Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn thực hiện xóa đói, giảm nghèo giai đoạn (2006-2010)

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện nga sơn (tỉnh thanh hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 57 - 72)

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA) THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh

2.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn thực hiện xóa đói, giảm nghèo giai đoạn (2006-2010)

2.2.2.1.Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Về giao thông: Thực hiện chương trình về phát triển giao thông nông thôn của huyện, trong giai đoạn này dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia đóng góp có hiệu quả của nhân dân địa phương, huyện Nga Sơn đã nâng cấp và mở rộng quy hoạch thị trấn, phù hợp với quy mô của thời kỳ phát triển. Phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi nguồn đầu tư

xây dựng và hoàn thiện các hệ thống giao thông đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách mở rộng giao lưu kinh tế, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng.

Huyện đã phát triển mạnh giao thông thôn, nối các thị tứ, các khu dân cư.

Hoàn thiện mạng lưới giao thông nội đồng, nhất là trên vùng phía Tây của huyện, vùng ven biển.

Từ năm 2003 đến năm 2010, huyện đã thực hiện nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường chính sau:

Cầu Báo Văn (Nga Lĩnh) - Ngã Năm Hạnh (Nga Mỹ) dài 4,8km Cầu Báo Văn - Ngã Tư Si (Nga Nhân) - Bến Lở (Nga Phú) dài 23km Đa Nam (Bỉm Sơn) - Nhà văn hóa (Nga Thanh) dài 17km

Ngã Ba Tam Linh (Nga Văn) - Động Từ Thức (Nga Thiện) dài 8km Bến Tín (Nga Thiện) - Cầu Vàng (Nga Tiến) dài 9km

Ngã Ba Đình Tứ Thôn (Nga Vịnh) - Cống Mộng Giường II dài 8km Núi Sến (Nga Thắng) - đình Xuân Đài (Nga Thủy) dài 5km

Đường Nga Tân - Nga Tiến - Nga Thái dài 9km

Đến năm 2010 có 70% đường huyện quản lý được nhựa hóa, 35-40%

đường liên thôn, liên xã được rải nhựa và bê tông hóa.

Ngoài ra, huyện còn quy hoạch xây dựng cảng vận tải kết hợp bến đậu tầu thuyền tránh bão công suất 15.000 tấn/năm (Mộng Giường - Nga Tiến, Nga Tân); nạo vét hệ thống sông Hoạt, sông Càn đảm bảo tiêu thoát lũ và vận tải đường sông thuận lợi.

Như vậy, giai đoạn (2006-2010) Đảng bộ huyện Nga Sơn đã chỉ đạo sát sao nên đã xây dựng được nhiều công trình giao thông quan trọng, đảm bảo nhu cầu vận chuyển của nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa và là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Về thủy lợi: Nga Sơn là một huyện nghèo, nhân dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, từng bước đầu tư xây dựng về thủy lợi là việc hết sức quan trọng để đảm bảo và nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi. Đây là việc phải làm thường xuyên, liên tục. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, huyện đã xây dựng được trạm bơm Nga Điền, Nga Mỹ, Nga Yên, Nga Thiện, nâng cấp trạm bơm Nga Thiện và các công trình đầu mối phục vụ chống úng và chống hạn cho hàng trăm ha của các xã trong vùng. Củng cố bờ bao chống triều cường, quy hoạch vùng nuôi tôm bán thâm canh phía Nam Cống T3 xã Nga Tân với diện tích là 200ha và khu vực phía trong đê Ngự Hàm IV với diện tích là 500ha.

Nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc do thiên tai gây ra, Đảng bộ và Chính quyền các cấp huyện Nga Sơn luôn quan tâm đến công tác phòng chống lũ lụt, chỉ đạo công tác đắp đê, trồng cây chắn sóng, xây mới các điểm đê, xử lý kịp thời các ổ mối, lỗ rò, những đoạn đê bị thẩm thấu. Để làm tốt công tác này, huyện đã thành lập Ban chỉ huy chống lụt bão từ huyện xuống xã. Chỉ đạo các xã thành lập lực lượng xung kích, chuẩn bị vật liệu, hậu cần và thực hiện tốt “bốn tại chỗ” và tổ chức canh gác tuần tra nghiêm ngặt 24/24h vào mùa mưa bão.

