Công nghiệp - xây dựng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 70 - 77)

Chương 3: KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

3.1 Công nghiệp - xây dựng

Công nghiệp - xây dựng là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Quảng Ninh - một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển. Thực hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, ngành công nghiệp - xây dựng Quảng Ninh cũng có những bước chuyển biến quan trọng. Từ năm 1996 đến năm 2010, Quảng Ninh chứng kiến tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp - xây dựng. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,3% (vượt chỉ tiêu 5,3%). Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) trên địa bàn tỉnh đạt 2.209,4 tỷ đồng năm 1995 đến năm 2000 đạt 5.233,4 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 27.812 tỷ đồng, bằng 101,7% kế hoạch và tăng 13,6% so với năm 2009. Sự phát triển của công nghiệp - xây dựng theo chiều hướng gia tăng giá trị sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực.

Lấy mốc các thời điểm 1991, 1996, 2000, 2005, 2010 để khảo sát, chúng ta sẽ thấy rõ sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 1991, ngành công nghiệp - xây dựng đạt mức 32,7% trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh, đến năm 1996 là 47%, năm 2000 là 45,2%, 2010 là 54,5%, dự kiến 2020 là 48,5%.

Sự gia tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP luôn đạt mức trên 40% đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò của ngành công nghiệp - xây dựng trong sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh.

0 10 20 30 40 50 60

1991 1996 2000 2005 2010 2020

Công nghiệp-xây dựng

Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng từ 1991-2010, dự kiến 2020

Công nghiệp - xây dựng là ngành then chốt, gồm các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân. Một yếu tố khác cũng rất quan trọng là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (hay gòn gọi là liên doanh). Tính đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 143 cơ sở sản xuất công nghiệp - xây dựng, gồm 35 doanh nghiệp quốc doanh trung ương, 23 doanh nghiệp quốc doanh địa phương, 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ sở sản xuất công nghiệp - xây dựng ngoài quốc doanh có 44 tập thể, 36 tư nhân. Tổng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng là 100.291 người (trong đó, quốc doanh trung ương 73.200 người, quốc doanh địa phương 7.920 người, ngoài quốc doanh 19.171 người) chiếm 22,57% lực lượng lao động toàn tỉnh.

Biểu đồ 3.3: Số lượng cơ sở công nghiệp - xây dựng phân theo đơn vị hành chính

Nguồn: Báo cáo của Sở công nghiệp Quảng Ninh, Tính đến 6/2000.

Biểu đồ 3.3 cho thấy mức độ tập trung các ngành công nghiệp - xây dựng theo địa bàn Quảng Ninh. Các cơ sở công nghiệp - xây dựng tập trung nhiều nhất ở Hạ Long, Cẩm Phả, ít ở Vân Đồn, Ba Chẽ… Tại Cẩm Phả và Hạ Long, doanh nghiệp quốc doanh trung ương có số lượng đông đảo. Cùng với đó là doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Có hiện tượng này bởi Hạ Long là trung tâm chính trị của cả tỉnh, Cẩm Phả là nơi tập

0 2 4 6 8 10 12 14

Yên Hưng

Đông Triều

Uông Bí Hoành Bồ

Cẩm Phả Hạ Long Ba Chẽ Hải Hà, Đầm Hà

Móng Cái

Vân Đồn

Trung ương Địa phương Tập thể Tư nhân Liên doanh

trung nhiều khai trường, mỏ than lớn nhất. Đối với các địa phương khác như Vân Đồn, Ba Chẽ, việc các doanh nghiệp quốc doanh của trung ương và địa phương không có nhiều bởi đây là khu vực hải đảo, miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế này cho thấy, các ngành công nghiệp quốc doanh do nhà nước đầu tư chiếm tỷ lệ áp đảo đối với các đối tượng kinh tế khác. Tức là, ngành công nghiệp - xây dựng Quảng Ninh có cơ cấu thành phần kinh tế ở khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giá trị sản xuất nhỏ. Từ năm 1996 bắt đầu xuất hiện hình thức công nghiệp liên doanh với nước ngoài. Cũng cần phải nói thêm rằng, số lượng các công ty, nhà máy liên doanh với nước ngoài hầu như rất ít, chỉ tập trung ở thành phố Hạ Long nhưng hình thức sản xuất có vốn đầu tư của nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Do vậy, trong giai đoạn phát triển kinh tế từ 1995 - 2000, cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng Quảng Ninh đã có sự chuyển dịch quan trọng. Khu vực kinh tế nhà nước giảm nhanh tỷ trọng. Nếu năm 1995, năm mà kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao là 94,3,7%, thì năm 2001 vai trò của thành phần kinh tế nhà nước chỉ còn đóng góp 67,61%. Trong khi đó, khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tương đương là 0,36 (năm 1996) và 23,35% (năm 2001). Trong cơ cấu thành phần vẫn tiếp tục có sự chuyển dịch của khu vực kinh tế nhà nước.

