Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện yên dũng (tỉnh bắc giang) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 105 - 116)

Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ

3.1.1. Thành tựu đạt được

- Kinh tế nông nghiệp chuyển biến theo hướng CNH, HĐH

Những năm 2001 - 2010 kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Yên Dũng đã có những chuyển biến theo hướng CNH, HĐH. Điều này được thể hiện ở sự chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động với việc giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã chứng tỏ nền kinh tế nông nghiệp Yên Dũng đang đi theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau 10 năm nền kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Dũng đã đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực:

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế chính, quan trọng nhất của huyện Yên Dũng, nhờ thế mạnh về đất đai, khí hậu, nước, nguồn nhân lực có truyền thống canh tác lâu đời, Yên Dũng đã phát huy được lợi thế để trở thành một huyện khá của tỉnh với diện tích cây lương thực có hạt đứng thứ hai (sau huyện Hiệp Hoà), song năng suất và sản lượng luôn đứng đầu trong tỉnh.

Cho đến năm 2010 khoảng 157.209 người sống ở nông thôn, chiếm khoảng 80% dân số Yên Dũng sống bằng nghề nông. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Nông dân đã và đang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác mới trong sản xuất, từ đó dẫn tới tăng năng suất lẫn sản lượng. Điều này cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp từ tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá là một bước tiến

quan trọng đối với Yên Dũng. Chính sách dồn điền, đổi thửa, giao đất, giao rừng, khoán sản phẩm đã tạo cho người nông dân chủ động trong sản xuất.

Chính sách hỗ trợ vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đang là yếu tố quan trọng để có thể phát triển sản xuất, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Yên Dũng đã và đang có nhiều nông sản vươn ra chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷ trọng của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm, chưa ổn định. Năm 2001, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng của trồng trọt là 70,3%, chăn nuôi là 26,5%, dịch vụ là 3,2%. Năm 2010 trồng trọt giảm còn 63,6%, chăn nuôi tăng lên 30,2%, dịch vụ 6,2%.

Trong nông nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất của huyện Yên Dũng là trồng trọt, trong đó chủ yếu cây lương thực và cây ăn quả. Trong những năm 2001 - 2010, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhưng nhờ áp dụng những biện pháp thâm canh nên năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên. Năm 2001 tổng diện tích trồng lúa là 17.137 ha; năm 2010 diện tích trồng lúa tuy có giảm còn 14.540 ha nhưng năng suất vẫn tăng. Nếu năm 2001 năng suất bình quân đạt 39,32 tạ/ha, thì đến năm 2010 năng suất lúa đã tăng lên 58,9 tạ/ha. Người nông dân cũng đã tích cực chuyển diện tích một số cây hàng năm và vườn tạp có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các cây ăn quả và diện tích cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi thả cá cho năng suất cao hơn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng nhanh. Năm 2001 là 210.321 ha, năm 2010 tăng lên 530.689 ha. Với diện tích, năng suất, sản lượng như vậy, Yên Dũng là huyện dẫn đầu tỉnh Bắc Giang về sản lượng lương thực. Tính riêng năm 2010, sản lượng lương thực có hạt đạt 84.098 tấn, đạt 104% kế hoạch.

Trong sản xuất lương thực, cây lúa vẫn chiếm vị trí trọng yếu. Năm 2010 cây lúa chiếm 76,5%, 98,2% sản lượng lương thực. Mặc dù là một huyện miền núi nhưng nghề truyền thống trồng lúa đã có từ lâu đời. Nhân dân đã tận dụng tối đa những diện tích thuận lợi cho việc tưới tiêu để trồng lúa nước. Diện tích gieo trồng lúa tăng trong thời kỳ 2001 - 2010 không chỉ do tích cực mở rộng diện tích, mà còn ở những nơi có thể, mà chủ yếu là tăng vụ.

Đặc biệt ở các xã như: Trí Yên, Thắng Cương, Lãng Sơn, Tân Liễu đã tranh thủ nước rút cấy thêm 1 vụ tái giá. Hệ thống thuỷ lợi như kênh, mương, trạm bơm, hồ đập chứa nước đã giúp bà con nông dân chủ động giải quyết được nước tưới quanh năm, tăng từ 1 vụ đến 2 vụ trong năm. Các dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới cũng làm tăng năng suất và sản lượng lúa một cách ổn định. Lúa được trồng nhiều nhất ở Yên Lư, Tư Mại, Tiến Dũng, Đồng Phúc, Đức Giang, Tân An, Cảnh Thuỵ, Xuân Phú.