Bên cạnh việc làm tốt công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm Luật đê điều, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, huyện còn phân công cán bộ trực tiếp xuống phụ trách từng xã, từng khu vực để chỉ đạo các xã làm tốt công tác phòng chống lụt bão. Chính vì thế trong giai đoạn này, mặc dù phải hứng chịu hàng chục cơn bão lớn nhưng tất cả các tuyến đê trên địa bàn huyện Nga Sơn vẫn an toàn.

Về trường học: Đi đôi với đầu tư phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Nga Sơn thường xuyên chăm lo đến sự nghiệp giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về học tập. Giáo dục là con đường ngắn nhất, đồng thời là yếu tố xóa đói, giảm nghèo vững chắc nhất. Thực hiện Nghị quyết lần thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xã hội hóa giáo dục và Chương trình giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo, trong giai đoạn (2006-2010)

được hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Nga Sơn đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các phòng học, đóng thêm bàn ghế, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học để thực hiện trường ra trường, lớp ra lớp. Đến cuối năm 2009, huyện đã xây dựng được gần 90% số phòng học cao tầng kiên cố bậc tiểu học, trên 95% số phòng học bậc trung học cơ sở, gần 60%

phòng học mầm non và 100% phòng học cho các trường trung học phổ thông.

Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện, đầu năm 2006, huyện Nga Sơn đã thành lập thêm trường Trung học phổ thông bán công Đinh Công Tráng, tạo điều kiện cho con em trong huyện có điều kiện học tập và đi lại một cách dễ dàng hơn.

Quá trình đầu tư xây dựng cơ sở như trên đã thu hút và tạo điều kiện cho con em những xã nghèo, những gia đình khó khăn có điều kiện được đến lớp tiếp cận tri thức học lên tránh bỏ học giữa chừng, dễ mắc vào những tệ nạn xã hội, hoặc xây dựng gia đình sớm thiếu hiểu biết làm cho đời sống vốn đã nghèo lại còn nghèo hơn.

Về y tế: Công tác y tế luôn được Đảng bộ huyện Nga Sơn cùng các cấp, ban, ngành đặc biệt quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, lẫn đào tạo và khám chữa bệnh. Trong giai đoạn 2006-2010, không chỉ có bệnh viện huyện mà tất cả các trạm y tế xã, thị trấn đều được đầu tư xây dựng khang trang, có đủ phòng khám, điều trị, quầy bán thuốc và được đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại. Bệnh viện huyện Nga Sơn đã hoàn thành việc nâng cấp khu nhà khám bệnh, hoàn thành hệ thống xử lý nước thải, xây dựng mới các công trình vệ sinh tại các khoa, phòng…

Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng thêm Trung tâm y tế dự phòng là nơi để dự báo, trợ giúp cho Phòng Y tế huyện kịp thời chữa trị và dập tắt dịch bệnh.

Về thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: từ năm 2003 đến năm 2010, huyện đã thay thế điều chuyển và lắp đặt mới các thiết bị viễn thông thích hợp.

Đó là lắp đặt tổng đài bưu cục Nga Nhân 512 số, thay thế tổng đài bưu cục Mai An Tiêm có dung lượng 1024 số công nghệ của Nhật Bản RLU-1024. Thay thế tổng đài bưu cục Hói Đào dung lượng 1024 số, mở rộng dung lượng tổng đài bưu cục huyện lên 2048 số. Như vậy khai thác hết dung lượng đến năm 2010 sẽ có 4607 số (chưa kể mạng điện thoại di động)

2.2.2.2. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề

Trong giai đoạn (2006-2010), Đảng bộ huyện Nga Sơn đã chỉ đạo triển khai nhiều chương trình về hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong huyện. Huyện vạch ra định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và nguồn nhân lực dồi dào của huyện.

