà kế toán đang hạch toán, đưa lên BCTC.

- Báo cáo quan sát TSCĐ tại Công ty XYZ (Phụ lục 20)

- Xác minh tính hiện hữu và quyền sở hữu TSCĐ thông qua kiểm kê thực tế tại Công ty XYZ – GTLV (Phụ lục 21)

Qua việc thực hiện thủ tục chứng kiến kiểm kê, KTV kết luận TSCĐ của DN thực sự hiện hữu.

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm

Đối với thủ tục này, trước tiên KTV sẽ tiến hành phân tích các nghiệp vụ gây biến động số dư khoản mục TSCĐ trong năm, rồi từ những giao dịch tăng (giảm) đó, KTV sẽ tiến hành chạy bảng chọn mẫu để thực hiện việc kiểm tra chi tiết các biến động đó.

- Phân tích biến động của số dư khoản mục TSCĐ – GTLV (Phụ lục 22) Qua phân tích trên kết hợp với việc xem xét sổ chi tiết TSCĐ, KTV thấy rằng trong năm có 2 nghiệp vụ tăng TSCĐ và 2 nghiệp vụ thanh lý TSCĐ. Do số nghiệp vụ phát sinh ít, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết 100% mẫu, không cần phải thực hiện chạy bảng chọn mẫu.

- Kiểm tra các giao dịch tăng TSCĐ – GTLV (Phụ lục 23)

Sau kiểm tra, KTV đã thu thập đầy đủ bộ chứng từ làm căn cứ ghi tăng TSCĐ gồm: hóa đơn, BBBG và nghiệm thu, chứng từ thanh toán.

- Kiểm tra các giao dịch giảm TSCĐ – GTLV (Phụ lục 24)

Kiểm tra khấu hao TSCĐ

Bảng 2- 5. Bảng kiểm tra khung thời gian khấu hao áp dụng tại công ty XYZ

Loại TSCĐ Quy định trong TT45

(năm)

Áp dụng tại đơn vị (năm)

Máy móc, thiết bị hiệu chuẩn Thiết bị văn phòng

05 - 12 03 - 08

05 – 10 03 - 07

Qua quan sát TSCĐ tại công ty, và xem xét tài liệu đăng ký khung khấu hao, KTV đối chiếu với khung thời gian khấu hao quy định trong Thông tư TT45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013, KTV kết luận thời gian khấu hao TSCĐ công ty đang áp dụng là phù hợp theo quy định. Hiện tại, Công ty đang thực thiện tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

- Tính lại chi phí khấu hao TSCĐ tại công ty XYZ – GTLV (Phụ lục 25)

KTV tính tоán lại chi phí khấu hao cần được trích lậр vào tổng khấu hao lũy

kế trоng năm thео ước tính phương pháp đường thẳng dựa vào số năm sử dụng tài sản mà khách hàng áр dụng. Sаu khi tiến hành tính tоán lại, KTV thấy có sự chênh lệch nhưng rất nhỏ. Dо đó, không cần lậр bút tоán điều chỉnh đối với số khấu hao này. Từ đó, KTV đưа rа kết luận: “Chi phí khấu hao được đơn vị phản ánh chính xác và phân bổ hợp lý vào các bộ phận sử dụng, khung thời gian khấu hao tuân thủ TT45/2013/TT-BTC. Mục tiêu kiểm toán đã đạt được.”

KẾT THÚC KIỂM TOÁN

Giai đoạn này là giai đoạn KTV cần rà soát lại, đánh giá tổng quát công việc đã tiến hành và hoàn thành các thủ tục cần thiết để phát hành Báo cáo kiểm toán.

Các bước tiến hành sẽ giống với khách hàng ABC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán bdo thực hiện (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)