Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 - 2005

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 47 - 57)

Chương 2: ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

2.3. Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 - 2005

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được qua 5 năm 1996-2000, ngày 9/01/2001, Đại hội đảng bộ lần thứ XI được khai mạc nhằm tổng kết thành tựu giai đoạn trước, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, tầm nhìn đến 2010. “Tiếp tục xây dựng và phát triển 1 cơ cấu hợp lý, bền vững có hiệu quả theo hướng CNH, HĐH”.

Phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 12 - 13%; GDP bình quân đầu người năm 2010 tăng từ 3,5 đến 4 lần so với năm 2000. Ưu tiên xây dựng

cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và nông thôn. Hình thành các cụm công nghiệp lớn. Mở rộng, hiện đại hóa các cảng biển; khai thác có hiệu quả kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu để mở rộng giao lưu quốc tế. Đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%/ năm. Đầu tư phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [19, tr.31].

Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa - xã hội và nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa và mức sống cho nhân dân kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện tốt chính sách dân số. Giải quyết nhiều việc làm để xóa đói giảm nghèo. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao.

Phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Mục tiêu tổng quát: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giữ vững sự tăng trưởng kinh tế; tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; nâng cao năng lực và hiệu quả giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; coi trọng nhân tố con người, chăm lo giải quyết vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo, tai nạn, tệ nạn xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo [19, tr.32].

Nhiệm vụ:

Phát triển kinh tế theo nguyên tắc đảm bảo tính hợp lý trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, tạo sự phát triển bền vững. Huy động mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển, khuyến khích đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước đi đôi với khuyến khích phát triển

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh phát triển các hình thức hợp tác (hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại). Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề, lĩnh vực thu hút được nhiều lao động và sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút vốn và công nghệ cao để phát triển, nhất là những ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh.

Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội: tốc độ tăng trưởng GDP là 12 - 13%/năm; công nghiệp tăng 16%; nông nghiệp tăng 5,3 - 5,5%; dịch vụ tăng 15%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15 - 20%; thu ngân sách địa phương tăng 6 - 7%/năm; GDP bình quân tính theo đầu người năm 2005 tăng gấp 2 so với năm 2000.

Một số sản phẩm chủ yếu cần đạt đến năm 2005: Sản lượng lương thực:

250.000 tấn; Diện tích cây ăn quả: 12.000ha; Tỷ lệ che phủ rừng: 45%; Sản lượng hải sản: 39 - 40 ngàn tấn; Sản lượng than sạch: 14 - 15 triệu tấn; Sản lượng xi măng: 1,1 - 1,2 triệu tấn; Điện lên lưới: 3.640 triệu KW/h; Các xã có điện: 100%; Khối lượng hàng hóa qua cảng: 11 triệu tấn; Khách du lịch: 3 triệu lượt khách (trong đó có 1 triệu lượt khách lưu trú); Nước sạch cho nông thôn: 60 - 70% hộ dân được dùng [19, tr.34-35].

Để nhanh chóng đạt được các mục tiêu đề ra Đại hội đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng ngành:

Phát triển công nghiệp theo hướng đầu tư đồng bộ và có chiều sâu cho phát triển công nghiệp, nhất là các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có giá trị xuất khẩu cao.

Giảm sản lượng khai thác than ở khu vực thành phố Hạ Long. Nâng cao tính an toàn ổn định trong sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc của

công nhân mỏ. Phát triển sản xuất than gắn với giải quyết các vấn đề xã hội.

Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phấn đấu sản xuất bình quân đạt 13 triệu tấn than sạch mỗi năm và đến 2005 đạt 14 - 15 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để tái đầu tư mở rộng sản xuất của ngành than [19, tr.36-37].

Cải tạo và mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nâng công suất lên 400MW, xây dựng mới nhà máy nhiệt điện công suất 300MW tại Cẩm Phả.

Phấn đấu xây dựng và đưa vào hoạt động một nhà máy xi măng công suất 1,5 triệu tấn/năm tại Hoành Bồ. Sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói nhằm phát huy năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đề nghị Trung ương sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp cơ khí thuộc ngành Than, ngành Cơ khí mỏ theo hướng phục vụ cho công nghiệp khai thác mỏ. Tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, tăng năng lực sản xuất của các nhà máy. Triển khai xây dựng nhà máy phân đạm tại thị xã Cẩm Phả.