Đảng bộ huyện Nga Sơn luôn quán triệt tư tưởng hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề cho người dân nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo; đồng thời còn xác định đây là một vấn đề khó khăn và phức tạp đòi hỏi có sự chung sức của các ban, ngành.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ XX, huyện Nga Sơn cũng gặp phải những khó khăn, đó là cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu; thời tiết diễn biến phức tạp thất thường không thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp; dịch cúm gia cầm xuất hiện trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi, nhưng Ban Chấp hành Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ thời cơ và những điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh sản xuất. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, Đảng bộ huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, điều đó góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Trong sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đổi mới về cơ cấu giống, cơ cấu thời vụ; đã đưa giống lúa ngắn ngày, giống chất lượng vào thâm canh trên

95% diện tích. Triển khai thực hiện đề án xây dựng 3000ha lúa năng suất, chất lượng cao ở 12 xã. Hình thành một số vùng chuyên canh trồng rau, màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, các mô hình sản xuất kết hợp lúa + cá, lúa+cá+ gia súc, gia cầm đạt hiệu quả kinh tế khá. Tổng sản lượng lương thực năm 2009 đạt 63.191 tấn, tăng 35,7% so với năm 2005, vượt mục tiêu Đại hội đề ra. Sản lượng lạc vụ xuân năm 2010 đạt 3.528 tấn (tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2005). Vùng cói được quy hoạch ổn định 1.500ha, chuyển một phần diện tích cói hiệu quả thấp sang cấy lúa và nuôi thủy sản. Tập trung cải tạo diện tích cói, hoang hóa, đưa trên 90% diện tích cói vào thâm canh thu hoạch 2 vụ.

Thực hiện nghị quyết 05 của Huyện ủy, công tác dồn ruộng đất lần 2 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; bình quân toàn huyện từ 3,29 thửa/hộ giảm xuống còn 1,75 thửa/hộ; phong trào làm kinh tế gia trại, trang trại phát triển mạnh. Năm 2009, bình quân giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 50,2 triệu đồng, tăng hơn 1,7 lần so với năm 2005 (mục tiêu Đại hội là 40 triệu đồng/ha).

Chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại phát triển nhanh; sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2009 đạt 7.200 tấn, tăng 48% so với năm 2005. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 24,9% năm 2005 lên 29,5%

năm 2009 (mục tiêu Đại hội trên 30%)

Ngành thủy sản tăng trưởng khá, sản lượng 6 tháng đầu năm 2010 đạt trên 1.894 tấn, kế hoạch năm 2010 là 3.640 tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2005. Diện tích rừng ngập mặn 327ha được bảo vệ và phát triển tốt.

Mặt khác, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã tích cực chỉ đạo, tìm nhiều giải pháp khôi phục thị trường xuất khẩu hàng cói, đồng thời chuyển mạnh sang sản xuất và tiêu thụ chiếu nội địa, hàng thủ công mỹ nghệ từ cói.

Năm 2009, đã ký kết hợp đồng sản xuất chiếu cho quân đội, mở rộng thị trường tiêu thụ chiếu nội địa, thị trường xuất khẩu hàng sang Trung Quốc đang dần ổn

định; hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói đã vào được thị trường Châu Âu và một số nước trong khu vực.

Việc tranh thủ các nguồn lực để phát triển công nghiệp được thực hiện tích cực, các doanh nghiệp: gạch Tuynel, nhà máy may xuất khẩu Tiên Sơn, nhà máy bao bì xuất khẩu Đài Việt được xây dựng và đi vào sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện Nga Sơn đã triển khai và hoàn thành chương trình quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010, mở nhiều lớp tập huấn thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo cho cán bộ xã, thị trấn. Trung tâm dạy nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh nâng cấp thành Trường trung cấp nghề Nga Sơn, đã đào tạo nghề cho trên 15.000 lao động; giải quyết việc làm cho 11.000 người, trong đó xuất khẩu lao động là 2.200 người. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tập trung cho nhiệm vụ giảm nghèo vững chắc, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 33% năm 2006 xuống còn 15,06% năm 2009, số hộ khá và giàu tăng nhanh. Có thể nói rằng, những kết quả của việc giải quyết và giới thiệu việc làm trên là thành tựu to lớn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cho nông dân, từ đó người lao động có vốn để tiếp tục đầu tư cho tái sản xuất sức lao động và cho con cái học hành.

Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề cho người lao động trong huyện Nga Sơn luôn có sự đóng góp to lớn từ các nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay đầu tư vào sản xuất, đã làm vai trò “bà đỡ” cho sự phát triển và đi lên của kinh tế hộ gia đình.

