Nông - lâm - ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 84 - 94)

Chương 3: KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

3.3 Nông - lâm - ngư nghiệp

Là một tỉnh miền núi - ven biển, Quảng Ninh có ít điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngành trồng trọt phân bố chủ yếu huyện Đông Triều, Yên Hưng và Hà Cối thuộc huyện Đầm Hà, Móng Cái. Lâm nghiệp tập trung ở huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu. Ngư nghiệp phát triển ở hầu hết các huyện thị của tỉnh. Dưới chủ trương của Đại hội đảng bộ tỉnh

lần thứ X ngành nông nghiệp Quảng Ninh đang có sự chuyển biến. Từ năm 2001 đến năm 2010 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 7,85%/năm.

Nông nghiệp gồm 2 ngành chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, từ năm 2002, ngành dịch vụ nông nghiệp từng bước khẳng định vị trí của mình.

Trong cơ cấu nông nghiệp, ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế 65,18%

năm 1995 và 67% vào năm 2010. Ngành chăn nuôi chưa có sự thay đổi lớn, vẫn chiếm vị trí khiêm tốn trong cơ cấu nông nghiệp năm 1995 là 34,28% tới 2010 chiếm 29,5%.

Về sự chuyển dịch trong cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, chúng tôi có biểu đồ 3.9 Cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 1995 đến 2010. Sự xuất hiện của ngành dịch vụ nông nghiệp từng bước được khẳng định.

Nếu như giai đoạn 1996 - 2000 ngành dịch vụ nông nghiệp không có mặt trong tỷ trọng thì đến năm 2002 chiếm 0,88%, năm 2010 chiếm 3,5% trong cơ cấu nông nghiệp tỉnh.

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 1995 đến 2010.(Tỷ lệ %) Ngành trồng trọt: gồm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây trồng khác.

34.28 33.77 32.87

45.5

29.5

65.18 66.23 66.25

54

67

0.88 0.5 3.5

0 10 20 30 40 50 60 70 80

1995 2000 2002 2005 2010

Chăn nuôi Trồng trọt Dịch vụ

Diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh dao động trong khoảng trên dưới 60.000 ha (48.719 ha năm 1995 và 53.280 ha năm 2000). Do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ nên tuy diện tích không tăng nhiều nhưng sản lượng lương thực tăng rõ rệt. Sản lượng lương thực (quy thóc) từ 133.852 tấn (1995) tăng 18.8977 tấn (2000), năm 2001 đạt 198.732 tấn, năm 2010 đạt 231.674 tấn.

Cây lương thực phân bố khá rộng rãi nhưng tập trung hơn cả là ở vùng đồng bằng và vùng đồi thấp (Đông Triều, Yên Hưng, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái).

Lúa được trồng nhiều nhất vùng đồng bằng hạ lưu sông Thái Bình, tập trung gần ắ diện tớch trồng lỳa của cả tỉnh. Cõy màu cú vai trũ chủ yếu trong cơ cấu cây lương thực của Quảng Ninh, chủ yếu là khoai lang, ngô, kê, sắn. Diện tích cây màu, cây lương thực dao động trong khoảng 13 - 14 nghìn ha, sản lượng đạt 27 - 31 nghìn tấn. Đến năm 2010, tuy diện tích gieo trồng giảm, nhưng sản lượng lương thực đạt 231.674 tấn, tăng 2,5% (5.692 tấn) so với năm 2009, chủ yếu do năng suất lúa bình quân đạt 46,4 tạ/ha.

Dưới chủ trương của Đảng bộ tỉnh quá trình thâm canh tăng vụ được đẩy mạnh, sản lượng lương thực được nâng lên rõ rệt. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng nhanh tỷ trọng (cả về diện tích và giá trị sản phẩm) các cây trồng có hiệu quả cao, có thị trường lớn phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai.

Diện tích gieo trồng tăng lên đáng kể: năm 2000 là 75.245 ha đến năm 2005 đã tăng lên 85.300 ha. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 511.170 triệu đồng, năm 2005 là 830.713 triệu đồng. Cây lương thực vẫn giữ vai trò chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chiếm 58,9% giá trị sản xuất toàn ngành (năm 2005).

Đã phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực và cây màu có giá trị cao là lạc, đậu tương. Cây lạc được bố trí trên những diện tích sau thu hoạch lúa 1 vụ, đất pha cát, đất bồi tụ ven sông suối như Đông Triều, Uông Bí. Sản lượng lạc

đạt 4.464 tấn. Cây đậu tương được bố trí theo cơ cấu ngô xuân hè + đậu tương thu đông + 1 vụ đậu tương hè thu, năm 2005 đạt 1.041 tấn.

