Nguyên nhân thành tựu, một số kinh nghiệm của bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1996 - 2010

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 94 - 99)

Chương 3: KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

3.4 Nguyên nhân thành tựu, một số kinh nghiệm của bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1996 - 2010

Nguyên nhân thành tựu

Đảng có những chủ trương chính sách phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, tạo động lực cho cả nước thực hiện. Đây là lý luận phù hợp với thực tiễn của công cuộc đổi mới và hội nhập.

Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới, sự bùng nổ những tiến bộ khoa học công nghệ trong và ngoài nước ở hầu khắp các lĩnh vực tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch CCKT Quảng Ninh theo hướng CNH, HĐH.

Quảng Ninh có những lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là điều kiện để Đảng bộ tỉnh quyết định chủ trương chuyển dịch CCKT với định hướng phát triển công nghiệp. Tỷ trọng dịch vụ hướng vào sản xuất hàng hóa và sản phẩm có giá trị kinh tế lớn tiến tới hình thành CCKT hợp lý.

Đảng bộ tỉnh, UBND đã ban hành một số chủ trương, chính sách cụ thể, đúng đắn khuyến khích, thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT.

Tính chủ động, sáng tạo của nhân dân, của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong việc mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh đã quan tâm chú ý theo dõi yếu tố thị trường, từ đó điều chỉnh sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm.

Hạn chế

Chuyển dịch CCKT chưa tạo được sự phát triển kinh tế ổn định; chất lượng chuyển dịch và hiệu quả kinh tế do chuyển dịch CCKT đem lại còn thấp [21]. Nếu đi sâu vào xem xét CCKT từng ngành thì thấy đây vẫn là cơ cấu của nền kinh tế phát triển và chuyển dịch còn chậm và đang trong quá trình CNH, HĐH.

Vai trò chủ đạo của các ngành công nghiệp chủ lực được xác định nhất quán trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh trong nền kinh tế còn chưa phát huy rõ nét. Việc triển khai sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

Công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước sau khi cấp giấy chứng nhận kinh doanh chưa chặt chẽ, quản lý lợi nhuận thuế còn gặp không ít khó khăn, lúng túng. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế trong giai đoạn 1996 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ.

Sự phối hợp quản lý giữa Trung ương và địa phương trong phát triển kinh tế ở một số lĩnh vực chưa rõ ràng, dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.

Quan hệ hợp tác giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chủ yếu mới dừng lại ở quan hệ song phương thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, kết quả hợp tác mới chỉ là bước đầu, chưa có sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp.

Từ những thành tựu và hạn chế trong chuyển dịch CCKT ở Quảng Ninh trong 15 năm (1996 - 2010) có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng và chuyển dịch CCKT

Để có được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng, nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa quyết định chính là Đảng bộ và nhân dân địa phương luôn quán triệt, vận dụng đúng đắn đường lối của Đảng, các chủ trương chính sách của Chính phủ về xây dựng và chuyển dịch CCKT. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ Quảng Ninh đã xác định thuận lợi, thời cơ, tiềm năng và khó khăn từ đó thực hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập hợp trí tuệ của toàn Đảng bộ, từng đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, tỉnh đã kịp thời xác lập CCKT, xây dựng chủ trương, phương hướng, giải pháp cho từng ngành và đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT phù hợp với đặc thù của một tỉnh miền núi - ven biển.

Các mục tiêu phát triển chuyển dịch CCKT do Đảng bộ Tỉnh đề ra phù hợp với điều kiện của địa phương và xu hướng phát triển chung của vùng.

Tập trung chỉ đạo các cấp, sở, ban, ngành, các quận, huyện, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư để tranh thủ nguồn lực bên ngoài vào phát triển các ngành kinh tế, tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Từ nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối đổi mới, chủ trương chuyển dịch CCKT của Đảng, dựa vào điều kiện của địa phương. Đảng bộ tỉnh đã đề ra nhiều chương trình, dự án, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH nhằm đạt mục tiêu chung: phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2. Xây dựng lộ trình và định hướng chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâu dài trên cơ sở có những giải pháp đồng bộ, cụ thể phù hợp điều kiện, lợi thế, tiềm năng của từng vùng kinh tế.

