3.2.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán có chi phí thấp, dễ dàng thực hiện và có hiệu quả cao. Do đó, thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện thủ tục phân tích là bước đầu giúp định hướng cuộc kiểm toán và giảm khối lượng công việc cần thực hiện ở thủ tục kiểm tra chi tiết. KTV cần có trình độ kiến thức cao để thực hiện thủ tục phân tích hiệu quả, đồng thời cũng cần kết hợp với khả năng xét đoán nghề nghiệp để phân tích biến động của các khoản mục, xem xét, đánh giá đối với những giao dịch hay biến động có dấu hiệu bất thường. Để có thể phân tích đi sâu, KTV không chỉ so sánh đối chiếu sự biến động qua các năm mà còn cần phân tích dựa trên các tỷ suất tài chính để dự đoán khả năng sai phạm đối với từng khoản mục. Đối với khoản mục TSCĐ, KTV được hướng dẫn sử dụng các tỷ suất tài chính dưới đây để phục vụ cho việc phân tích:
Tỷ suất đầu tư = Tổng TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư đánh giá năng lực hiện có của DN, mức độ trang bị máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh và quản lý.
Tỷ suất tự tài trợ = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻
Tổng TSCĐ và các khoàn đầu tư dài hạn
Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn VCSH đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu.
Tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ của 2 công ty ABC và XYZ được minh họa như dưới đây:
Các chỉ tiêu của Công ty ABC 2020 2019
Tổng TSCĐ 101.497.810.304 108.272.627.942
Đầu tư dài hạn 0 0
Tổng TS 270.793.558.784 240.574.666.703
VCSH 239.121.007.364 219.715.538.052
Tỷ suất đầu tư
(TSCĐ và đầu tư dài hạn/ Tổng TS)
37,48 % 45 %
Tỷ suất tự tài trợ
(VCSH/ TSCĐ và đầu tư dài hạn)
2,36 lần 2,03 lần
Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, dịch vụ lưu trú ngắn ngày, bán buôn máy móc thiết bị và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác nên giá trị tổng TSCĐ khá lớn nhưng do quy mô toàn công ty rất lớn nên tổng giá trị tài sản và VCSH là một con số rất lớn nên chỉ số về tỷ suất đầu tư TSCĐ chiếm một tỷ lệ khá cao, tỷ suất tự tài trợ khá cao chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, mức độ độc lập tài chính cao của DN.
Các chỉ tiêu của Công ty XYZ 2020 2019
Tổng TSCĐ 797.472.472 968.623.690
Đầu tư dài hạn 0 0
Tổng TS 65.990.452.238 56.462.968.761
VCSH 32.364.159.450 25.665.170.805
Tỷ suất đầu tư
(TSCĐ và đầu tư dài hạn/ Tổng TS)
1,21% 1,72%
Tỷ suất tự tài trợ
(VCSH/ TSCĐ và đầu tư dài hạn)
40,59 lần 26,5 lần
Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn bán lẻ các máy móc thiết bị đo lường và cung cấp các dịch vụ khác đi kèm nên giá trị tổng TSCĐ so với tổng TS chỉ chiếm một số ít phần trăm, tỷ suất đầu tư TSCĐ của công ty dao động từ 1 % đến 2 %; tỷ suất tự tài trợ rất cao chứng tỏ mức độ đảm bảo an ninh tài chính vững vàng của công ty.
Đối với những khoản mục liên quan đến TSCĐ như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí khấu hao… KTV có thể sử dụng một số tỷ suất sau để phân tích biến động
như: tỷ suất tổng chi phí sửa chữa trên tổng NG TSCĐ, tổng chi phí khấu hao trên tổng NG TSCĐ… Đây là những tỷ suất có tính ổn định qua các tháng, quý và năm;
thường thì các tỷ suất này sẽ biến động tương đối đều. Do đó, nếu có bất thường nào thì cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân và đánh giá tính phù hợp của biến động so với tình hình thực tế tại DN.
3.2.2. Hoàn thiện đánh giá HTKSNB
Bên cạnh việc sử dụng bảng hỏi KTV cần thực hiện sử dụng lưu đồ hoặc bảng mô tả để trình bày kỹ càng và rõ ràng hơn những nội dung cần quan tâm, tránh việc dài dòng, khó hiểu mà không đúng trọng tâm tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc tìm hiểu thông tin và công việc soát xét về sau.
Ví dụ như ngoài việc đánh giá HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ tại Công ty ABC thông qua các câu hỏi, KTV có thể mô tả bằng lưu đồ và bản mô tả một số các quy trình liên quan như quy trình mua sắm, thanh lý TSCĐ.
Sơ đồ 3.1. Quy trình mua sắm TSCĐ tại Công ty ABC
- Các bộ phận có nhu cầu mua sắm TSCĐ, trưởng bộ phận lập một bản xét duyệt đầu tư mua sắm trình lên Giám đốc. Dựa theo Quyết định Quản lý đầu tư và xây dựng số 59/QĐ-ABC-HĐQT ban hành ngày 31/08/2015, tùy theo giá trị của TSCĐ mà sẽ có các cấp phê duyệt tương ứng: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị TS trên BCTC đã kiểm toán gần nhất; HĐQT phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 300 triệu nhưng nhỏ hơn 35% tổng giá trị TS trên BCTC đã kiểm toán gần nhất; Giám đốc công ty phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 300 triệu nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 3 Nhà cung cấp Bộ phận có
nhu cầu mua TSCĐ
Giám đốc ( HĐQT/ Đại HĐ cổ đông)
Phòng Kế
hoạch – Đầu tư Phòng thu mua
tỷ đồng khi được HĐQT công ty ủy quyền.
