SO SÁNH QUY TRÌNH KI ỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán bdo thực hiện (Trang 70 - 73)

Tại BDO, chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ bao gồm các thủ tục bao quát tất cả các trường hợp có thể xảy ra phù hợp với tất cả các loại hình khách hàng từ tổ chức phi lợi nhuận; các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại; các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, … Đối với chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ ở hai khách hàng thường xuyên – Công ty ABC và khách hàng mới – Công ty XYZ, KTV tại BDO đã sử dụng linh hoạt các thủ tục đối với hai khách hàng này sao cho phù hợp với loại hình DN, các quy định nội bộ DN đăng ký thực hiện với các cơ quan liên quan. Nói chung các thủ tục ở các giai đoạn được thực hiện đối với hai khách hàng này tương đối giống nhau, đều thực hiện qua ba giai đoạn chính và sáu giai đoạn nhỏ:

Chuẩn bị kiểm toán

+ Xác định phạm vi công việc: đánh giá rủi ro, chấp nhận khách hàng kiểm toán, thu thập các thông tin cơ sở của khách hàng, …;

+ Xác định, đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro; chọn chỉ tiêu để tính toán trọng yếu;

+ Xây dựng chương trình kiểm toán: xây dựng chi tiết các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với các biến động của số dư, giao dịch trong năm.

Thực hiện kiểm toán: Thu thập bằng chứng kiểm toán

+ Tổng hợp số dư các tài khoản phản ánh Nguyên giá, Hao mòn lũy kế, so sánh giữa sổ chi tiết, tổng hợp, BCTC;

+ Kiểm toán số dư đầu kì (thường áp dụng với khách hàng mới);

+ So sánh số dư TSCĐ từ BBKK với danh sách mà kế toán TSCĐ quản lý;

+ Phân tích biến động và kiểm tra chi tiết các giao dịch làm biến động số dư TSCĐ trong năm. Tùy vào cơ cấu TSCĐ trong tổng thể TS, số dư các giao dịch, số lượng nghiệp vụ phát sinh trong năm mà KTV sẽ quyết định việc kiểm tra chọn mẫu hay toàn bộ các giao dịch này;

+ Kiểm tra khung khấu hao, tính toán lại khấu hao TSCĐ trong năm;

+ Kiểm tra các giao dịch, quan sát thực tế mức độ hoàn thành của các công trình xây dựng hình thành nên số dư TK 241.

Kết thúc kiểm toán

+ Hình thành ý kiến kiểm toán: xem xét các sự kiện phát sinh sau năm tài chính, đánh giá soát xét lại GTLV, các công việc đã thực hiện;

+ Lập báo cáo kiểm toán: hoàn thiện hồ sơ, lập báo cáo dự thảo và phát hành báo cáo chính thức.

2.3.2. Những điểm khác nhau

Do hai khách hàng có hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, một bên là khách hàng truyền thống, KTV đã hiểu khá rõ và quen thuộc với tình hình hoạt động và các chỉ số, cơ cấu tài sản; một bên là khách hàng mới BDO cung cấp dịch vụ kiểm toán lần đầu và khách hàng này cũng mới thực hiện kiểm toán lần đầu tiên trong suốt quá trình hoạt động nên sẽ có những thủ tục kiểm toán khác nhau, chủ yếu là ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. Sự khác biệt thể hiện ở các thủ tục trong từng giai đoạn như sau:

Lập kế hoạch kiểm toán

Việc đồng ý chấp nhận khách hàng mới và cũ đều phải thực hiện thông qua bảng hỏi, nhưng nội dung và quy mô các câu hỏi trong bảng hỏi sẽ khác nhau đối với các khách hàng mới và cũ. Cụ thể:

+ Đối với khách hàng mới: ngoài việc đánh giá rủi ro về việc đảm bảo tính độc lập, xung đột lợi ích, … KTV phải thực hiện việc phân tích ngành nghề, lĩnh vực

hoạt động kinh doanh tại DN, các dự định, hoạt động sắp tới và mục đích kiểm toán (ví dụ như là DN có dự định mua bán, sáp nhập với DN khác; phát hành cổ phiếu lần đầu, …), KTV cũng cần phải chú ý đến sự liêm chính của Ban giám đốc và BCTC cũng như khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng.

