Vài nét về kinh tế Quảng Ninh trước năm 1996

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 25 - 35)

Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẢNG NINH TRƯỚC NĂM 1996

1.3. Vài nét về kinh tế Quảng Ninh trước năm 1996

Quảng Ninh là một vùng đất cổ. Các di tích khảo cổ ở Tấn Mài, Cửa Lục và một số đảo có niên đại khoảng 300 nghìn năm (sơ kỳ đồ đá cũ) cho thấy nơi đây đã có con người sinh sống. Nền kinh tế của cư dân nguyên thủy chủ yếu là khai thác và hái lượm từ tự nhiên.

Vị trí sông biển thuận lợi nên dân cư vùng đất Đông Bắc tổ quốc đã sớm nhận thức về “mối lợi nhờ núi biển”[36, tr 16]. Thương cảng Vân Đồn và vùng biên giới Hải Ninh (Móng Cái)… là những trung tâm buôn bán lớn có từ thời Lý. Các nguồn tư liệu lịch sử Việt Nam cho biết tại Vân Đồn, thuyền buôn các nước trong khu vực đến buôn bán rất đông. Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đặt bút ghi nhận vùng Yên Quảng (tức Quảng Ninh hiện nay) “khách thương đến buôn bán, lớp này đến lớp khác”[31]. Phan Huy Chú cho biết vùng Yên Quảng “phong thổ và nhân vật đông đúc, giàu thịnh, việc buôn bán lưu thông tấp nập”[35], nhân dân “quá nửa sinh sống bằng buôn bán... Tổng Hà Nam dân phần nhiều làm nghề buôn bán”[29], “dân... đi buôn... hàng hoá thông Bắc Nam (các tổng An Khoái, Vạn Ninh huyện Nghiêu Phong, dùng thuyền buôn đi lại, thông với miền Mỹ Giang tỉnh Hải Dương và miền châu Khâm tỉnh Quảng Đông)” [36].

Thời cận đại, sau khi xâm chiếm toàn bộ Việt Nam, khu vực Hồng Gai, Cẩm Phả trở thành trọng điểm khai thác than của thực dân Pháp. Nền kinh tế của Quảng Ninh thời kỳ này là nền kinh tế khai thác, lệ thuộc vào thực dân

Pháp. Năm 1924 thực dân Pháp xây dựng một nhà máy luyện kim đầu tiên và lớn nhất Đông Dương lúc đó là nhà máy kẽm luyện kim loại màu - xây dựng - thuộc Công ty mỏ và kim khí Đông Dương được đặt tại thị trấn Quảng Yên.

Số lượng công nhân gần 1000 người. Nguyên liệu được chuyên chở từ Tuyên Quang, Bắc Kạn bằng đường thủy về để tuyển, luyện thành kẽm, trung bình khoảng 10 vạn tấn/năm. Thành phẩm sau đó được chuyển về Pháp. Dưới ách áp bức của thực dân Pháp, cuộc sống nhân dân hết sức khổ cực. Ca dao vùng Cẩm Phả có câu:

Ăn cơm với cá mòi he,

Lấy chồng Cẩm Phả đun xe suốt đời.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Quảng Ninh làm chủ tỉnh lỵ trong thời gian ngắn thì đến năm 1947, khu Hồng Quảng (tên gọi Quảng Ninh lúc đó) tiếp tục bị thực dân Pháp chiếm đóng. Thời kỳ 1945-1955 là thời gian kinh tế Hồng Quảng trở thành một bộ phận của nền kinh tế vùng tạm chiếm do thực dân Pháp kiểm soát. Pháp đã biến khu vực này thành cửa ngõ của các hoạt động kinh tế của vùng Đông Bắc. Các cửa biển Nam Triệu, Lạch Huyện trở nên nhộn nhịp bởi các đoàn tàu thuyền từ vùng Đông Bắc tiến xuống khu vực tạm chiếm của Pháp ở đồng bằng sông Hồng.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Geneva được ký, vùng Yên Hưng (Quảng Ninh) là khu vực tập kết 300 ngày của Pháp trước khi rút khỏi miền Bắc đến ngày 25 tháng 5 năm 1955, tên Pháp cuối cùng rút khỏi Quảng Ninh.