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là vấn đề mới đòi hỏi sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, khi đề ra chủ trương và định hướng lớn, cần quan tâm xác định cụ thể mục tiêu, lộ trình thực hiện rõ ràng. Không thể sử dụng các biện pháp hành chính chung chung mà phải được cụ thể hóa bằng pháp luật, trên cơ sở ban hành đồng bộ kịp thời những cơ chế chính sách khuyến khích, tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người lao động nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch chiến lược phát triển kinh tế, trong định hướng đầu tư kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, theo hướng CNH, HĐH.

Chuyển dịch CCKT đồng bộ trên tất cả các ngành và nội ngành, nhưng không có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, mà phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT lâu dài, lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, trên cơ sở có sự tính toán cẩn thận các bước đi, hình thức, biện pháp cho phù hợp.

3. Kế thừa, phát huy có chọn lọc những kinh nghiệm chuyển dịch CCKT của các địa phương trong nước, trong vùng, của các nước trên thế giới và khu vực, vận dụng phù hợp với điều kiện, vị trí chiến lược của tỉnh.

Nội lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng. Phát huy nguồn nội lực là phát huy nguồn lực con người, chất xám của địa phương, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nguồn lực của Nhà nước. Tuy nhiên điều có ý nghĩa quan trọng quyết định để phát huy tối đa khả năng vật chất, trí tuệ, tinh thần của mọi người dân thành phố, các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Việc vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch CCKT của địa phương trong và ngoài nước, phải chú ý lựa chọn, kế thừa những mô hình,

kinh nghiệm được thực tế kiểm nghiệm đạt kết quả cao nhưng phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, những tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

4. Xác định cụ thể những ngành, sản phẩm mũi nhọn của địa phương có lợi thế đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tập trung vốn đầu tư để nâng cao chất lượng hàng hóa và giá thành sản phẩm.

Cần dựa vào lợi thế của mỗi vùng để từ đó xác định và tập trung nguồn lực phát triển một số ngành và sản phẩm chủ lực có vai trò dẫn đường, cần chú ý những ngành có giá trị lâu dài, không nên lựa chọn nhiều ngành vì tiềm năng của tỉnh có hạn.

Quảng Ninh là một trong khu vực ngay từ sớm đã xác định các ngành chủ đạo, nhóm ngành chủ đạo trong công nghiệp. Chủ trương này được Đảng bộ tỉnh thống nhất trong các kỳ Đại hội. Mặc dù một số ngành công nghiệp đã phát triển mang lại nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vốn đầu tư của tỉnh. Do vậy trong thời gian tới Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cần xác định một số ngành trọng điểm để phát triển đạt hiệu quả hơn nữa.

5. Tăng cường khối đoàn kết, phát huy dân chủ trong sản xuất, đầu tư, kịnh doanh, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương chuyển dịch CCKT.

Cùng với việc xác định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế vốn và nguồn nhân lực là 2 vấn đề đảm bảo sự phát triển và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Do đó cần coi trọng việc huy động đầu tư của 5 thành phần kinh tế, nhằm chuyển dần từ đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước sang hỗ trợ sau đầu tư. Quan tâm đào tạo kiến thức kinh tế thị trường cho người lao động và người sản xuất kinh doanh để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công nhân của các doanh nghiệp. Cần tạo lòng tin cho nhân dân và

các doanh nghiệp bằng việc coi trọng công tác cải cách hành chính, quản lý thị trường, chống buôn lậu và làm hàng giả.

6. Chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế, kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao năng lực, tổ chức thực hiện, trình độ lý luận, chuyên môn, tu dưỡng phẩm chất đạo đức là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thế kỷ mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)