+ Đối với khách hàng thường xuyên: do khách hàng lâu năm, quen thuộc, KTV phải đánh giá rủi ro về tính độc lập, quan hệ thân thuộc, các lợi ích tài chính và xem xét các sự kiện trong quá khứ như là có xảy ra tranh chấp kiện tụng hoặc không thống nhất được quan điểm chung giữa hai bên, …

Đối với công việc thu thập các thông tin cơ sở của khách hàng cũng khác nhau:

+ Đối với khách hàng mới: việc thu thập thông tin là bước đầu tiếp cận và tìm hiểu kỹ càng hơn để có thể đánh giá sơ bộ, toàn diện các hoạt động của DN được kiểm toán. Bước đầu tiên này rất được chú trọng và đặc biệt quan trọng với những cuộc kiểm toán với khách hàng lần đầu. Những thông tin KTV cần nắm rõ về các khách hàng như quá trình hình thành và phát triển, tôn chỉ hоạt động và các ngành nghề kinh doanh được cấp phép củа đơn vị, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các рhòng bаn; thực trạng hоạt động… Qua bước đánh giá này, KTV có thể xác định rõ hơn phạm vi kiểm toán để phân công các thành viên tham gia kiểm toán một cách hợp lý để cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả tốt nhất.

+ Đối với khách hàng thường xuyên: với một đơn vị đã được kiểm toán nhiều năm bởi BDO, những thông tin cơ sở của khách hàng đó đã được lưu tại hồ sơ thường trực và tình hình hoạt động các năm trước cũng lưu ở trong các hồ sơ năm, vì vậy nếu như nhóm kiểm toán có thay đổi một số thành viên thì việc tìm hiểu các thông tin về khách hàng cũng sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời, qua các kỳ kiểm toán mới, KTV cũng cần phải thu thập thêm những thông tin mới về các khách hàng lâu năm này, nhưng các thông tin mới cần thu thập cũng không quá nhiều do các thông tin cơ sở như giấy phép đăng ký kinh doanh, quy chế nội bộ, … không thay đổi thường xuyên.

Thực hiện kiểm toán - Kiểm toán số dư đầu năm:

+ Đối với khách hàng mới: KTV cần kiểm toán số dư đầu năm bằng cách chạy bảng chọn mẫu để chọn một số TSCĐ để kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ làm

căn cứ tập hợp nguyên giá TSCĐ. Ngoài ra cần thu thập BBKK TSCĐ vào thời điểm cuối năm tài chính trước để so sánh, đối chiếu.

+ Đối với khách hàng thường xuyên: KTV chỉ cần so số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ trước đã thực hiện kiểm toán bởi BDO để xác định xem số dư đầu kỳ có được phản ánh trung thực, hợp lý không.

- Kiểm tra khung khấu hao, tính lại khấu hao TSCĐ

+ Đối với khách hàng mới: cần có thêm bước đối chiếu khung khấu hao ở DN xem có phù hợp với các luật định hiện tại không và tính toán lại bảng phân bổ chi phí khấu hao các TSCĐ ở các năm tài chính trước, sau đó mới thực hiện tính khấu hao đối với năm tài chính hiện tại.

+ Đối với khách hàng thường xuyên: do các năm trước những thủ tục đối với khách hàng mới đã được thực hiện rồi, nên năm nay chỉ xem xét quy định nội bộ liên quan tới khấu hao có thay đổi hay không rồi tính toán lại khấu hao trong năm như bình thường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán bdo thực hiện (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)