Tháng 2 năm 1955, khu Hồng Quảng bao gồm Quảng Yên và khu Hồng Gai được lập [2]. Vào tháng 3 năm 1956, Yên Hưng và Đông Triệu thí điểm cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất đã đem lại ruộng đất cho người dân và có tác động tích cực đến kinh tế trong khu Hồng Quảng. Phong trào thi đua sản xuất sôi nổi trong toàn tỉnh với phong trào khai hoang mở rộng diện

tích nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất nông trường quốc doanh. Thời gian từ 1960-1964, Đông Triều và Yên Hưng là 2 điển hình về khai hoang ruộng đất, trong đó riêng Yên Hưng khai hoang được 3.938,8 ha, trong tổng số 7.577,3 ha của khu Hồng Quảng [2]. Khu Hồng Quảng có 5 nông trường quốc doanh. Năm 1961, Hợp tác xã Hòa Bình (xã Liên Vị) thuộc khu Hà Nam đã huy động xã viên đắp đầm để nuôi tôm, cá nước mặn, nước lợ với tổng diện tích mặt nước lên tới 280 ha. HTX Hòa Bình trở thành điển hình của toàn khu Hồng Quảng về việc phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản [4].

Năm 1964, tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất khu Hồng Quảng và Hải Ninh.

Công cuộc Đổi mới nền kinh tế Việt Nam chính thức bắt đầu từ năm 1986, nhưng có thể nói nó đã được khơi gợi từ năm 1981 với chính sách khoán 100 trong nông nghiệp và thực sự phát triển trên quy mô lớn từ 1986 với khoán 10. Kinh tế Quảng Ninh cũng có những bước phát triển đột phá cùng với sự phát triển chung kinh tế Việt Nam. Đặc điểm của kinh tế Quảng Ninh giai đoạn này là công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Những chủ trương, định hướng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo phù hợp với điểu kiện cụ thể tỉnh.

Qua các kì Đại hội Đảng bộ tỉnh, nền kinh tế của Quảng Ninh đang có sự khởi sắc. Vấn đề phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quan tâm từ Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ IX (năm 1991) khi xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm trước mắt là: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Về công nghiệp:

Sản xuất than là ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn, các Đảng bộ công ty, xí nghiệp than phải tháo gỡ khó khăn, đưa sản xuất than vào thế ổn định.

Đẩy mạnh và phát huy ưu thế sản xuất vật liệu xây dựng, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm gạch, ngói, xi măng, vôi, đá... và sản xuất các loại vật liệu cao cấp như gạch trang trí, đá ốp lát, sứ vệ sinh...

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản và các khoáng sản khác. Huy động vốn nước ngoài đầu tư dây chuyền sản xuất nước giải khát và một số mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, quy mô vừa và nhỏ, nhanh phát huy hiệu quả [17, tr.48].

Nông nghiệp:

Phát triển nông nghiệp toàn diện; gắn sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn trồng trọt với chăn nuôi, từng bước chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, đảm bảo cân đối lương thực nông thôn, mở rộng quan hệ với bên ngoài trao đổi lấy lương thực để giải quyết ổn định nhu cầu trong tỉnh [17, tr.49].

Thủy sản:

Tập trung khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi biển. Chủ động tạo vốn đầu tư thâm canh nuôi trồng hải sản, phát huy hiệu quả các cơ sở chế biến hải sản, tăng nhanh sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu hải sản tăng gấp 1,5 lần năm 1990.

Thương nghiệp, kinh tế đối ngoại và du lịch - dịch vụ: Chú trọng đầu tư, chỉ đạo công tác xuất nhập khẩu, kinh tế đối ngoại và du lịch, coi đây là thế mạnh quan trọng trong việc thực hiện các chương trình kinh tế của tỉnh [17, tr.52].

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần:

Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cùng phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong một khâu kinh tế then chốt... Tiếp tục đổi mới và kiện toàn kinh tế tập thể, phát triển kinh tế hộ gia đình trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;

gắn kinh tế hộ gia đình với quy hoạch vùng kinh tế và công nghiệp chế biến.

Hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển tập trung vào lĩnh vực sản xuất theo sự quản lý của Nhà nước [17, tr.53].

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ IX cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch, cụ thể:

Từ 1991 đến 1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng thu nhập sản phẩm xã hội (GDP) đạt 11,3%, vượt mục tiêu Đại hội IX Đảng bộ đề ra 1,3% [18, tr.13].

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Công nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu đã làm tăng tỷ trọng trong tổng sản phẩm kinh tế (GDP) của tỉnh từ 32,7% (1991) lên 40,6% (1995); dịch vụ tăng từ 42,8% lên 48,2%. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm kinh tế địa phương giảm từ 24,5% xuống 11,14%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp đã chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị trên đơn vị diện tích và kết hợp giữa nông với lâm, ngư nghiệp.

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh (tỷ lệ %)

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0

Công nghiệp, xây dựng

Nông-lâm-ngư nghiệp

Du lịch, dịch vụ

1991 1995

Về công nghiệp: Khắc phục được một bước tình trạng sản xuất giảm sút trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng năm tăng trung bình 11,5% (cả nước tăng 10,8%, Quảng Ninh tăng 13,5%). Sản lượng than sạch tăng từ 3,8 triệu tấn (1991) lên 7,3 triệu tấn (1995); tỉ trọng than xuất khẩu tăng từ 21% lên 38%. Ngành than gần đây được sắp xếp lại, đã có chuyển biến, thích ứng dần với cơ chế thị trường, từng bước khắc phục được khó khăn về tài chính. Tình hình sản xuất, việc làm và đời sống của công nhân mỏ đã đỡ khó khăn hơn. Tỉnh đã cùng với Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) xây dựng quy hoạch và kế hoạch củng cố, phát triển ngành than, phát triển mạng lưới điện gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn [18, tr.13].

Một số sản phẩm công nghiệp địa phương như: sản lượng gạch ngói, vật liệu xây dựng tăng hàng năm 24,5%; sản phẩm bia, nước khoáng, hải sản, tùng hương, đá Tấn Mài đã nâng cao được chất lượng và số lượng mặt hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các cơ sở sản xuất cơ khí, đóng tàu… được đổi mới kỹ thuật, công nghệ, với xu hướng sửa chữa - chế tạo, sản xuất được một số sản phẩm mới thay thế nhập khẩu, phục vụ thiết thực cho các ngành than, điện, xi măng và các ngành kinh tế trong nước. Các cơ sở sản xuất dịch vụ tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh có chuyển biến về phát triển ngành nghề, đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường tại chỗ.

Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: trong 5 năm, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, tiếp tục xây dựng hệ thống thủy lợi, dưa diện tích đất canh tác được tưới chủ động lên 60%. Tỉnh hỗ trợ ngân sách mua vật tư phân bón, giống mới, chú trọng công tác khuyến nông, mở rộng diện cho nông dân vay vốn sản xuất cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, xác lập quyền tự chủ kinh tế hộ gia đình, năng lực sản xuất mới được phát

huy. Mặc dù thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 4,75%/năm, lương thực có năm đạt trên 160 ngàn tấn, đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực ở khu vực nông thôn. Đàn gia súc, gia cầm hàng năm tăng 3-4%, góp phần đảm bảo nhu cầu thực phẩm của tỉnh [18, tr.14].

Lâm nghiệp: có chuyển biến tích cực về tổ chức quản lý và tạo vốn phát triển rừng, hạn chế việc khai thác gỗ, bảo vệ rừng và trồng rừng làm trọng tâm. Từ 1991 đến 1995 đã trồng 23.400 ha rừng tập trung, bình quân mỗi năm trồng 4.680 ha rừng và 3-4 triệu cây phân tán. Tỷ lệ che phủ của rừng được nâng từ 17% lên 23%, từng bước ổn định và phát triển rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội [18, tr.14]..

Ngư nghiệp: Tiếp tục phát triển năng lực khai thác đánh bắt và chế biến hải sản. Quy mô ngành nghề được mở rộng, tăng nhanh phương tiện đánh bắt.