Mở rộng cơ sở chế biến thủy sản để nâng công suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Sắp xếp lại các cơ sở đóng, sửa chữa phương tiện vận tải thủy; phát triển có lựa chọn với quy mô phù hợp một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư xây dựng và mở rộng một số cơ sở sản xuất giấy, gỗ ván ép để khai thác tiềm năng và tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nâng năng lực sản xuất giấy lên 10.000 - 15.000 tấn/năm. Hợp tác liên doanh xây dựng một số cơ sở sản xuất hàng may mặc, giầy da... Quy hoạch khai thác các vùng đá vôi, đất sét, cát... ngăn ngừa tình trạng khai thác bừa bãi làm ảnh hưởng cảnh quan đô thị, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa [19, tr.37].

Phát triển các ngành dịch vụ phát triển thương mại theo hướng đa dạng thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội và xuất khẩu, góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động. Xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách để phát triển thị trường nông thôn, miền núi, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa ở vùng sâu, vùng xa. Sắp xếp và củng cố thương nghiệp quốc doanh. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái, các cửa khẩu biên giới và những nơi có lợi thế phát triển thương mại. Mở rộng thị trường xuất khẩu đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, EU, Nga, Bắc Mỹ.

Tăng cường thu hút vốn đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế trọng điểm có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Có kế hoạch tạo lập một hệ thống du lịch đồng bộ, đa dạng và hấp dẫn để thu hút khách, bao gồm: Bảo tồn, phát huy giá trị, quản lý và khai thác tốt vịnh Hạ Long, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch; phát triển du lịch sinh thái ở Đông Triều, Uông Bí, Vân Đồn, Móng Cái. Phấn đấu đến năm 2005 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách lưu trú [19, tr.38].

Khai thác có hiệu quả hệ thống cảng biển, bến thủy nội địa. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống các cảng Cái Lân, Cửa Ông, Hòn Nét, Vạn Gia, Mũi Chùa;

Hòn Gai... Đưa khối lượng hàng hóa bốc xếp qua cảng đạt 11 triệu tấn vào năm 2005. Nâng cao chất lượng vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách. Khối lượng hàng hóa lưu chuyển tăng 9 - 10%, lưu chuyển hành khách tăng 5 - 6%

[19, tr.39].

Phát triển các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông về chất lượng phục vụ, giá cả và sự tiện lợi, an toàn cho người sử dụng. Mở rộng dịch vụ Internet, công nghệ phần mềm, dịch vụ kỹ thuật. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 8 máy điện thoại/100 dân, 100% xã có điện thoại.

Phát triển, mở rộng các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thông tin, bảo hiểm, tư vấn, công nghệ tin học...

Phát triển nông nghiệp, nông thôn: Phát triển nông nghiệp, nông thôn được xác định trên nguyên tắc tăng cường công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm. Phân công lại lao động trong nông nghiệp theo hướng tăng cường phát triển ngành nghề, từng bước nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp.

Sản xuất lương thực theo hướng mở rộng diện tích canh tác bằng khai hoang phục hóa, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực cho nông thôn, phấn đấu đến năm 2005 đạt sản lượng 250.000 tấn.

Đối với cây trồng, phấn đấu đưa diện tích cây ăn quả lên 12 ngàn ha, cây chè đạt mức 800 - 1.000 ha và phát triển các cây đặc sản, cây công nghiệp.

Phát triển mạnh diện tích nuôi trồng và đánh bắt hải sản, kết hợp chặt chẽ giữa nuôi trồng, đánh bắt, chế biến với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất con giống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng nuôi thâm canh. Phấn đấu đến năm 2005 đạt sản lượng 39 - 40 ngàn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 35 - 40 triệu USD [19, tr.39-40].

Lâm nghiệp: Giữ vững ổn định và tăng trưởng vốn rừng, giao quyền sử dụng lâu dài đất rừng cho các hộ trồng rừng. Tăng cường khai thác các nguồn vốn để trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh kết hợp với bảo vệ rừng nhằm nâng cao độ che phủ rừng, phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ che phủ đạt trên 45%. Tiếp tục mở rộng diện tích rừng sản xuất, đảm bảo nhu cầu gỗ trụ mỏ và nguyên liệu cho công nghiệp giấy. Nhân rộng mô hình kinh tế rừng, mở rộng vùng

trồng cây đặc sản. Làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, động vật rừng, phát triển bền vững môi trường sinh thái.