Cây ăn quả ở Quảng Ninh có thế mạnh và nhu cầu tiêu thụ lớn, nhất là cho khách du lịch và xuất khẩu. Diện tích cây ăn quả liên tục được mở rộng năm 2000 là 8,4 nghìn ha đến năm 2005 tăng lên 8,7 nghìn ha với sản lượng từ 11.1491,1 nghìn tấn đến 16.225,8 nghìn tấn.

Cây công nghiệp ở Quảng Ninh giữ vai trò thứ yếu, ưu thế là cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu tương. Cây công nghiệp lâu năm có chè, dừa, mía. Cây ăn quả là nhãn, vải, cam, quýt...

Trong nông nghiệp bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh cây ngắn ngày, cây có dầu, vùng nuôi thủy sản như vùng chuyên canh sản xuất lúa cao sản ở Đông Triều, Yên Hưng, Hải Hà; vùng rau thực phẩm ở ven thị xã thành phố gồm có Cẩm Bình (thị xã Cẩm Phả), Yên Hưng, Hoành Bồ...; vùng trồng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như lạc, đậu tương ở Đông Triều. Kết quả đạt được là “nhờ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên giá trị sản xuất bình quân 22 triệu đồng/ha canh tác”[20].

Nông nghiệp được quan tâm đầu tư và phát triển. Giá trị sản xuất tăng bình quân 6,7%/ năm, đảm bảo được an ninh lương thực. Với đặc điểm tự nhiên riêng biệt nên ngành nông nghiệp Quảng Ninh mang những nét đặc trưng riêng. Trong 10 năm (2001 - 2010) ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần tuy vẫn chiếm ưu thế. Năm 2003 chiếm 67,44% và năm 2009 chiếm 61,1% toàn ngành.

Trong chăn nuôi: Chưa có sự đột phá mạnh, tỷ trọng ngành vẫn còn hạn chế, năm 1995 là 34,28% tới 2010 chiếm 29,5%. Năm 2000, đàn lợn có 289.200 con, đàn trâu 64.400 con, đàn bò 14.630 con, gia cầm đạt 3 triệu con.

Tính đến 01/10/2010: Đàn trâu có 63.778 con, giảm 0,2%; đàn bò 24.931 con, giảm 4,2%; đàn lợn (không kể lợn sữa) 354.454 con, tăng 1,8%; đàn gia cầm

2,36 triệu con. Năm 2010, đàn trâu có 63.778 con, đàn bò 24.931 con, đàn lợn 354.454 con; gia cầm 2,36 triệu con.

Ngành chăn nuôi với thế mạnh là chăn nuôi gia súc chiếm 80,3%, gia cầm 13,6% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (năm 2005). Dưới chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ngành “chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và quy mô công nghiệp, đang có sự khởi sắc so với các giai đoạn trước” [20]. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 260.608 triệu đồng năm 2000 lên 402.962 triệu đồng vào năm 2005. Ngành chăn nuôi tăng tỷ trọng nhưng vẫn chiếm vị trí khiêm tốn cơ cấu sản xuất nông nghiệp (chiếm 29,5% vào năm 2010). Nổi bật trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh là quá trình chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ nông nghiệp, năm 2009 đạt 4,4% cơ cấu ngành.

Số liệu thống kê từ 1995 đến 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp của hai ngành trồng trọt, chăn nuôi có xu hướng tăng từ năm 1995 đến năm 2010, trong đó trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn chăn nuôi (xem biểu đồ 3.10). Từ năm 2002, ngành dịch vụ nông nghiệp bước đầu trở thành một ngành đóng vai trò hậu cần cho trồng trọt và chăn nuôi. Mức gia tăng giá trị của ngành dịch vụ nông nghiệp đều đặn hàng năm.

Biểu đồ 3.10: Giá trị sản xuất nông nghiệp từ 1995 đến 2010 (đơn vị tính: triệu đồng)

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000

1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Biểu đồ cho thấy giá trị của trồng trọt và chăn nuôi luôn có mức tăng trưởng, đặc biệt là từ năm 2003 đến 2010. Nếu so sánh 2 thời điểm 2003, 2010 thì ngành trồng trọt năm 2010 tăng gấp 4,5 lần năm 2003, ngành chăn nuôi tăng 4,2 lần. Con số này thật sự có ý nghĩa bởi Quảng Ninh có rất ít đồng bằng, các cánh đồng lúa nhỏ hẹp, chất lượng không cao thường nằm xen kẽ giữa các vùng đồi núi. Chính vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng trọt nên Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên trì phát triển nông nghiệp theo hướng “về lâu dài, cây lương thực vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh lương thực, hướng chủ yếu là tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng hợp lý. Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây thực phẩm”. Riêng đối với ngành chăn nuôi, quan điểm phát triển “theo hướng công nghiệp hoá, từng bước trở thành ngành sản xuất chính” [21, tr 4].