Sau cây lúa là cây ngô, do không có thị trường đầu ra cho sản phẩm, giá thành hạ nên diện tích và sản lượng không ổn định, có xu thế giảm. Diện tích trồng ngô giảm 1,15 lần trong thời kỳ 2001 - 2010, nhưng sản lượng lại tăng 1,26 lần. Riêng năm 2010, năng suất ngô đạt 3,6 tấn/ha, sản lượng đạt 1.789 tấn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân Yên Dũng và một phần nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cây ngô được chú trọng trồng nhiều nhất ở các xã Cảnh Thuỵ, Tiền Phong, Đức Giang, Đồng Phúc, Quỳnh Sơn, Tân An, Tư Mại.

Sắn cũng là cây lương thực điển hình ở vùng đồi. Diện tích, sản lượng cao nhất vào năm 2007 với 180 ha, năng suất 90 tạ/ha, sản lượng 1.589 tấn.

Năm 2010 sắn có xu hướng giảm dần diện tích do đất trồng đã thoái hoá, nhân dân đã và đang thay thế bằng cây ăn quả. Cây sắn được trồng nhiều ở Tân Liễu, Nham Sơn, Yên Lư, Tiền Phong. Sắn khô là sản phẩm quan trọng trong quá trình phát triển chăn nuôi ở Yên Dũng. Tuy nhiên, những năm 2006 -

2010 so với trước diện tích trồng sắn giảm về năng suất và sản lượng cũng giảm. Vì vậy, sắn chỉ đáp ứng một phần nhu cầu cho chăn nuôi.

Ngoài các cây lương thực lúa, ngô, sắn…trên địa bàn huyện còn trồng các loại khoai (khoai sọ, khoai lang), để phục vụ cho đời sống nhân dân và chăn nuôi.

Cây công nghiệp hàng năm: Cây công nghiệp hàng năm được trồng trên bãi đất, những nơi không có nước hoặc trồng xen với đất lúa. Các loại cây chủ yếu là lạc, đậu tương, mía,… Nhìn chung, diện tích cây công nghiệp hàng năm có xu hướng ổn định, nhưng năng suất thì tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2010, nhờ có chính sách khuyến khích phát triển nông sản hàng hoá, giá cả của cây lạc và cây đậu tương tăng, cùng với nhu cầu chế biến tại chỗ, và xuất khẩu lạc nhân, đậu tương ra thị trường ngoài huyện nên diện tích trồng lạc và đậu tương tăng nhanh. Diện tích trồng cây đậu tương năm 2001 chỉ có 88,2 ha, đến năm 2010 tăng lên 210 ha. Lạc được trồng hầu hết ở các xã Tân An, Trí Yên, Tiền Phong, Yên Lư, Tiến Dũng. Cây đậu tương được trồng ở các xã Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng, Nham Sơn, Tân An, Xuân Phú, Tiền Phong,…

Cây công nghiệp lâu năm: Cây công nghiệp lâu năm không điển hình cho huyện Yên Dũng, việc trồng cây thông lấy nhựa, chè chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đã có dự án trồng rừng, chủ yếu là trồng thông lấy nhựa như dự án 661, nhưng việc thực thi thì quá chậm, không hiệu quả do lớp phủ thực vật mỏng, đất trống, đồi trọc, rửa trôi mạnh. Trong các cây công nghiệp lâu năm, chè là cây quan trọng hơn cả. Chè được trồng rải rác ở các vùng đồi, gần đây đã đưa các thiết bị sấy chè theo công nghệ mới nên đem lại hiệu quả.

Cây ăn quả: Yên Dũng chú trọng trồng nhiều cây ăn quả ngon của miền khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như: xoài, vải, nhãn, hồng, na, bưởi, cam… Năm 2001 - 2010 Yên Dũng đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây ăn quả đã khẳng định là hướng đi