2.2.2.3. Hỗ trợ người nghèo thông qua hoạt động của các đoàn thể xã hội.

Đảng bộ huyện Nga Sơn lãnh đạo phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội như Mặt trận Tổ Quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ và nhiều tổ chức xã hội khác trong xóa đói giảm nghèo. Thông qua các cuộc vận động như

“Ngày vì người nghèo”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” và các hoạt động khác, Đảng bộ lãnh đạo huy động nguồn lực tại chỗ của các tổ chức xã hội, nhân dân cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Việc phối kết hợp các tổ chức đoàn thể, xã hội tham gia vào công tác xóa đói, giảm nghèo đã tạo ra sức mạnh tổng hợp làm cho đời sống của nhân dân, nhất là người đói, nghèo vươn lên, từ đó nhân rộng được các mô hình hay phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2.2.4. Hỗ trợ người nghèo về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn về công tác giáo dục và đào tạo, căn cứ vào những thành tựu của công tác giáo dục huyện Nga Sơn giai đoạn 2000-2005, trong giai đoạn 2006-2010 Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Nga Sơn luôn luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Coi việc hỗ trợ người nghèo về giáo dục là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo của huyện.

Phát triển sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp ủy Đảng và chính quyền và nhân dân quan tâm coi trọng cả về quy mô xây dựng cơ sở vật chất và phát triển sự nghiệp. Quy mô các khối trường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên - bổ túc trung học dạy nghề đều được mở rộng.

Tất cả các xã đều có trường tiểu học, trường trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phổ cập cấp tiểu học vững chắc và phổ cập trung học cơ sở.

Toàn huyện có 30 nhóm trẻ, 210 lớp mẫu giáo với 5.800 cháu, đảm bảo tỷ lệ huy động 80% số cháu trong độ tuổi.

Trong giai đoạn này có 27 trường tiểu học với 621 lớp, số học sinh trên 20.000 em; 27 trường trung học cơ sở với 351 lớp và số học sinh là 14.300 em;

có 3 trường trung học phổ thông với 95 lớp trong đó có 35 lớp bán công và số học sinh là 4.700 em. Trên 1000 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở, 150 giáo

viên trung học phổ thông. Ngoài ra còn có gần 30 lớp bổ túc trung học phổ thông và học nghề với trên 1000 em.

Sự nghiệp giáo dục Nga Sơn phát triển khác vững chắc, chất lượng dạy và học đều và khá. Đội ngũ giáo viên được củng cố và chuẩn hóa, số giảo viên dạy giỏi, số học sinh đạt loại giỏi ở các cấp học hàng năm đều tăng. Hàng năm có rất nhiều em thi đậu vào các trường đại học và cao đẳng.

Tuy vậy, trong quá trình lãnh đạo thực hiện của Đảng bộ, công tác hỗ trợ người nghèo trong huyện còn nhiều bất cập, chưa đạt được kết quả như mong muốn: một số em học sinh thuộc đối tượng con nhà nghèo, khó khăn nhưng chưa được hưởng quyền lợi như miễn giảm học phí; học sinh con nhà nghèo vẫn phải đóng góp một số khoản tiền vượt quá khả năng của các hộ nghèo, tiền quần áo, đồng phục, tiền đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, Quỹ hội phụ huynh, bảo hiểm y tế và thân thể. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng khiến nhiều học sinh thuộc diện hộ đói, nghèo bỏ học đi lao động sớm, dẫn đến hiệu quả xóa đói, giảm nghèo chưa được như mong muốn.

Trong thời gian tới, Đảng bộ huyện Nga Sơn đã đề ra một số phương hướng phát triển nhằm hỗ trợ các hộ nghèo về lĩnh vực giáo dục như:

Phát triển vững chắc, cân đối quy mô các ngành học, cấp học, từng bước nâng cao mặt bằng dân trí giữa các vùng, chú ý vùng khó khăn, vùng biển và vùng đồng bào công giáo.

Ổn định quy mô trường công lập, từng bước xây dựng các trường bán công, đa dạng hóa các loại hình trường lớp đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng tăng của con em trong huyện. Tạo cơ hội cho mọi người có nguyện vọng được học tập; đảm bảo đủ giáo viên trên đầu lớp và nâng cao chất lượng giáo viên theo yêu cầu chuẩn hóa của ngành giáo dục; duy trì 100% phổ cập tiểu học và phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi, tiếp cận phổ thông trung học; nâng cao trình độ đạt chuẩn đối với giáo viên tiểu học, bổ sung giáo viên theo yêu cầu giáo dục toàn diện đối với trung học cơ sở. Bổ sung, nâng cao chất lượng giáo

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện nga sơn (tỉnh thanh hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)