Ngành lâm nghiệp:

Đối với lâm nghiệp, công tác tổ chức, quản lý tạo vốn rừng, hạn chế khai thác, lấy chăm sóc, bảo vệ rừng làm trọng tâm. Năm 1996 gần 80% diện tích rừng và đất rừng được giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình quản lý, kết hợp khoán rừng gắn với công tác định canh, định cư vùng đồng bào dân tộc. Toàn tỉnh trồng 5.547 ha rừng tập trung; khai thác, chế biến nhựa thông tăng 57%, doanh thu ngoại tệ gấp 2 lần so với năm 1995. Năm 1997 trồng 5.622 ha rừng tập trung và trên 3 triệu cây phân tán, hình thành một số vùng cây ăn quả ở các huyện Đông Triều, Tiên Yên, Quảng Hà. Năm 1998 trồng 5.445 ha rừng tập trung và 2 triệu cây phân tán, đến hết năm 1998 toàn tỉnh có 8.390 trang trại, một số trang trại bắt đầu cho thu hoạch; năm 1999 trồng 5.796 ha rừng tập trung; năm 2000 so với năm 1999 toàn tỉnh trồng 7000 ha rừng tập trung, tăng 15,7%, nâng độ che phủ của rừng từ 38%

(năm 2000) lên 43,6% (năm 2005). Năm 2010 trồng được 15.124 ha rừng tập

trung, trong đó trồng rừng phòng hộ đặc dụng 3.147 ha (trồng rừng ngập mặn 735,9ha), trồng rừng sản xuất 11.977 ha. Chăm sóc rừng đạt 50% đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XII đề ra. Khai thác, thu mua nhựa thông đạt 3 nghìn tấn, tăng 38,8%, khai thác gỗ trụ mỏ đạt 21.600m3, tăng 14,8% [19, tr.19]. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 là 148.408 triệu đồng, trong đó thu từ trồng rừng là 61.948 triệu đồng, từ khai thác và chế biến lâm sản là 60.762 triệu đồng, từ dịch vụ lâm nghiệp đạt 25.698 triệu đồng. Năm 2010, giá trị doanh thu từ trồng và nuôi rừng tăng gấp 2,6 lần so với năm 1995, khai thác gỗ và lâm sản tăng 1,3 lần, dịch vụ lâm nghiệp tăng 10,3 lần. Doanh thu lâm nghiệp toàn tỉnh năm 2010 là 245.364 triệu đồng, gấp 2,3 lần so với năm 1995.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất lâm nghiệp (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Những năm gần đây, do nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên môi trường, tỉnh đã chủ động hạn chế mức khai thác đồng thời tăng cường trồng và bảo vệ rừng. Trong thời gian tới, ngành lâm nghiệp chú trọng phát triển 3 loại rừng là đặc dụng, phòng hộ, sản xuất và hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản (quế, hồi, thông nhựa) cho xuất khẩu. Đến năm 2020, tỷ lệ độ che phủ của rừng toàn tỉnh phấn đấu đạt 50-55%. Phát triển lâm nghiệp phải thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo; đời sống người lao động làm

1995 2000 2005 2010

Toàn tỉnh 107.207 116.809 148.408 245.364

Trồng và nuôi rừng 31.870 43.595 61.948 82.678 Khai thác gỗ và lâm sản 68.486 69.710 60.762 92.181

Dịch vụ 6.851 3.504 25.698 70.496

trong ngành lâm nghiệp (bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng khai thác chế biến) ngày càng khá lên. Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá [21].

Thủy sản:

Tận dụng thế mạnh là bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản, ngành thủy sản Quảng Ninh hàng năm đã đầu tư đóng mới hàng chục chiếc thuyền tuyến khơi, phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị cao như nuôi ngọc trai, ngao, sò huyết, cá lồng, tôm sú ở nhiều nơi.

Lượng khai thác cũng như nôi trồng thủy hải sản của tỉnh hàng năm tăng cao.

Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng ở cả vùng nước mặn, ngọt, lợ. Năm 1997 sản lượng hải sản đạt 18.600 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu là 11 triệu USD, chiếm gần 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; năm 1998 sản lượng hải sản đạt 19.500 tấn, tăng 14% so với năm 1996, kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD, tăng 36,5% so với năm 1997; năm 1999 sản lượng khai thác đạt 20.100 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,6 triệu USD. Năm 2000, tổng sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản đạt 24.660 tấn, tăng 9% so với năm 1999, kim ngạch xuất khẩu đạt 22 triệu USD, tăng 15% so với năm 1999.