đúng của Yên Dũng. Các lợi thế về đất đai, khí hậu, đã được khai thác, đời sống nhiều hộ gia đình được cải thiện rõ rệt nhờ cây ăn quả mà có thu nhập khá và ổn định. Diện tích cây ăn quả cũng tăng nhanh. Đến năm 2010 tổng diện tích cây ăn quả là 1.230,82 ha, tăng so với năm 2001 là 1.020,14 ha. Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở các xã Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Thị trấn Neo, Quỳnh Sơn, Lãng Sơn, Yên Lư. Có 31 trang trại và 150 hộ đạt tiêu chuẩn trang trại trồng cây ăn quả và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến năm 2010,Yên Dũng trở thành là một trong bảy vùng trồng vải thiều nhiều nhất tỉnh Bắc Giang (huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng). Nếu năm 2001 chỉ mới có 68 ha thu được 347 tấn quả, thì đến năm 2010 toàn huyện có 530 ha với sản lượng 1.024 tấn quả. Vải thiều Yên Dũng có mặt ở thị trường trong nước, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Trung Quốc là chủ yếu. Thị trường Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả hàng hoá, nhất là vải thiều ở huyện Yên Dũng.

Trong công tác bảo quản và chế biến, để bảo quản quả vải được lâu, tránh mất giá trị vào mùa thu hoạch, tại địa phương đã áp dụng công nghệ sấy khô. Điều đó giúp cho việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm ở huyện Yên Dũng. Vải thiều được trồng nhiều nhất ở các xã Tiền Phong, Nham Sơn, Thị trấn Neo, Tân Liễu, Lãng Sơn, Quỳnh Sơn, Lão Hộ, Yên Lư…Có nhiều hộ gia đình sấy vải quy mô lớn như ở xã Cảnh Thuỵ, Thị trấn Neo.

Sau vải thiều là na, loại cây thích hợp với đất feralit. Dọc các chân núi Nham Biền, Cô Tiên, Lão Hộ, người dân đã phủ xanh bằng các vườn na. Đặc biệt na được trồng xen với các cây khác trong vườn tạp của các hộ gia đình ở các xã miền núi. Na được trồng nhiều ở các xã Quỳnh Sơn, Hương Gián, Xuân Phú, Nội Hoàng, Tân An…Na cũng là quả có giá trị hàng hoá cao của địa phương, giúp tăng thu nhập đáng kể, góp phần thay đổi bộ mặt ở một số làng quê trước đây hết sức khó khăn. Nhiều gia đình thu nhập từ trồng na

được hàng chục triệu đồng/vụ. Năm 2010, đầu ra cho cây na vẫn được đảm bảo, các tư thương đến tận vườn thu mua và từ đó đem đi các thị trường để bán khắp trong và ngoài tỉnh. Vì thế, diện tích trồng na tiếp tục được mở rộng.

Năm 2001 toàn huyện có 45,2 ha, đạt 358 tấn quả. Đến năm 2010 diện tích đạt 52,7 ha với sản lượng 314, 91 tấn quả.

Các cây ăn quả khác như cây hồng, nhãn, xoài, bưởi cũng dần thay thế trong các vườn tạp. Hồng, xoài được trồng theo kỹ thuật mới, bước đầu đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao và đang có xu hướng tăng nhanh về diện tích và sản lượng.

Ngoài các cây nói trên còn kể đến các cây thực phẩm. Các loại được trồng chủ yếu ở Yên Dũng là xu hào, bắp cải, súp lơ, cà chua, khoai tây, hành tỏi, ớt, các loại rau thơm…Do giao thông thuận lợi, gần các thị trường lớn như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Lạng Sơn, và các đơn vị quân đội, với khí hậu, đất đai, nước thuận lợi nên diện tích và sản lượng cây thực phẩm không ngừng tăng nhanh. Năm 2001 diện tích mới chỉ đạt 1.835 ha, với sản lượng 18.386 tấn, đến năm 2010 diện tích tăng lên 2.268 ha, sản lượng đạt 25.559 tấn.

Chăn nuôi từng bước đưa lên thành ngành sản xuất chính. Qua 10 năm ngành chăn nuôi Yên Dũng đã phát triển theo hướng CNH, HĐH, người nông dân đã áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi như thay thế các giống gia súc, gia cầm có sản lượng và chất lượng cao hơn, nguồn thức ăn cho gia súc bắt đầu được chú ý, tăng lên nhất là trong chăn nuôi lợn, áp dụng các loại thức ăn qua chế biến. Dịch vụ thú y đã hoạt động có hiệu quả hơn, kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi của người dân đã tiến bộ hơn trước, đặc biệt là áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, gà, vịt, ngan. Đàn trâu có xu hướng giảm, trong khi đàn bò tăng lên. Trong những năm (2001 - 2010) việc

