Chương 2: LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM
2.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2006 đến năm 2010
2.2.2. Đảng bộ huyện vận dụng sáng tạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn những năm 2006 - 2010
Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2006 - 2010, tập trung chỉ đạo xây dựng 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2006 - 2010. Trong đó là: “Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa...”[71, tr. 8].
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững, hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực; tạo điều kiện chuyển đổi, phát triển một số cây trồng, vật nuôi hàng hóa là thế mạnh của tỉnh.
Đầu tư phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa với những sản phẩm có ưu thế phù hợp với điều kiện của huyện như: vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, lúa chất lượng cao, chăn nuôi thủy sản tập trung, với hình thúc chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu…để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của huyện, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đại hội Đảng bộ huyện nêu rõ mục tiêu cụ thể từ 2000 đến năm 2010 trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn:
Tốc độ tăng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 4,0 - 4,2%/năm.
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt 61%; chăn nuôi 35%; dịch vụ nông nghiệp 4%.
Giá trị sản xuất bình quân/ha đất nông nghiệp đạt 33 - 34 triệu đồng.
Lương thực có hạt đạt 620 ngàn tấn; trong đó, sản lượng thóc hàng hóa đạt 120 - 150 ngàn tấn. Lương thực có hạt bình quân/người đạt 370 kg.
Ngày 28/10/2001, Huyện ủy ra Nghị quyết số 11/NQ/TƯ về “ Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2001 - 2010 và chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ”.
Nghị quyết nêu ra những biện pháp cụ thể sau:
Đối với cây lương thực, thực phẩm: Xây dựng các vùng sản xuất tập trung: lúa, ngô, khoai, đậu các loại…Bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu trà lúa phù hợp với từng vùng, nâng cao sản lượng cây trồng và tăng diện tích cây vụ đông. Sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường, áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, phát triển công nghiệp bảo quản, công nghệ chế biến sau thu hoạch.
Đối với cây công nghiệp, rau quả: Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây công nghiệp, rau, hoa quả, ứng dụng công nghệ sinh học trong tuyển chọn, lai tạo và nhân giống; kết hợp với nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống cây trồng có năng suất chất lượng cao, thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất; thu hoạch và bảo quản nông phẩm kịp thời vụ;
phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
Đối với chăn nuôi: Khuyến khích phát triển hình thức trang trại với quy mô lớn, phù hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn
dịch bệnh. Nâng cấp, và đầu tư các cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi có trang bị hiện đại đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Đối với thủy sản: đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ quy hoạch và hướng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi để nuôi trồng thủy sản, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp…và nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên, tổ chức cung cấp giống tốt, phòng chống các loại bệnh, bảo đảm cho nông dân nuôi trồng có hiệu quả.
Dịch vụ nông nghiệp: nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong tất cả các khâu sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản trình độ công nghệ hiện đại.
Lâm nghiệp, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, cây lấy gỗ, đẩy mạnh trồng cây xanh trong khu vực doanh nghiệp và dân cư. Thực hiện phủ xanh đất trống, đồi trọc và diện tích rừng bị cháy.
Thủy lợi: đầu tư phát triển, hiện đại hóa khâu thủy lợi, củng cố hệ thống đê điều, xử lý tốt các khu vực đê trọng yếu. Đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích nội đồng và hoa màu. Huy động sức dân kết hợp với nguồn đầu tư Nhà nước để từng bước kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
Kinh tế nông thôn: Phát triển đa dạng các ngành nghề, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao đời sống của người dân trong huyện.
-Thực hiện Quyết định số 123/QĐ-TTg, ngày 29/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Chương trình hành động” thực hiện Nghị quyết 53/NQ/TƯ của Bộ Chính trị, ngày 29/06/2006, Uỷ ban nhân dân huyện có Tờ
trình số 623/TTr-UBND trình kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khoá XVI (2006- 2010) thông qua nội dung quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng thời kỳ 2006 - 2020, xác định phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Dũng.
Phát huy điều kiện lợi thế về đất đai, sinh thái kết hợp với nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và đổi mới mô hình sản xuất để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá. Tập trung phát triển các nông sản hàng hoá chủ lực như: gạo thơm Yên Dũng, cây ăn quả đặc sản, rau củ quả các loại, sản phẩm chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm công nghiệp. Xây dựng và phát triển các mô hình kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, các khu nông nghiệp công nghệ cao, và các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hoá và thâm canh cao.