Đến cuối năm 1995 có gần 4.000 phương tiện, trong đó có 32 tàu lớn khai thác tuyến khơi, mỗi năm khai thác từ 12-13 ngàn tấn hải sản, tăng 28% so với năm 1990. Nghề nuôi hải sản phát triển ở nhiều bãi triều ven biển, sông suối, đưa diện tích nuôi thả lên trên 14.000 ha, làm tăng nguồn thủy sản xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân. Ngành hải sản chuyển mạnh sang khai thác sản phẩm có giá trị xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm tăng 16% và chiếm tỷ trọng ngày một tăng trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Hình thành một số vùng kinh tế tập trung như: vùng chè, cây ăn quả ở các huyện Đông Triều, Quảng Hà, Tiên Yên, Bình Liêu; vùng gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy sợi ở các huyện miền Tây, vùng lâm - đặc sản quế, hồi ở các huyện miền Đông.

Đối với các thành phần kinh tế được từng bước phát triển. Kinh tế quốc doanh được củng cố, sắp xếp lại. Tuy doanh nghiệp giảm 50% so với trước

nhưng đã nâng được chất lượng, hiệu quả kinh tế. Khu vực quốc doanh đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế của tỉnh, chiếm 75% trong tổng sản phẩm xã hội địa phương (GDP) và là lực lượng chủ yếu đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi phương thức quản lý, giao quyền tự chủ kinh tế cho hộ gia đình, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, hợp tác xã tập trung vào khâu dịch vụ vật tư, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực thương mại, vận tải và du lịch. Trong 3 năm gần đây toàn tỉnh có trên 170 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và hàng ngàn cơ sở kinh tế tư nhân khác, thu hút trên 300 tỉ đồng từ nguồn vốn của nhân dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy mới phát triển, còn nhiều hạn chế song hiện tại, kinh tế tư nhân đang trở thành một nguồn lực phát triển mới.

Tài chính, ngân hàng:

Về lĩnh vực tài chính, tỉnh đạt được thành tích nổi bật: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 43,6%/năm, trong đó thu ngân sách địa phương hàng năm tăng 18,5%/năm; tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân hàng năm là 27,2%/năm. Thực hiện phân cấp ngân sách cho thành phố và các huyện, thị xã, các địa phương đã khai thác nguồn thu để đầu tư phát triển kinh tế. Có 7 trong số 13 huyện, thị xã tự cân đối được ngân sách, hoàn thành vượt mức mục tiêu.

Chi ngân sách đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu của địa phương, nhịp độ tăng chi bình quân hàng năm 19,5%, trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm từ 25 đến 30%, chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi.

Hoạt động tiền tệ, tín dụng có chuyển biến bước đầu. Các ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 30%. Tín dụng được mở rộng tới các thành phần kinh tế, số dư bình quân 50%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiền mặt phục vụ sản xuất và đời sống.

Thương mại, du lịch, kinh tế đối ngoại:

Thực hiện chính sách kinh tế mở, hướng mạnh vào xuất khẩu, tỉnh đã kịp thời khai thác các lợi thế, đẩy mạnh mậu dịch biên giới, phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu, mở rộng dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 26,6%, năm 1995 tăng hơn 3 lần năm 1990.

Thị trường nội địa phát triển phong phú, đa dạng, nhất là ở thành phố Hạ Long và Móng Cái, tạo thành cầu nối lưu thông hàng hóa giữa nước ta với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Khối lượng hàng hóa lưu chuyển tăng nhanh; tổng mức bán lẻ trên thị trường xã hội năm 1995 tăng 4 lần so với 1990.

Dịch vụ phát triển nhanh và dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hàng năm doanh thu du lịch tăng bình quân 51%, số lượt khách tăng 52%, cơ sở vật chất từng bước phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: Kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh;

lực lượng sản xuất chậm phát triển và chắp vá, quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập và yếu kém. Kinh tế quốc doanh lúng túng trước biến động của cơ chế thị trường, chưa tạo được sự thay đổi căn bản về chất lượng hoạt động sản xuất - kinh doanh, cấp huyện, thị, thành phố vẫn trong tình trạng chậm phát triển.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)