cơ giới hoá nông nghiệp tăng nên sức kéo của đàn trâu giảm dần, trong khi đó điều kiện chăn thả bị thu hẹp nên số lượng đàn trâu giảm. Đàn bò ngày càng có xu hướng tăng, đàn bò dễ chăn dắt và có thể thả trên núi và nuôi tại nhà vì vậy tâm lý người nông dân thích nuôi bò hơn nuôi trâu, đặc biệt là các xã miền núi. Bên cạnh đó, trong những năm này nhiều hộ nuôi bò làm kinh tế số lượng đã lên đến vài chục con có nơi trăm con/hộ. Bò nuôi chủ yếu để lấy thịt. Các xã nuôi theo hướng hàng hóa nhiều nhất ở các xã Tư Mại, Yên Lư, Tiền Phong, Xuân Phú, Quỳnh Sơn. Năm 2001 toàn huyện đàn bò có 11.300 con, đến năm 2010 đã tăng lên 17.000 con.

Chăn nuôi lợn khá phát triển. Do vậy đàn lợn tăng khá nhanh, nhờ sử dụng giống lợn siêu nạc, cho ăn theo phương pháp công nghiệp bằng thức ăn qua chế biến, đạt năng suất, sản lượng cao. Năm 2001 đàn lợn có 66.000 con, năm 2010 đã tăng lên rõ rệt với 95.000 con.

Chăn nuôi gia cầm cũng có đặc điểm phát triển như chăn nuôi lợn. Số lượng gia cầm tăng khá nhanh. Người dân đã quan tâm chú ý công tác phòng dịch, tiêm phòng đẩy đủ, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Năm 2001 số lượng đàn gia cầm 850.000 con, đến năm 2010 đã tăng lên 1.000.000 con.

Một nét mới của Yên Dũng làm tăng giá trị của ngành và thu nhập của bộ phận dân cư đó là việc nuôi thuỷ sản. Đặc biệt là phong trào nuôi con đặc sản như ba ba cho thu nhập cao, giúp cho người nông dân Yên Dũng xoá được đói, giảm được nghèo vươn lên làm giàu. Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện chương trình dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi diện tích trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy diện tích và sản lượng cá nuôi tăng nhanh. Năm 2001 mới có 210 ha với sản lượng 420 tấn, đến năm 2010 đạt 490 ha với 790 tấn.

Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung ở các xã Quỳnh Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Hương Gián, Tư Mại, Đồng Việt, Đồng Phúc, Tân Tiến. Như vậy đến

2010 huyện Yên Dũng đã hình thành các vùng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản đặc sản.

Yên Dũng là một huyện miền núi nhưng rừng không phải là thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng thấp, chiếm 10,78% diện tích tự nhiên và chỉ đạt 0,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

Yên Dũng không có rừng tự nhiên mà là rừng trồng. Rừng có ý nghĩa rất lớn trong việc chống xói mòn đất, giữ nước. Phát triển ngành lâm nghiệp luôn là nhiệm vụ quan trọng của huyện Yên Dũng trong thời kỳ đổi mới. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích giao đất, giao rừng cho nông dân. Trên cơ sở đó, Huyện Yên Dũng đã thực hiện các dự án như: Chương trình 327, chương trình theo Quyết định 661/TTg của Thủ tướng Chính phủ về dự án trồng 5 triệu ha rừng v.v. Kết quả là trên địa bàn huyện bình quân mỗi năm trồng được 250 ha. Công tác trồng và chăm sóc rừng được chú trọng, năm 2012 tỷ lệ che phủ rừng chiếm 10,8%.

- Kinh tế nông thôn đã phát triển theo hướng hiện đại

Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn không chỉ làm cho kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hàng hoá mà làm cho kinh tế nông thôn thay đổi toàn diện, làm nên diện mạo mới cho nông thôn. Kinh tế nông thôn phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, thương mại, cơ sở hạ tầng nông thôn…

Về công nghiệp: trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ngành công nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, phục vụ đắc lực cho xây dựng kinh tế nông thôn. Năm 2001 công nghiệp mới chỉ chiếm 4,6% giá trị sản xuất của huyện; đến năm 2010 đã tăng lên 20,2%. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8,4%/năm. Những năm trước công nghiệp chủ yếu thuộc thành phần kinh tế cá thể; cuối năm 2010 đã xuất hiện kinh tế tập thể và tư bản tư nhân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện yên dũng (tỉnh bắc giang) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)