Khu vực này chiếm 75,49% năm 1999 nhưng tới năm 2005 là 72,7%. Kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 7,95% vào năm 2005 (nếu so sánh với giá trị năm 1999 là 4,09%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm so với thời điểm năm 1999 (năm 1999 là 20,40%, năm 2005 chiếm 14,3%).

Khi phân tích tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế thì tổng mức đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước (bao gồm trung ương và địa phương) chiếm tỷ lệ áp đảo hơn so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (gồm kinh tế tập thể, tư nhân) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể,

lấy mốc 2 thời điểm 1996 và 2001, kinh tế nhà nước (bao gồm trung ương và địa phương) đạt mức thu là 2.412.853/4.124.070 triệu đồng, kinh tế ngoài quốc doanh lần lượt là 125.855/551.174 triệu đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 8.100/1.424.268 triệu đồng. Các số liệu về doanh thu của các khu vực đã tự khẳng định vai trò tuyệt đối của kinh tế nhà nước về quy mô, vốn, giá trị sản xuất. Vốn cố định của công nghiệp - xây dựng trung ương chiếm 88,6%, địa phương là 7,39%, chênh lệch tới hơn 11 lần.

Qua số liệu 2 năm 2006 và 2010, tỷ lệ đóng góp của khu vực nhà nước và tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP của tỉnh thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm vị trí chủ đạo (tỷ lệ là 62,4% và 61,7%). Kinh tế tư nhân có chiều hướng tăng nhưng không nhiều. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không có vị trí quan trọng, phản ánh một thực tế là Quảng Ninh chưa chú trọng đến công tác thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Biểu đồ dưới đây sẽ chỉ rõ thực tế này của tỉnh.

Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng gia tăng của các khu vực kinh tế

Đóng góp vào tỷ trọng GDP của các khu vực kinh tế sẽ được thể hiện chi tiết hơn bằng biểu đồ 3.4 (chỉ rõ mức độ gia tăng tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ninh, nhưng mức đóng góp này không đều). Có thể thấy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

62.40

28.00

9.60 61.70

28.90

9.40 0.00

10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

Khu vực nhà nước Khu vực tư nhân Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2006 2010

Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế này thì ngân sách do trung ương phân bổ gần như chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Mặc dù đóng góp vào ngân sách của khu vực kinh tế nhà nước luôn tăng và chiếm vai trò chủ đạo, nhưng nếu tính theo tỷ trọng % trong cơ cấu GDP thì mức đóng góp này có xu hướng giảm (giảm từ 77% năm 2005 xuống 65,2% năm 2010). Đồng nghĩa với xu hướng khu vực nhà nước giảm thì kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân (từ 7,95% năm 2005 lên 19% năm 2010). Biểu đồ cũng thể hiện mức tăng liên tục của kinh tế tư nhân.

Biểu đồ 3.5: Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế (đơn vị tính: tỷ đồng) Ngành công nghiệp - xây dựng ở Quảng Ninh gồm công nghiệp nặng (chủ yếu là khai thác, chế biến than), công nghiệp chế biến (gồm vật liệu xây dựng, chế biến nông-lâm-thủy sản-thực phẩm và đồ uống, sản xuất hàng tiêu dùng), công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt. Trong cơ cấu ngành công nghiệp của Quảng Ninh thì công nghiệp khai thác than giữ vị trí chủ đạo (chiếm 75,35% (1996), năm 1999 là 56,86%, năm 2001 chiếm 55,82%, năm 2005 là 65,1%). Than là ngành quan trọng với sản lượng khai thác năm 2005 ước đạt 28 triệu tấn, bằng 1,8 lần chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng. Năm 2010, khai thác chế biến than đạt 42,05 triệu tấn, than tiêu

10,793 11,618

13,134 14,369

16,740 17,807

1,105 1,838 2,760 3,109 3,990 5,199

1,987 2,536 3,064 3,916 3,330 4,304

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực nhà nước Khu vực tư nhân Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

thụ ước đạt 43,58 triệu tấn. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác, chế biến than đạt 3.405 tỷ đồng (2001), chiếm 55,82% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Ngành công nghiệp chế biến đã thực hiện các bước chuyển biến quan trọng, từng bước phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu. Năm 1996, doanh thu toàn ngành ở mức khiêm tốn 5,95% thì tới năm 1999 đạt 26,98%

toàn ngành. Sản xuất vật liệu xây dựng chứng kiến những bước tăng trưởng về giá trị sản xuất. Nếu như năm 1996 đạt 7510 triệu đồng thì đến năm 2001 là 21.280 triệu đồng, tăng gấp 28 lần. Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh bởi nhu cầu xây dựng của tỉnh tăng trong giai đoạn này. Mặt khác, một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng được đưa vào sử dụng như nhà máy gạch ngói Giếng Đáy, xi măng Cẩm Phả…đã thúc đẩy giá trị sản xuất của ngành.

Ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản-thực phẩm và đồ uống đạt mức doanh thu 18.633,92 triệu đồng, chiếm 30,55% toàn ngành công nghiệp vào thời điểm 2001. Đây là mức tăng ấn tượng bởi vào năm 1996, ngành này đạt mức 1.517 triệu đồng, chiếm 5,95% toàn ngành.

Công nghiệp cơ khí và điện tử có bước phát triển tương đối nhanh bởi thời kỳ 1996-2000 đánh dấu nhu cầu lớn về khai thác và chế biến than, ngành cơ khí vì thế có điều kiện phát triển để cung ứng nhu cầu máy móc đối với ngành khai mỏ. Giá trị sản xuất đạt doanh thu 306.410 triệu đồng (năm 2001) chiếm 5% trong tổng doanh thu của công nghiệp Quảng Ninh (tính đến thời điểm 2001).

Trong 5 năm (2006-2010), công nghiệp khai thác tiếp tục giữ vai trò chủ đạo về tổng thu ngân sách, tuy nhiên, mức gia tăng thu ngân sách tương đối chậm. Trong khi đó, 2 ngành chế biến và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước có sự gia tăng mạnh mẽ. So sánh mức thu ngân sách qua 2 mốc thời

gian là 2005 và 2010, ngành công nghiệp khai thác tăng 1,31 lần (9.056 tỷ đồng năm 2005/11.874 tỷ đồng năm 2010), công nghiệp chế biến tăng 2,92 lần (4.525 tỷ đồng năm 2005/13.192 tỷ đồng năm 2010), công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước tăng 7,38 lần (304 tỷ đồng năm 2005/2.244 tỷ đồng năm 2010). Rõ ràng ngành công nghiệp chế biến đang từng bước nâng cao giá trị của mình. Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ sự thay đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm gần đây.

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt

Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp (tỷ lệ %)

Trong nội ngành công nghiệp của tỉnh có sự chuyển dịch rõ rệt. Năm 1995 công nghiệp nặng chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, vai trò lớn nhất thuộc về khai thác (chiếm 76,4%), công nghiệp chế biến chiếm 19,1%, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 4,4% toàn ngành công nghiệp. Từ năm 1997, tỷ trọng các ngành công nghiệp bắt đầu có sự chuyển dịch. Tỷ trọng ngành khai khoáng giảm, năm 2005 chiếm 65,1% tới 2010 là 43,5%; công nghiệp chế biến năm 2005 chiếm 32,6% năm 2010 chiếm 48,3% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt cũng đang thay đổi tỷ trọng: năm 2001 là 3,61%, năm 2005 chiếm 2,2%, 2010 chiếm 8,2% giá trị toàn ngành.

Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) cả năm ước đạt 27.812 tỷ đồng, bằng 101,7% kế hoạch và tăng 13,6% so với năm 2009. Trong đó công nghiệp trung ương 18.119 tỷ đồng (chiếm 65% giá trị toàn ngành), tăng 17%; công nghiệp địa phương 5.410 tỷ đồng (chiếm 19,4%), tăng 10,7%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4.282 tỷ đồng (chiếm 15,3%), tăng 4,5%. Một số sản phẩm chủ lực đều tăng so với năm 2009, có sản phẩm tăng cao và vượt kế hoạch như điện sản xuất ước đạt 4,982 tỷ kwh, tăng 3 lần và bằng 131% kế hoạch; sản xuất than tuy có nhiều khó khăn nhưng phát triển ổn định, sản lượng sản xuất năm 2010 tăng nhẹ so với cùng kỳ, song giá bán tăng cao nên giá trị sản xuất than tăng. Sản lượng than sạch ước đạt 42,05 triệu tấn, tăng 1,1%; than tiêu thụ ước đạt 43,58 triệu tấn, tăng 0,3% (trong đó xuất khẩu 21 triệu tấn); xi măng ước đạt 3,5 triệu tấn, tăng 39%; Bia các loại ước đạt 31 triệu lít, đạt 105% kế hoạch và tăng 7,3%

cùng kỳ; Gạch nung ước đạt 855,6 triệu viên; Dầu thực vật ước đạt 273.770 tấn, tăng 7,8% cùng kỳ… [21, 2-3]

Qua 15 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu, ngành công nghiệp - xây dựng Quảng Ninh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất (năm 1995 là 2.209,4 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 27.812 tỷ đồng, tăng 12,6 lần so với 1995) nhưng đã có xu hướng giảm tỷ trọng cơ cấu GDP toàn tỉnh (năm 1995 là 63,4%, năm 2010 là 54,5%). Trong nội bộ ngành, công nghiệp khai thác giảm dần về tỷ trọng, gia tăng tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp chế biến. Công nghiệp đảm bảo là ngành chủ lực để thúc đẩy kinh tế Quảng Ninh phát triển, là tiền đề đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)