Năm 2010, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 2.449.633 triệu đồng, sản lượng thủy sản đạt 83,2 nghìn tấn. Giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2001 đến năm 2005 tăng trung bình 15,6%/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2000 là 13.950 nghìn ha, sản lượng 3.344 tấn; năm 2005 diện tích nuôi trồng 19.200 nghìn ha, tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng là 26.000 tấn, chủ yếu là khai thác tuyến khơi (sản lượng 2005 đạt 25.000 tấn/năm). Năm 2010 diện tích nuôi trồng là 19.000 ha tập trung ở Yên Hưng, Tiên Yên nơi có các bãi triều cửa sông rộng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 29,7 nghìn tấn. Phong trào nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tiếp tục được mở rộng, điển hình như nuôi tôm sú ở Yên Hưng, Móng Cái, nuôi cá lồng, bè, nuôi ngọc trai ở Hạ

Long, Vân Đồn, Cầm Phả. Cùng với đẩy mạnh khai thác là ngành chế biến thủy sản xuất khẩu được đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng mặt hàng và đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm. Hàng chế biến có thị trường mạnh ở EU và một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc.

Bảng 3.2: Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành thủy sản

TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng SL thủy

sản Tấn 16.020 18.556 19.056 20.412 24.660 Khai thác Tấn 13.315 14.456 15.332 16.692 19.000 Nuôi trồng Tấn 2.705 4.100 3.724 3.800 5.660 2 Giá trị ngoại tệ Tr. $ 8,2 10,9 16,0 19,16 22,0 3 Nộp ngân sách Tr. đ 4.962 7.167 3.273 4.500 5000

Báo cáo của Sở thủy sản Quảng Ninh năm 2001 Sản lượng cá biển trong tổng sản lượng thủy hải sản chiếm trên 70%, đứng thứ 3 trong 11 tỉnh ven vịnh Bắc Bộ (sau Nghệ An, Thanh Hóa); sản lượng cá nuôi đứng thứ 6, tôm nuôi đứng thứ 5. Thực sự ngành chăn nuôi thủy sản cần phải có chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa để tương xứng với vị trí ưu đãi được thiên nhiên ban tặng “hào phóng” của tỉnh Quảng Ninh. Kinh tế trang trại theo mô hình kết hợp nông, lâm, ngư phát triển tương đối mạnh. Cấy lúa - nuôi cá trên ruộng; vườn cây ăn quả - nuôi cá trên ruộng ở Yên Hưng, Đông Triều. Đây là hướng phát triển đúng của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.

Giá trị sản xuất thống kê từ năm 2001 đến 2010 được thống kê dưới đây sẽ cho thấy hoạt động sản xuất thủy sản đạt được những tiến bộ đáng kể.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất thủy sản phân theo ngành hoạt động (ĐVT: triệu đồng)

Tổng số Chia ra

Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ

2001 266.187 172.245 87.880 6.062

2002 329221 216.216 98.215 14.790

2003 441196 276.230 143.031 21.935

2005 795.409 454.641 296.288 44.480

2006 843359 472.886 329.424 41.049

2007 1325437 720.691 546.184 58.562

2008 1.724.285 1.083.966 577.294 63.025 2009 1.989.301 1.211.342 714.825 63.134 2010 2.449.633 1.543.227 841.942 64.464

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 Nhìn vào bảng thống kê, so sánh giữa hai thời điểm 2001, 2010, chúng ta có:

- Ngành khai thác năm 2010 tăng 8,96 lần so với năm 2001 - Nuôi trồng thủy hải sản tăng 9,58 lần

- Dịch vụ thủy sản tăng 10,6 lần

Như vậy, mức tăng về giá trị sản xuất thủy sản luôn ở mức rất cao. Nếu so sánh về tỷ lệ % đóng góp giá trị của ngành khai thác thủy sản, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản, tỷ lệ giữa 3 ngành có sự khác biệt lớn. Cụ thể, năm 2010, ngành khai thác chiếm 63% toàn ngành thủy sản, nuôi trồng là 34,4%, dịch vụ là 2,6%. Như vậy, ưu thế chủ yếu vẫn là khai thác. Đây là vấn đề quan trọng bởi nếu tốc độ khai thác vẫn gia tăng hàng năm thì nguồn lợi thủy sản tự nhiên sẽ giảm đáng kể, kéo theo là mất cân bằng sinh thái. Do đó, quan điểm phát triển ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 là “Phát triển

thuỷ, hải sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao; tạo ra số lượng hàng hoá lớn; đưa thuỷ, hải sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong ngành kinh tế của tỉnh” [37]. Đây là yêu cầu quan trọng để thủy sản Quảng Ninh phát triển nhưng vẫn đảm bảo cân bằng tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)