Phát triển các trung tâm liên xã để tăng cường giao lưu hàng hóa, dịch vụ. Khôi phục, phát triển làng nghề, các loại dịch vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Có chính sách khuyến khích, bảo hộ hợp lý và tổ chức tốt việc thu mua nông, lâm đặc sản.

Đối với hoạt động tài chính, tiền tệ chủ trương mở rộng nguồn thu, thu đúng, thu đủ, đảm bảo tăng mức huy động GDP vào ngân sách nhà nước.

Phân cấp quản lý ngân sách, thực hiện khoán chi, tăng tỷ lệ chi ngân sách theo tốc độ phát triển. Phấn đấu tăng dần số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tự cân đối ngân sách. Thực hiện chi tiêu tiết kiệm. Đổi mới công tác đầu tư xây dựng cơ bản, ưu tiên những công trình trọng điểm, phục vụ mục tiêu xã hội nhằm ổn định dân cư, phát triển kinh tế.

Khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng để làm tốt việc điều hòa, lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển.

Kinh tế đối ngoại: Khai thác các mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 250 triệu USD, tăng bình quân 15 - 16%/ năm.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành sử dụng công nghệ cao, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội vào các cụm công nghiệp (Cẩm Phả, Cái Lân, Hoành Bồ...), khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đã được cấp phép triển khai hoạt động.

Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng cho sự nghiệp y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường. Chuẩn bị cơ sở

vật chất, đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cho phát triển kinh tế đối ngoại [19, tr.43].

Khẳng định vai trò, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế.

Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác và nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các hợp tác xã sau khi chuyển đổi. Mở rộng liên kết, liên doanh giữa hợp tác xã với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân [19, tr.44].

Phát triển các vùng: Tỉnh có chính sách và biện pháp phát triển kinh tế ở các vùng, tạo điều kiện tăng trưởng nhanh, giữ vai trò đầu tầu lôi cuốn các vùng khác, đồng thời hỗ trợ tích cực các vùng khó khăn trên cơ sở phát huy vai trò trung tâm hành chính, kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa của thành phố Hạ Long, Móng Cái và một số đô thị khác.

Phát triển sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm nâng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến.

Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác.

Vùng ven biển và hải đảo: Tiếp tục thực hiện chương trình kinh tế biển đảo. Xây dựng các cảng, bến tàu và đường giao thông trên đảo để phát triển du lịch. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp bảo vệ an ninh, lãnh hải của Tổ quốc. Xây dựng một số đảo thành cơ sở hậu cần cho phát triển kinh tế biển và bảo vệ vùng biển.

Vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc: Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, giữ và phát triển vốn rừng. Hoàn thành định canh định cư. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng trung tâm cụm xã, đồng thời đầu tư phát triển hạ tầng điện-đường-trường-trạm. Phát triển kinh tế trang trại, cơ sở

công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Nghị quyết số 07 - NQ/TU (29/11/2001) “Về tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005” với mục tiêu: “Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư có trọng điểm cho miền núi nhằm từng bước khai thác và phát huy lợi thế của miền núi, thúc đẩy mở rộng và phát triển sản xuất đạt hiệu quả ngày càng cao, xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa, thích ứng với cơ chế thị trường. Tập trung đầu tư hạ tầng và phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi gắn với tăng cường quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc; từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng”.

Phát triển du lịch là một trong những thế mạnh của tỉnh “đưa ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế trọng điểm có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh” [58], Nghị quyết số 08 NQ/TU (30/11/2001) “Về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2010” đã chỉ ra mục tiêu cụ thể và những giải pháp cho sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới trên cơ sở “Nắm vững và khai thác triệt để, có hiệu quả những điều kiện thiên nhiên và lợi thế của Quảng Ninh, tạo ra bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng cho ngành du lịch. Đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh”. Hình thành 4 trung tâm du lịch là Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng và Vân Đồn (gồm các đảo Ngọc Vừng - Minh Châu - Quan Lạn - Vườn Quốc gia Bái Tử Long - Cái Rồng). Nguồn vốn cho du lịch giai đoạn 2001 - 2010 khoảng 7.506 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2005, Quảng Ninh đón 3,5 đến 4 triệu lượt khách, trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế, ngày khách lưu trú trung bình từ 1,7 đến 2 ngày/khách. Đến năm 2010 đón 6 triệu lượt khách quốc tế, ngày khách lưu trú trung bình đạt từ 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)