Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trước năm 2000

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện nga sơn (tỉnh thanh hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 30 - 36)

Chương 1: QUAN NIỆM VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGA SƠN (TỈNH

1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa)

1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trước năm 2000

Nga Sơn là một huyện ven biển phía Đông - Bắc tỉnh Thanh Hóa. Là miền quê giàu truyền thống lao động, yêu nước và cách mạng. Từ bao đời nay, Nga Sơn đã nổi tiếng về những danh lam, thắng cảnh gắn liền với những sự tích hiện thực và huyền thoại như sự tích quả dưa hấu, động Từ thức, cửa Thần Phù, đền thờ bà Lê Thị Hoa, căn cứ cuộc khởi nghĩa Ba Đình… những di tích, dấu ấn lịch sử từ buổi sơ khai, lập địa ở Nga Sơn đều chứa đựng tinh thần lao động sáng tạo, lòng yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Truyền thống lịch sử lâu dài chống ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, xây dựng quê hương càng được hun đúc và nhân lên khi Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ huyện Nga Sơn được

thành lập, lãnh đạo nhân dân trong huyện vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Về kinh tế - xã hội: Nga Sơn là huyện có diện tích rộng, địa hình đa dạng, đồng bằng xen lẫn núi, sông nên vừa có nhiều thuận lợi lại vừa có khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong giai đoạn này, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XVII và lần thứ XVIII, kinh tế xã hội của huyện có sự chuyển biến quan trọng và rõ rệt.

Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và khai thác cá biển. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1993 là 36.718 tấn (là năm có sản lượng cao nhất so với những năm trước đó) đạt 104,9% kế hoạch, tăng 18,2% so với năm 1992. Điều đáng chú yếu là sản lượng lương thực vụ đông và vụ mùa đều tăng so với những năm trước. Vụ đông đạt 3.512 tấn bằng 140% kế hoạch, vượt 84,6% so với năm 1992. Sản lượng vụ mùa đạt 18.885 tấn bằng 115% kế hoạch, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 27,2%. Do tổng sản lượng lương thực tăng cao nên lương thực bình quân đầu người tăng từ 230kg/người năm 1992 lên 270kg/người năm 1993. Các sản phẩm chủ yếu có khả năng xuất khẩu đạt 2.047.000 USD. Bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu sản xuất với 13,9% số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 3,9% hộ làm thương mại và dịch vụ. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Tháng 5-1996, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh hóa lần thứ XIV chủ trương tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy lợi thế, tiềm năng của các vùng kinh tế, đồng thời đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, coi đây là nhiệm vụ quan trọng về chiến lược con người. Tháng 6-1996, Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VIII xác định đường lối và xây dựng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996-2000. Tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế… Thành công của Đại hội Đảng các cấp càng củng cố niềm tin và tạo động lực mới để Đảng bộ và nhân dân Nga Sơn đẩy mạnh việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên địa bàn huyện.

Nga Sơn là một trong ba huyện đầu tiên của Thanh Hóa thực hiện đổi mới hợp tác xã nông nghiệp. Đến cuối năm 1996, 49 hợp tác xã ở Nga Sơn đều tiến hành xong bước 1, tổng kết kiểm kê và chấm dứt hoạt động của hợp tác xã kiểu cũ. Chỉ có 15 hợp tác xã kiểu mới được thành lập tiến độ như vậy là quá chậm. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Huyện ủy ra thông báo về việc tiếp tục lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đổi mới hợp tác xã nông nghiệp.

Thường vụ Huyện ủy yêu cầu các xã như Nga Thắng, Nga Trung, Nga Hưng, Nga Thiện… phải tìm các biện pháp để tổ chức ngay các hợp tác xã kiểu mới, nhưng phải tôn trọng triệt để nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ và theo đúng hướng dẫn của Huyện ủy. Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục cử cán bộ giúp các xã, đồng thời mở lớp bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý hợp tác xã.

Năm 1997, các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển tương đối toàn diện.

Việc thực hiện các nhiệm vụ do Huyện ủy đề ra đạt kết quả khá. Tổng giá trị sản phẩm năm 1997 đạt 297 tỷ đồng tăng 11% so với năm 1995. Thu nhập bình quân trên 1ha canh tác đạt 16,9 triệu đồng. Vùng 2 vụ lúa đạt 11 triệu đồng. Vùng mầu đạt 13,5 triệu đồng. Vùng biển đạt 25 triệu đồng/ha/năm.

Bình quân lương thực đầu người 260kg/người/năm, tăng 5,7% so với năm 1995. Bình quân thu nhập đầu người 1.350.000 đồng/năm tăng 8,8% so với năm 1995. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 35,3%. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 37.652 tấn (bằng 94% kế hoạch).

Trên các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc cả năm đạt 45,7 nghìn tấn, vượt mức kế hoạch (kế hoạch 43 nghìn tấn) và về trước mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra một năm. Các xã trong huyện đã thực hiện mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa lúa lai, ngô lai vào thâm canh nhằm tăng nhanh năng suất, sản lượng lương thực. Vụ mùa năm 1999 riêng các xã Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga An, Nga Thành có vùng lúa lai tập trung hơn 1000ha, đạt năng suất bình quân 65-70 tạ/ha gấp 2 lần năng suất của các giống lúa khác gieo cấy trên địa bàn huyện.

Năm 1998-1999, Nga Sơn liên tục là huyện dẫn đầu về năng suất lúa toàn tỉnh. Ngày 10-9-1999, tỉnh ủy và Sở Nông nghiệp đã tổ chức hội nghị đầu bờ cho hầu hết các huyện bạn đến thăm quan, học tập về kinh nghiệm gieo cấy lúa lai ở Nga Sơn.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ. Năm 1999, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 54% (1998: 57,7%) công nghiệp và xây dựng 25,6% (1998: 23,3%), dịch vụ 20,4% (1998: 19%).

