Đảng bộ Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2006 - 2010

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 57 - 66)

Chương 2: ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

2.4. Đảng bộ Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2006 - 2010

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kì 2006 - 2010 ngày 02/11/2005 xác định mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, động viên mọi nguồn lực để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững, gắn kết với các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị;

bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực,

phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015” [20, tr.40].

Từ mục tiêu tổng quát Đại hội đưa ra định hướng phát triển:

- Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, nâng cao chất lượng và yếu tố bền vững của sự tăng trưởng trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

- Kết quả phải đạt: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là 13 - 14%/năm;

công nghiệp tăng 19 - 20%/năm; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,3 - 5,5%/năm; dịch vụ là 15 - 16%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%/năm; thu ngân sách Nhà nước tăng 10%/năm. Đến năm 2010, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế thì công nghiệp và xây dựng chiếm vị trí chủ đạo (54%), tiếp theo đó là các ngành dịch vụ (42%). Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh:

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2010 (tỷ lệ %)

Đại hội cũng xác định nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn 2006-2010 là:

- Lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tốt công tác duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất công nghiệp.

54.00 4.00

42.00

Công nghiệp và xây dựng

Nông, lâm, ngư nghiệp Các ngành dịch vụ

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch, lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường. Nâng cao sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm. Nâng giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 19 - 20% để đến năm 2010 Quảng Ninh trở thành một trung tâm sản xuất than, nhiệt điện chạy than, xi măng, đóng tàu lớn hàng đầu của cả nước [20, tr.44]. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 40 - 45 triệu tấn than sạch, tổng công suất điện đạt khoảng 2.000 - 2.200 MW1, sản lượng xi măng đạt trên 6 triệu tấn2. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh thêm các nhiệm vụ trọng tâm mới:

(1) Tiếp tục phát triển mạnh các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác (gạch, ngói), phát triển gốm sứ mỹ nghệ chất lượng cao; (2) Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp đóng tàu Cái Lân; (3) Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai một số khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

Đại hội đặt chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 15 -16%/năm; tỷ trọng chiếm 42% trong GDP. Ngành du lịch là thế mạnh của nền “công nghiệp không khói” phấn đấu đến năm 2010 đón 5 triệu lượt khách, trong đó có 2,2 triệu lượt khách quốc tế, đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp khu vực và châu lục vào năm 2015. Đối với thương mại, phấn đấu tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 15%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 3,5 - 5,5%/năm [20, tr.46-49].

1 Trên cơ sở triển khai tuyến chuyển tải điện 500 KV Hà Đông - Hoành Bồ, hoàn thành cải tạo và mở rộng Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, đẩy nhanh tiến độ thi công các nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, Cẩm Phả, Hà Khánh (Hạ Long), triển khai các dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Mông Dương, Mạo Khê và Nhà máy nhiệt điện diezen trong khu công nghiệp đóng tàu Cái Lân.

Giải pháp cụ thể :

Nông nghiệp: Nghị quyết chủ trương đẩy mạnh sản xuất lương thực và cây trồng theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Cụ thể: (1) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất để tăng giá trị sản xuất và thu nhập, phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị sản xuất từ 28 - 33 triệu đồng/ha đất canh tác; (2) Đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp; phấn đấu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 40 - 50% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; (3) Có các giải pháp thích hợp để đẩy mạnh việc trồng mới, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 50% [26, tr.49].

Phát triển thủy sản ở các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần. Có giải pháp phù hợp để củng cố và phát triển đội tàu đánh bắt hải sản tuyến khơi, tổ chức hợp lý việc nuôi trồng, khai thác hải sản ven bờ. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất thủy sản, đồng thời chú trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản qua chế biến. Phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng trên 70 ngàn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 70 - 80 triệu USD [26, tr.49].

Phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm huy động mọi nguồn lực phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp, xây dựng đô thị.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển: Tạo điều kiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Củng cố phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng. Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân không giới hạn quy mô trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Khuyến khích các dự án kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển đa dạng hóa các hình thức liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế.