- Sau khi được phê duyệt, Phòng Kế hoạch - Đầu tư lập dự toán chi tiết về kinh phí, nguồn vốn đầu tư TSCĐ; lên kế hoạch thu mua - quyết định phương thức chọn thầu (do theo quy định của công ty, TSCĐ phải mua sắm thông qua đấu thầu).
- Phòng thu mua sẽ thực hiện theo kế hoạch thu mua của Phòng Kế hoạch - Đầu tư, gửi thư mời thầu, quyết định chọn nhà cung cấp, ….
3.2.3. Phát triển việc sử dụng ý kiến chuyên gia
Kiểm toán khoản mục TSCĐ đòi hỏi KTV phải có sự am hiểu và kiến thức chuyên môn nhất định trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng để có khả năng đánh giá được giá trị TS của DN và tình trạng sử dụng của các TSCĐ đó. Đối với những khách hàng có ngành nghề kinh doanh đặc thù, KTV cần xem xét sử dụng ý kiến chuyên gia để hỗ trợ thu được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hiệu lực.
Công việc này cần được xác định ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV căn cứ vào hoạt động sản xuất, đặc thù TSCĐ của khách hàng, mức độ phức tạp của cấu thành TSCĐ để ra quyết định về việc sử dụng chuyên gia. Trong quá trình thực hiện kiểm toán sử dụng ý kiến chuyên gia, KTV cần xem xét đến năng lực chuyên môn, tính độc lập của chuyên gia đối với khách hàng để đảm bảo bằng chứng thu được là khách quan và đáng tin cậy nhất.
Các trường hợp KTV nên xem xét sử dụng ý kiến chuyên gia như: định giá nhà cửa, đất đai, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, đá quý, tài sản vô hình, xác định thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc, thiết bị sau nâng cấp, sửa chữa, …
Nguồn chuyên gia
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 620 “Chuyên gia là một cá nhân hoặc tổ chức có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán”.
Chuyên gia có thể do công ty kiểm toán hoặc đơn vị được kiểm toán mời tham gia hoặc có thể chính là nhân viên, cộng tác viên của công ty kiểm toán hay đơn vị được kiểm toán hay chuyên gia có thể là tổ chức, cá nhân là bên thứ ba bên ngoài đơn vị được kiểm toán và công ty kiểm toán.
Cơ sở lựa chọn chuyên gia
Dựa trên hai yếu tố là năng lực chuyên môn và tính độc lập của chuyên gia.
- Năng lực chuyên môn: đánh giá thông qua việc xem xét bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề, thảo luận của KTV có kinh nghiệm trong lĩnh vực của chuyên gia với chuyên gia, sách, tài liệu tham khảo do chuyên gia viết. Mặt khác cũng cần xét đến kinh nghiệm và danh tiếng của chuyên gia trong lĩnh vực mà KTV muốn sử dụng ý kiến chuyên gia.
- Tính độc lập:
+ Rủi ro do thiếu tính khách quan trong ý kiến chuyên gia sẽ rất cao nếu như chuyên gia là nhân viên của đơn vị kiểm toán hoặc có mối quan hệ về lợi ích tài chính, quan hệ cá nhân và quan hệ kinh doanh với thành viên, đơn vị được kiểm toán, do đó KTV cần xem xét đến các biện pháp có thể bảo vệ hoặc làm giảm rủi ro này như tìm hiểu tiêu chuẩn nghề nghiệp của chuyên gia, yêu cầu của pháp luật và các quy định về chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực đó của chuyên gia hoặc những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng áp dụng trong môi trường làm việc của chuyên gia. Nếu các biện pháp trên không có khả năng làm giảm rủi ro về tính độc lập của chuyên gia, KTV nên cân nhắc về việc thay đổi chuyên gia.
+ Chuyên gia là bên thứ ba độc lập hay là nhân viên, cộng tác viên của công ty kiểm toán: phỏng vấn đơn vị được kiểm toán về những lợi ích, mối quan hệ của đơn vị được kiểm toán với chuyên gia; thảo luận với chuyên gia về các mối quan hệ lợi ích kinh tế, quan hệ cá nhân, kinh doanh với đơn vị được kiểm toán và những yêu cầu mang tính nghề nghiệp được áp dụng với chuyên gia đó.
Sử dụng ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia có thể sử dụng trong các công việc như tìm hiểu về môi trường, KSNB của đơn vị được kiểm toán từ đó đánh giá, xác định rủi ro có sai sót trọng yếu; hỗ trợ thiết kế các thủ tục kiểm toán; đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Mặt khác ý kiến chuyên gia cũng được coi là một bằng chứng kiểm toán. Như vậy, ý kiến chuyên gia có thể được sử dụng ở cả ba giai đoạn lớn của cuộc kiểm toán là chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Khi có ý định sử dụng tư liệu chuyên gia, KTV cũng cần thảo luận và yêu cầu chuyên gia về tính bảo mật của các thông tin về đơn vị được kiểm toán. KTV cũng
cần đánh giá lại tư liệu của chuyên gia để xem xét, đánh giá sự phù hợp, độ tin cậy của tư liệu chuyên gia được sử dụng.