Chương 1: QUAN NIỆM VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGA SƠN (TỈNH
1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa)
1.2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) từ năm 2000 đến năm 2010
Vị trí địa lý: Nga Sơn là huyện thuộc đồng bằng ven biển nằm về phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý 19056'23” đến 200 04'10” vĩ độ Bắc; 1050 54’45” đến 1060 04'30” Kinh độ Đông.
Trung tâm huyện là thị trấn Nga Sơn, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40 km về phía Nam, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 10 km về phía Tây, cách thị xã Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 17 km về phía Bắc. Là một huyện miền biển, có quốc lộ, hệ thống tỉnh lộ chạy qua lại được bao quanh với 2 con sông Lèn và sông Hoạt nên rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh và trong cả nước.
Huyện Nga Sơn có ranh giới tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Hà Trung; phía Đông giáp huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và biển Đông, phía Tây giáp thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung;
phía Nam giáp huyện Hậu Lộc.
Huyện có 26 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 15.829,15ha (Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2008), bằng 1,35% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số tính đến tháng 01/03/2008 là 150.268 người, bằng 4,14% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 943 người/km2 (ở tỉnh 326 người/km2).
Nga Sơn được bao bọc bởi các con sông: Sông Càn, sông Hoạt, sông Lèn, biển Đông. Giao thông đường bộ có quốc lộ 10 chạy qua địa phận huyện dài 18 km theo hướng Bắc Nam, tạo thành trục giao thông chính, tỉnh lộ 13 nối quốc lộ 10 tại xã Nga Mỹ (gần Thị trấn Nga Sơn) dài khoảng 5 km trên địa phận của huyện. Với hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận lợi thông suốt là điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp, giao lưu trao đổi hàng hóa nông sản, góp phần đẩy mạnh kinh tế của huyện phát triển.
Địa hình, khí hậu
Địa hình: Do quá trình bồi đắp của phù sa sông biển, toàn huyện có dạng hình lượn sóng, tạo thành những dải đất cao, thấp xen kẽ nhau, độ cao giữa các vùng chênh lệch từ 0,3 - 0,5 m. Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc là dãy núi đá thuộc vòng cung Tam Điệp.
Đặc điểm khí hậu: Nga Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là huyện có địa hình phức tạp, độ dốc chủ yếu (cấp 1 - cấp 3) từ 0 - 150, có hai mùa rõ rệt, mùa hè khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió tây nam (gió Lào) khô nóng, mùa đông khô hanh.
Cơ cấu kinh tế ở huyện Nga Sơn: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ đều tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Tuy vậy, thu nhập về nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế Nga Sơn qua các thời kỳ
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Nga Sơn) Bảng 4: Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ
Thực trạng phát triển ngành
Nông nghiệp: Là ngành sản xuất chính, giữ vai trò quan trọng trong kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Mấy năm gần đây đã phát triển vượt bậc. Đặc biệt từ khi giao ruộng đất ổn định lâu dài, các hộ nông dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh
Chỉ tiêu 1992 1997 2002 2007
Nông - lâm - ngư nghiệp (%) 57,7 54 49 43,5
Công nghiệp - xây dựng(%) 15 16,1 21,1 24,8
Thương mại - Dịch vụ(%) 27,3 29,9 29,9 31,7
0 10 20 30 40 50 60
1992 1997 2002 2007
Nông - lâm - ngư nghiệp % Công nghiệp - xây
dựng % Thương mại - dịch
vụ %
nên năng suất cây trồng tăng lên. Trong nông nghiệp đã tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn từng bước gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.
Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản: Đây là lĩnh vực sản xuất mang lại hiệu quả cao, là thế mạnh của huyện Nga Sơn hiện đang được phát triển.
Bước đầu huyện đã có chủ trương cho các xã, thị trấn vận động nhân dân đổi điền, dồn thửa, xây trang trại kết hợp (lúa+cá, tôm), nuôi thủy sản nước ngọt.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, chậm phát triển, phần lớn là thủ công nghiệp gia đình chế biến nông sản, sửa chữa cơ khí nhỏ (dệt, chiếu, xe lõi, đan lát...)
Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế đang được phát triển, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống công trình giao thông: đường bộ chạy qua địa bản huyện có quốc lộ 10B dài 28km, bề rộng mặt đường bình quân 8m, nền đường nhựa.
Tỉnh lộ 13 nối quốc lộ 10 với quốc lô 1A tại Nga Mỹ, chạy theo hướng Đông - Tây dài 5km (trên địa bàn huyện), nền đường rải nhựa bề mặt rộng 7m.