Phát huy vai trò các vùng kinh tế: Đối với vùng đô thị: phát huy vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, hành chính, kinh tế của thành phố Hạ Long và các thị xã để thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển. Phát triển không gian và quy mô đô thị thành phố Hạ Long theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển các khu đô thị vệ tinh bao gồm Uông Bí, Yên Hưng, Trới, Cẩm Phả, Vân Đồn để thực hiện các chức năng phân vùng đã được quy định trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương. Phấn đấu xây dựng Móng Cái trở thành thành phố biên giới trước năm 2010. Đối với vùng đồng bằng: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất và giá trị trên mỗi đơn vị diện tích canh tác, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đối với vùng miền núi, biên giới: tiếp tục đầu tư nhằm khai thác tốt hơn lợi thế về đất rừng để phát triển cây công nghiệp, gỗ nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, kinh tế trang trại; xây dựng và phát huy các khu kinh tế cửa khẩu. Đối với vùng ven biển và hải đảo:

Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng gắn kết với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh lãnh hải của Tổ quốc. Triển khai xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn với các lĩnh vực: du lịch sinh thái cao cấp, bảo tồn thiên nhiên, nuôi trồng, chế biến hải sản, công nghiệp sạch kỹ thuận cao [20, tr.53].

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để nhanh chóng thực hiện chủ trương “lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng

tâm, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tỉnh ủy đã ban hành nhiều Nghị quyết tới quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu trong các ngành kinh tế.

Dịch vụ:

Nghị quyết số 21 NQ/TU ngày 03/03/2005 “Về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015” đã cụ thể hóa chủ trương của Đại hội đảng bộ XII trên quan điểm nâng cao chất lượng các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khai thác có hiệu quả hai trung tâm thương mại Hạ Long và Móng Cái. Mở rộng thị trường xuất khẩu đến các nước, trong đó đặc biệt chú trọng tới Trung Quốc. Chủ động hội nhập.

Dịch vụ giao thông - vận tải: Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ và đường sắt. Khai thác tốt các cảng biển hiện có, mở rộng dịch vụ hàng hải. Tạo điều kiện cho phát triển ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển tại Hạ Long. Doanh thu các dịch vụ giao thông vận tải tăng hàng năm 13 - 15% [69].

Dịch vụ tài chính - ngân hàng: Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia phát triển các dịch vụ tài chính (bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, kiểm toán, tư vấn tài chính...). Khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ tài chính hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ theo chuẩn quốc tế.

Dịch vụ bưu chính viễn thông: mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin theo hướng hiện đại nhằm phục vụ sự phát triển của kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và nhu cầu của nhân dân. Phấn đấu đến hết năm 2005 toàn bộ các khu vực dọc quốc lộ 18A và khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long được phủ sóng điện thoại di động; đến năm 2010 đạt

mật độ 35 máy điện thoại/100 dân; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15 - 16%/ năm [61].

Các dịch vụ khác:

Phát triển các dịch vụ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản xa bờ và các dịch vụ hậu cần nghề cá, các cảng cá; phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khuyến kích xã hội hóa nhằm đầu tư, mở rộng các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, các dịch vụ giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao.

Phát triển các dịch vụ cung ứng máy móc, thiết bị, vật tư cho các ngành sản xuất; phát triển các loại hình dịch vụ khoa học công nghệ...

Nông nghiệp

Nghị quyết số 07 NQ/TW ngày 07/12/2007 về “Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2008” nhấn mạnh “Nâng cao hiệu quả các chương trình đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong nông nghiệp”.

- Tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đến 2015, định hướng đến 2020 tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển cân đối, bền vững.

Tổ chức đánh giá kết quả triển khai chương trình phát triển cây chè, cây có dầu, phát triển đàn gia súc, gia cầm, phát triển thuỷ sản…Tiếp tục triển khai dồn điền, đổi thửa ở các địa phương có điều kiện và thực hiện chuyển diện tích trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng. Tăng diện tích cây vụ đông. Hoàn thành việc phân loại và xác định ranh giới 3 loại rừng nhằm mở rộng điện tích trồng rừng sản xuất; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Mở rộng cơ cấu giống, mùa vụ, xác định rõ cây trồng năng suất cao, phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng để tổ chức sản xuất đại trà. Triển khai

vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Đổi mới cơ cấu đàn gia súc, gia cầm, mở rộng hình thức chăn nuôi. Tăng cường công tác thú y cơ sở, đảm bảo phòng trừ dịch bệnh từ gốc. Mở rộng nuôi trồng các loại thuỷ sản, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Nghiên cứu cơ chế chính sách phát triển kinh tế thủy sản trong tình hình mới.