Ngày 14/7/2007, UBND huyện ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ- UBND về “Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực giai đoạn 2006-2010” xác định mục tiêu:
Ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản tại địa bàn nông thôn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá chủ lực.
Liên kết với chương trình phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn của địa phương, các chương trình nghiên cứu khoa học, mục tiêu quốc gia để nâng cao hiệu quả đầu tư, huy động tối đa nguồn lực xã hội, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất mang tính hàng hoá cao, tạo thêm việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
Hình thành mạng lưới cán bộ kỹ thuật và đội ngũ cộng tác viên có trình độ kỹ thuật nhằm giúp nông dân chủ động tìm, lựa chọn và thực hiện các giải pháp phù hợp với yêu cầu phát triển cây trồng, vật nuôi của địa phương.
Đến năm 2010, toàn huyện đã hình thành những vùng sản xuất ổn định, chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gắn với an
toàn dịch bệnh. Ứng dụng công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, độ đồng đều cao phục vụ thị trường nội địa, chế biến và xuất khẩu.
Định hướng phát triển chung là xây dựng Yên Dũng trở thành một trong những huyện có chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi tốt, đảm bảo cạnh tranh với các huyện khác trong tỉnh, giữ vững thương hiệu một số sản phẩm.
Chương trình định hướng phát triển cụ thể các loại cây trồng vật nuôi đến năm 2010, theo đó các loại cây trồng vật nuôi chủ lực là: “gạo thơm Yên Dũng”, các loại rau phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu: dưa chuột bao tử, cà chua, ngô bao tử, cà rốt, nấm ăn, khoai tây, lạc…; các loại cây ăn quả: vải thiều, nhãn lồng, hồng, na, bưởi…; chăn nuôi: lợn, gà, trâu, bò, vịt…
được nuôi trồng trên địa bàn có thế mạnh, có quy hoạch định hướng phát triển phù hợp với định hướng phát triển chung của chương trình.
Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tế, việc xác định một số loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế so sánh, phù hợp yêu cầu thị trường để quy hoạch, đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ nhằm nâng cao sức cạnh tranh giữ vững thị trường nội địa, tăng cường năng lực xuất khẩu, góp phần ổn định cuộc sống cho hơn 80%
dân số ở khu vực nông thôn. Với dự án này, đến năm 2010, Yên Dũng hình thành được những vùng chuyên canh, chăn nuôi tập trung với các cây trồng vật nuôi chủ lực có quy mô và diện tích lớn và sản lượng cao. Dù diện tích cây trồng không tăng (vì chủ yếu là chuyển đổi) nhưng do thâm canh, ứng dụng các kỹ thuật về giống, canh tác, giúp chất lượng vườn cây tốt hơn và làm tăng độ che phủ chung. Giảm chi phí chăn nuôi, quản lý tốt đàn giống gốc theo chương trình quốc gia; cải tạo đàn lợn, gà theo hướng xây dựng mới để đủ sức hội nhập thị trường khu vực và quốc tế. Mặt khác, đàn lợn, gà sau khi được cải tạo đảm bảo dễ nuôi, tăng trọng nhanh, kháng bệnh tốt. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, quản lý dịch hại tốt sẽ
giúp cải thiện môi trường sản xuất nông nghiệp, phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân, hướng tới làm giàu đối với người sản xuất nông nghiệp.
Ngày 31/10/2007, UBND huyện ban hành “Quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2007- 2020, ban hành chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá” với quan điểm:
Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nông thôn. Trong quá trình phát triển, kết hợp đồng bộ, hài hoà giữa kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa dạng và bền vững kết hợp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao số lượng và chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Để xây dựng các ngành hàng có sức cạnh tranh cao, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ yếu, ngày 11/12/2008, UBND huyện ban hành Quyết định số 4239/QĐ-UBND về “Phê duyệt phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - sản - thực phẩm huyện Yên Dũng đến năm 2015” với quan điểm: phát triển chế biến nông sản, thực phẩm, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khai thác lợi thế của địa phương và nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Gắn với phát triển vùng nguyên liệu, CNH nông nghiệp, nông thôn. Huy động đầu tư phát triển sản xuất, chế biến nông sản, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Bảo vệ môi trường sinh thái để đảo bảo cho công nghiệp chế biến phát triển bền vững và có hiệu quả.