Ngoài hai đường chính trên, Nga Sơn có đường nối liền với Bỉm Sơn đã được nâng cấp rải nhựa. Hệ thống đường liên xã với tổng chiều dài khoảng 68,7km.
Tỷ lệ diện tích giao thông so với diện tích tự nhiên là 6,02%.
Hệ thống các công trình thủy lợi: hệ thống thủy lợi Nga Sơn bao gồm các trạm bơm, các công trình trên kênh mương. Các công trình trên kênh thuộc xí nghiệp Thủy nông Nga Sơn quản lý.
Hệ thống điện: Mạng lưới điện nông thôn đã được rải khắp, đã được đầu tư. Hiện có 62 trạm biến áp, công suất từ 150 - 350 KVA, 100% hộ dân đã dùng điện.
Thực trạng phát triển xã hội.
Dân số và lao động: Năm 2008, tổng dân số của huyện có 150.268 người, số hộ gia đình là 34.346 hộ. Thị trấn có 3400 người, toàn huyện có 63.123 lao động, chiếm 43,5% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 50.973 lao động (bằng 80,75% tổng lao động), lao động ngành nghề khác là 12.150 người (bằng 19,25% tổng lao động). Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào.
Y tế: Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng đầu tư phát triển, các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân bước đầu được thực hiện tốt, ngành y tế Nga Sơn đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ với phương châm “vững tuyến xã, mạnh tuyến huyện”, góp phần nâng cao chất lượng lao động sản xuất.
Giáo dục: sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh, thể hiện tính vững chắc chất lượng dạy và học, tính xã hội hóa giáo dục. Toàn huyện có 28 trường đạt chuẩn quốc gia, 25/27 xã có trường trung học cơ sở 2 cao tầng. Huyện có 4 trường trung học phổ thông, một Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhà cao tầng. Có đội ngũ giáo viên được cân đối theo khối học, không còn hiện tượng học lồng ghép, học ba ca. Có 15 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 32 trường đạt chuẩn quốc gia về diện tích.
Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Nga Sơn.
Những thuận lợi: Huyện Nga Sơn là huyện đồng bằng ven biển có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành như nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Trong nông nghiệp trồng cói cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Huyện Nga Sơn có hệ thống giao thông thuỷ, bộ giao lưu với bên ngoài thông suốt, thuận tiện. Nga Sơn gần khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị trấn Phát Diệm, trên cơ sở đó dễ dàng nâng cao dân trí, tiếp thu thông tin nhanh nhạy,
ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật dễ dàng, thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản, giao lưu hàng hoá, chuyển đổi hệ thống cây trồng, phát triển nền kinh tế hàng hoá. Đó là những tiền đề quan trọng để khai thác thế mạnh phát triển sản suất nông nghiệp.
Nga Sơn có tiềm năng lớn về quỹ đất, là nơi giao tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ nên có thể phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị, đặc biệt là trên đất cát biển.
Nga Sơn có thế mạnh về lao động, có cảnh quan môi trường hấp dẫn, người dân cần cù, giữ gìn truyền thống văn hóa, hiếu học. Đây là những tiền đề để phát triển ngành du lịch, tham quan những di tích, cảnh quan gắn liền với truyền thuyết, với lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước.
Những mặt hạn chế cần được quan tâm giải quyết: Nga Sơn nằm vùng đông bắc của tỉnh Thanh Hoá, xa khu trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh.
Quốc lộ 1A không chạy qua, không có cơ sở công nghiệp nào của Tỉnh, Trung ương, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp.
Mật độ dân số đông, đặc biệt là ở vùng màu nơi có diện tích đất cát biển, đất đai ở vùng này nghèo dinh dưỡng, nước tưới gặp khó khăn bởi do độ cao và tính chất của đất là giữ nước kém.
Điều kiện thiên tai lũ lụt, hạn hán, rét đậm hạn chế đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Điều kiện kinh tế còn nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn, đời sống kinh tế của hộ nông dân còn thấp. Vì thế, mức đầu tư cho sản xuất rất hạn chế, không bắt kịp với yêu cầu của tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với quá trình chuyển đổi hệ thống cây trồng.
Trình độ dân trí chưa cao, đặc biệt trình độ thâm canh còn non yếu.
Trong cơ chế thị trường, người nông dân chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các thông tin khác của thị trường.
Chương 2