Là một tỉnh có lợi thế về biển nên ngay từ sớm nền kinh tế biển đã được hoạch định và chỉ đạo một cách đúng hướng với Nghị quyết số 12 - CTr/TU, ngày 02/07/2007 “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về chiến lược biển Việt Nam năm 2010”, đã đề ra giải pháp lớn và định hướng cho quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh như sau:

- Về kinh tế hàng hải: thực hiện các nhóm giải pháp chủ chốt sau: (1) Tập trung phát triển cảng biển và mở rộng các dịch vụ cảng biển như cảng Cái Lân, xây dựng cảng Cửa Ông thành cảng tổng hợp, quy hoạch lại hệ thống cảng biển nội địa và du lịch; (2) Ưu tiên phát triển công nghiệp đóng tàu; (3) Xây dựng, củng cố phát triển vận tải biển; (4) Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ hàng hải.

- Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển: thực hiện tốt Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về kinh tế biển.

Đối với Quảng Ninh sẽ và thành lập Khu kinh tế Vân Đồn, Khu công nghiệp Hải Hà, góp phần đưa kinh tế biển trở thành nguồn lực mới và quan trọng của tỉnh. Cụ thể là (1) xây dựng huyện Vân Đồn trở thành khu kinh tế với chức năng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, công nghiệp sạch, nuôi trồng thuỷ hải sản tự nhiên phục vụ du lịch; (2) phát triển huyện Hải Hà thành khu công nghiệp, dịch vụ tổng hợp với hệ thống cảng biển và công nghiệp đóng tàu làm trung tâm; (3) xây dựng khu công nghiệp và hệ thống cảng biển khu vực Đầm Nhà

Mạc (Yên Hưng) tạo động lực phát triển cho toàn bộ khu vực miền tây của tỉnh.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các khu công nghiệp: Cái Lân, Việt Hưng (thành phố Hạ Long); Hải Yên (thị xã Móng Cái); cụm các nhà máy xi măng, nhiệt điện ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả...

- Công tác phát triển du lịch phù hợp với xu hướng nghỉ dưỡng sinh thái trên cơ sở thế mạnh của Quảng Ninh sẽ tiếp tục được thực hiện với các giải pháp đồng bộ3.

- Tiếp tục phát triển ngành thuỷ sản bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, chế biến.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII cùng với các Nghị quyết chuyên đề về kinh tế đã nhất quán các vấn đề nổi bật của Quảng Ninh trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm. Hình thành cơ cấu kinh tế của tỉnh là Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch đó chú trọng đến công nghiệp trên cơ sở giảm tỷ trọng khai thác, tăng tỷ trọng các ngành điện, công nghiệp vật liệu - xây dựng, đóng tàu, cơ khí, chế biến. Theo đó, công nghiệp và xây dựng chiếm 54% GDP toàn ngành kinh tế, trở thành động lực chủ chốt.

Ngành “công nghiệp không khói” (du lịch, dịch vụ) tiếp tục được coi là lợi thế đặc biệt để Quảng Ninh quảng bá hình ảnh thân thiện của mình trên phạm vi quốc tế. Nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục được giữ vững và đẩy mạnh hướng phát triển trên nguyên tắc bảo vệ môi trường, đảm bảo lương thực và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.

3Hình thành 3 trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển đạt tiêu chuẩn quốc tế tại thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn và thị xã Móng Cái. Tổ chức tốt việc liên doanh, liên kết với các công ty lữ hành để thu hút khách du lịch đến với Quảng Ninh. Phấn đấu đến năm 2010 đón trên 5 triệu lượt khách du lịch đến Quảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)