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Huyện ủy Nga Sơn đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung xây dựng cơ cở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Thực hiện phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy tinh thần tự lực, tự cường xây dựng quê hương, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trong năm 1993, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 1,8 km đường nhựa Cầu kênh - Xa Loan, 1,5 km đường thị trấn - ngã Tư Hạnh và đào đắp hàng triệu m3 đất làm đường giao thông nông thôn. Huyện còn đắp 15.000m3 đê do tỉnh Thanh Hóa giao, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Ngoài ra nhờ

có sự cố gắng của các cấp chính quyền, năm 1993 nhiều trường học đã được đưa vào sử dụng như: Trường PTCS Nga Yên, Trường PTTH Ba Đình và một số công trình đang được xây dựng khác. Tổng số vốn xây dựng cơ bản là 5 tỷ đồng, trong đó các xã thực hiện 3 tỷ đồng. Hệ thống đường dây điện hạ thế cũng được xây dựng ở nhiều xã để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Năm 1999, các mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. Trong năm, nhiều công trình mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tiếp tục kiên cố hóa kênh cấp 1 và kênh nội đồng;

đắp đê ở Nga Điền 34.000m3; tiếp tục đắp đê Ngự Hàm III, làm 3 cống dưới đê, xây dựng cầu qua sông Hưng Long, huy động toàn dân nạo vét sông Hưng Long dài 4km. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, huy động dân quân tự vệ đắp đê chống tràn 14.000m3. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất trường phổ thông trung học Mai Anh Tuấn. Xây dựng 19 trạm y tế xã, 18 nhà bưu điện, lắp đặt tổng đài mới của trạm bưu điện Mai An Tiêm và 30 km cáp. Xây dựng đài truyền thanh huyện, 27/27 xã có trạm hạ thế điện, gần 100% số hộ dùng điện.

So với 10 năm trước, bộ mặt nông thôn huyện Nga Sơn thay đổi căn bản.

Về văn hóa - xã hội: Nga Sơn là huyện có dân số đông, trình độ dân trí thấp, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn chưa nhiều dẫn đến chất lượng giáo dục thấp. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc chưa được giải quyết.

Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục và y tế còn yếu và thiếu, ít được chú trọng nên đời sống văn hóa ở cơ sở còn lạc hậu, sức khỏe của người dân chưa được quan tâm. Một số hủ tục và tệ nạn tăng nhanh, đời sống của nhân dân trong huyện vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Với tình trạng trên, Đảng bộ Huyện đã phối hợp với các cấp, ban, ngành trong huyện nỗ lực và thường xuyên quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân dân. So với các năm học trước thì năm học 1998-1999, chất lượng giáo dục đạt kết quả khá tốt cả về giáo dục đạo đức, kiến thức, tổ chức phong

trào đoàn đội trong nhà trường. Trong năm học có 188 giáo viên giỏi cấp huyện, 19 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Học sinh giỏi cấp huyện là 502 em, cấp tỉnh là 99 em trong đó có 7 em được tuyển thẳng đại học. Toàn huyện có 9/27 xã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục cấp II. Trường tiểu học Nga Thủy và Thị trấn đạt tiêu chuẩn trường quốc gia. Hai xã Nga Thái và Nga Thành, mỗi xã đã xây dựng mới 2 trường cao tầng.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được huyện quan tâm hơn cả về vật chất và chuyên môn, hàng năm thăm khám và điều trị cho trên dưới một ngàn người. Nhiều hộ có công trình vệ sinh đảm bảo, chính sách kế hoạch hóa gia đình bắt đầu có hiệu quả. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, năm 1999 còn 10,2% (năm 1998 là 14,5%). Trong năm 1999 đã giải quyết việc làm cho 9.000 người. Các đối tượng chính sách xã hội và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đã được cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã hội quan tâm giúp đỡ. Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, từ năm 1996 đến năm 1999, toàn huyện đã hỗ trợ cho các gia đình chính sách 202 triệu đồng, 96 triệu đồng để sửa nhà cửa, xây 24 nhà tình nghĩa với số tiền là 170 triệu đồng.

Tặng 286 sổ tiết kiệm với số tiền 500 triệu đồng. Tu sửa nghĩa trang liệt sĩ 200 triệu đồng. Đời sống văn hóa của nhân dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, so với nhiều huyện khác trong tỉnh, tệ nạn trong huyện Nga Sơn vẫn còn nhiều làm cho đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chính sách xã hội cũng được quan tâm đáng kể tuy nhiên vẫn cần phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, trước năm 2000 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, mức sống của người dân được cải thiện và tăng đáng kể, nhưng chưa xứng với tiềm năng của huyện. Còn nhiều bất cập đặt ra: tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân người dân còn thấp chủ yếu dựa vào nông nghiệp; dịch vụ du

lịch của làng nghề truyền thống (chủ yếu là cói) chậm phát triển, lao động thiếu việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng, cơ sở hạ tầng thấp kém; công tác đầu tư xóa đói, giảm nghèo còn chưa được quan tâm nhiều nên sự chênh lệch ở mức sống của người dân còn cao. Trong toàn huyện còn nhiều hộ nghèo, khó khăn chồng chất những khó khăn nên huyện cần quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống của nhân dân. Muốn làm được điều đó, huyện cần phải đẩy mạnh phong trào xóa đói, giảm nghèo, phải coi đây là chìa khóa để cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề khó khăn và phức tạp trước những năm 2000 và những năm tiếp theo đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân huyện Nga Sơn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện nga sơn (tỉnh thanh hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)