Quá trình trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 26 - 34)

Chương 1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005

1.3. Chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh

1.3.2. Quá trình trình tổ chức thực hiện

Trên cơ sở những chủ trương về phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, quán triệt sâu sắc chủ trương đã được Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII đề ra, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành có liên quan nhanh chóng triển khai thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố. Trong những năm 2000 – 2005, trong các kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội hàng năm của Thành phố đều giành sự quan tâm chỉ đạo ngành kinh tế du lịch.

Ngày 07/08/2001, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra chỉ thị số:

21/2001/CT-UB “Về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2002”, trong đó, xác định nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2002 của thành phố, đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành trong đó có ngành kinh tế du lịch. Chỉ thị nêu rõ: “Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch; mở rộng các thị trường truyền thống và xâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Bắc Mỹ, EU, Đông Âu, Trung Đông…” [60, tr.2]. Như vậy có thể thấy, nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Thành phố trong thời gian này là công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, nhằm giới thiệu và thu hút khách du lịch.

Chỉ thị số: 16/2002/CT-UB, ngày 07/ 08/ 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh “Về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2003” nêu rõ: “Phấn đấu giá trị các ngành dịch vụ tăng từ 9% trở lên; phát triển các loại hình dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng lớn như tài chánh, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch….Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch…” [62, tr.2]. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khẳng định chú trọng phát triển ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, trong đó có ngành du lịch, khẳng định công tác quảng bá, xúc tiến du lịch vẫn được quan tâm trong bối cảnh ngành du lịch có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng của khủng bố tại Mỹ năm 2001. Đồng thời tiếp tục thực hiện dự án nâng cấp đường nội khu Lâm viên Cần Giờ nhằm phát triển hạ tầng khu du lịch sinh thái Cần Giờ.

Ngày 26 tháng 2 năm 2003, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo: “Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung đầu tư phát triển Khu du lịch sinh thái Cần Giờ; mở rộng Khu địa đạo Củ Chi và Đền tưởng niệm Bến Dược; cảng du lịch đường thủy; kết hợp tốt việc tổ chức, khai thác du lịch với việc tổ chức SEA Games 22” Quyết định số:

20/2003/QĐ-UB, “Về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2003” [65, tr.3]. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và nâng cao của du khách, vấn đề nâng cấp, mở rộng những khu du lịch hiện có của Thành phố là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch sinh thái – loại hình du lịch ngày càng được ưa chuộng, khu du lịch Cần Giờ cũng được quan tâm chỉ đạo đầu tư hoàn thiện, cũng như việc mở rộng xây dựng cảng du lịch đường thủy nhằm đón một lượng không nhỏ du khách tới Thành phố bằng đường thủy.

Năm 2003 là năm ngành kinh tế du lịch thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn, lượng khách đến du lịch có chiều hướng sụt giảm. Trước tình hình ấy, trong Kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội Thành phố năm 2004, Ủy ban nhân dân thành phố nhấn mạnh “Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung đầu tư phát triển Khu du lịch sinh thái Cần Giờ; mở rộng Khu địa đạo Củ Chi và Đền tưởng niệm Bến Dược; cảng du lịch đường thủy; tăng cường tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước; khai thác có hiệu quả thị trường du lịch quốc tế trọng điểm và thị trường trong nước; đa dạng hóa các hình thức du lịch như du lịch lữ hành, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch làng quê,.... Phấn đấu trong năm thu hút 1,725 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15% so với thực hiện năm 2003” Quyết định số: 56/2004/QĐ-UB ngày 11/ 3/2004 [69, tr.6].

Nhằm thực hiện tốt chủ chương phát triển du lịch của Đảng bộ Thành phố cũng như sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, trong những năm 2000 – 2005, Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh tập trung triển khai thực hiện

"Chương trình phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 - 2005" nhằm phát triển ngành du lịch Thành phố theo đúng chủ trương của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó mục tiêu tổng quan được xác định: "Đẩy mạnh phát triển và đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm du lịch hấp dẫn với tiện nghi cao, một trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước và tầm cỡ khu vực, phấn đấu đạt trình độ phát triển khá về du lịch trong số các nước Đông Nam Á vào năm 2005 và thực hiện chức năng trung tâm trung chuyển khách du lịch cho các khu vực lân cận… tiếp tục phát huy và thực sự là một ngành kinh tế trọng điểm trong số 15 ngành kinh tế trọng điểm theo chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố" [30, tr.43].

Năm 2002, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã thành lâ ̣p Ban chỉ đa ̣o Phát triển du li ̣ch do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng Ban chỉ

đa ̣o nhằm tăng cường sự chỉ đạo của Thành phố đối với ngành kinh tế du lịch.

Thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, ngành du lịch tập trung quy hoạch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh như:

Tuyến tổng hợp về thành phố Hồ Chí Minh cung cấp khái quát thông tin về Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh dành cho khách lần đầu tiên tới du lịch Việt Nam, trong đó đầu tư xây dựng Khu công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc tại Thủ Đức, Công viên văn hóa Tao Đàn và Chợ chim, cá cảnh kết hợp vui chơi với tham quan sinh vậy cảnh, quy hoạch khu phố người Hoa ở quận 5, xây dựng tuyến du lịch sông nước và sinh thái nhà vườn, làng nghề truyền thống trên địa bàn quận 9 – 12 – huyện Hóc Môn – Củ Chi. Thành phố thực hiện nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Hội trường Thống nhất theo mô hình bảo tàng nghe nhìn hiện đại.