Với định hướng chiến lược phát triển lâu dài là đưa nông nghiệp Yên Dũng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính và nông nghiệp Yên Dũng trở thành một trong những vành đai cung cấp thực phẩm cho tỉnh Bắc Giang và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Để đảm bảo tính khả thi của Quyết định, ngày 29/11/2008 Huyện ban hành Kế hoạch 97/KH/TƯ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khoá X). Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể từng giai đoạn đến năm 2010, 2015, và 2020. Cụ thể là:
Đến năm 2010, phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nông thôn. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
Đến năm 2015, tạo chuyển biến mạnh trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và đời sống nhân dân. Tiếp tục phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Tổ chức tốt việc khoanh nuôi và trồng rừng. Đảm bảo các chỉ tiêu đã đạt 100% của giai đoạn 2008 - 2010.
Đến năm 2020, khi Yên Dũng trở thành huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang theo hướng hiện đại vẫn tiếp tục giữ vững và tăng chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được đến năm 2015. Nâng cao chất lượng đời sống cư dân nông thôn, nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH, HĐH. Củng cố liên minh giai cấp công - nông - và đội ngũ trí thức.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung Trung ương (khóa X) Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhằm cụ thể hoá Chương trình hành động số 47-CTr/TƯ của Tỉnh uỷ Bắc Giang về thực hiện nghị quyết; Ban thường vụ Huyện ủy đã ban hành Đề án số 03-ĐA/HU ngày 26/01/2009 về “Xây dựng nông thôn mới”.
Đối với Yên Dũng xây dựng nông thôn mới được coi là một trong những nội dung quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khoá IX đã xác định: CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn…xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
xây dựng nông thôn dân chủ công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn.
Mục tiêu tổng quát của nội dung Đề án “Xây dựng nông thôn mới”: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, quy hoạch phát triển nông thôn, xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới dân chủ, công bằng, văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân nông thôn.
Mục tiêu đến năm 2020:
Thu nhập của cư dân nông thôn gấp 2,5 - 3,5 lần hiện nay.
Lao động nông nghiệp còn chiếm dưới 30% lao động xã hội.
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 65%.
Giải quyết việc làm 4,2 đến 5,5 vạn lao động.
Giảm nghèo năm 2015 còn khoảng 75 đến năm 2020 còn khoảng 3% hộ nghèo (theo tiêu chuẩn nghèo năm 2005).
100% đường giao thông nông thôn được bê tông hoá.
Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt trên 90%; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%.
Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%.
Tỷ lệ làng văn hoá đạt 90 - 95%.
Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt trên 95%.
100% số thôn có nhà văn hoá và thiết chế văn hoá.
100% số thôn có quy ước bảo vệ môi trường.
100% số thôn có hệ thống Đài truyền thanh công cộng.
Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%.
Để thực hiện được mục tiêu trên, huyện Yên Dũng đã đi vào từng nội dung cụ thể về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Cụ thể:
Thứ nhất là, về phát triển kinh tế trong nông thôn:
Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, ưu tiên phát triển nghề và làng nghề; thu hút các doanh nghiệp về đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ tại nông thôn.
Tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2015 còn 35%, đến năm 2020 còn dưới 30% lao động nông nghiệp.
Phát triển các thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã, nhất là kinh tế hộ phát triển theo quy mô hợp lý theo hướng trang trại.
Thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, tập trung hỗ trợ các hộ nghèo và hộ cận nghèo phát triển kinh tế, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững.
Thứ hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phát triển hệ thống thị trấn, cụm điểm dân cư tập trung, gắn với xây dựng các cụm điểm công nghiệp, dịch vụ.
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: giao thông nông thôn, kênh mương, trường học, mạng lưới y tế cơ sở, các trung tâm nhà văn hoá, thể thao, các thiết chế văn hoá thôn, xã.
Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện nông thôn, phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho các vùng nông thôn, thực hiện chương trình dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.