Đối với các trung tâm mua sắm cho khách quốc tế, thực hiện quy hoạch tập trung tại những tuyến đường gần trung tâm Thành phố như đường Đồng Khởi… Để tránh tình trạng "chặt chém" du khách nước ngoài của các cửa hàng nhằm đảm bảo quyền lợi du khách cũng như tạo môi trường văn hóa tốt

để lại ấn tượng đối với du khách. Thành phố ban hành "Quy chế xét chọn điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” bằng Quyết định số: 203/2005/QĐ-UBND và "Quy chế xét chọn cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Quyết định số:

204/2005/QĐ-UBND, Ngày 18/11/2005.

Ngành du lịch cũng thực hiện các tuyến du lịch chuyên về thành phố Hồ Chí Minh cho khách nước ngoài và trong nước như: tuyến du lịch chuyên đề lịch sử chiến tranh với các địa điểm: Hội trường Thống Nhất – Tòa Đại sứ Mỹ - Cảng Nhà Rồng – Địa đạo Củ Chi, tuyến du lịch tìm hiểu cuộc sống đời thường của Thành phố, tiếp tục đầu tư khu du lịch sinh thái Cần Giờ, khu du lịch Thanh Đa – Bình Quới (Bình Thạnh).

Bên cạnh việc quy hoạch các tuyến du lịch Thành phố còn đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. Hoàn thành quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái Cần Giờ, trong đó có 4 chương trình hạ tầng tại Cần Giờ do ngân sách Trung ương đầu tư gồm: Công trình mở rộng và nâng cấp đường rừng Sác – Cần Giờ, đường Lâm Viên – Đồng Đình và bến tàu du lịch Đồng Đình, hệ thống cung cấp nước ngọt cho du lịch sinh thái ven biển, công trình hệ thống giao thông nội bộ trong khu du lịch rừng Sác.

Xây dựng khu phố đi bộ, mua sắm và ẩm thực khu vực trung tâm quận 1 (năm 2002), xây dựng khu phố người Hoa tại quận 5 (năm 2002 – 2003), mở rộng quy mô khu du lịch Địa đạo Củ Chi (16 ha), và phát triển các nội dung hoạt động (năm 2002 – 2003), xây dựng tuyến du lịch trên sông Sài Gòn từ cảng Sài Gòn đến Củ Chi kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn tại Thạnh Lộc (quận 12), và Bình Mỹ (Củ Chi) năm 2003 – 2004. Triển khai xây dựng cảng đón tàu biển du lịch tại Bình Thung (quận 7), triển khai giai đoạn 1 xây dựng Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc tại quận 9, đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, mở rộng đường xá và có biện pháp giải quyết nạn ùn tắc giao thông.

Là một thành phố có dân số đông, việc mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông, chống ùn tắc là một trong những bài toán nan giải. Chống ùn tắc giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc quy hoạch các điểm, tour, tuyến du lịch, đặc biệt trong nội đô Thành phố, nhằm giải quyết bài toàn này, ngày 05/10/2001, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số:

90/2001/QĐ-UB "Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-2005" trong đó đưa ra nhiều giải pháp nhằm chống tình trạng kẹt xe trong nội thị, đảm bảo giao thông thông thoáng ổn định. Việc thực hiện chương trình chống kẹt xe nội thị có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngành kinh tế du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã nội nói chung của Thành phố.

Chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch

Bước vào thiên niên kỷ mới, trước những thách thức và khó khăn trong nước cũng như quốc tế đặt ra yêu cầu đối với du lịch Thành phố cần có chiến lược đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế cũng như kích cầu du lịch trong nước. Chính vì vậy, những năm 2000 - 2005, việc xúc tiến, quảng bá du lịch đã được thực hiện cả trong và ngoài nước.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền quảng bá du lịch. Tăng cường thông tin và thời lượng phát sóng chương trình du lịch trên đài truyền hình, đài phát thanh, nâng số lượng, chất lượng bài phóng sự, bài viết về chuyên đề du lịch trên các báo: Sài Gòn giải phóng, Người lao động, Tuổi trẻ… đặc biệt là Tạp chí Du lịch. Phối hợp với Sở văn hóa thông tin xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền về du lịch như: sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch Thành phố, các tờ gấp thông tin về du lịch, sự kiện du lịch…Thiết lập các trung tâm thông tin du lịch tại các điểm trung tâm như sân bay, ga tàu…, thiết lập chuyên mục

thông tin, hướng dẫn du khách qua tổng đài 1080, tổ chức các chương trình xúc tiến gắn liền với các sự kiện văn hóa, lễ hội, thể dục - thể thao, hội nghị.

Ở nước ngoài, lựa chọn thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu để xây dựng các chương trình xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Thành phố như: Thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…), thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Xingapo, Malaixia…), thị trường Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý…), thị trường châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), thị trường Úc…

Đào tạo nguồn nhân lực:

Thực hiện chủ trương phát triển nguồn nhân lực của Thành phố, hàng năm Sở du lịch tổ chức hô ̣i thảo cùng các trường , khoa đào ta ̣o nghiê ̣p vụ du lịch và các trung tâm ngoại ngữ để thông tin định hướng nhu cầu ngoại ngữ trong viê ̣c đào ta ̣o nguồn nhân lực hoa ̣t đô ̣ ng ngành , phối hợp với trường Đa ̣i học Kinh tế tổ chức lớp đào tạo Giám đốc lữ hành và tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoa ̣i ngữ , kiểm tra ngoa ̣i ngữ để làm cơ sở xem xét cấp thẻ hành nghề

cho các hướng dẫn viên ngoa ̣i ngữ hiếm. Đồng thời triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn như: bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý khách sạn, lữ hành, tổ chức các chuyên đề chuyên sâu về lịch sử, văn hóa, khảo cổ... Thực hiện các chương trình đào tạo dài hạn như: kết hợp với một số trường Đại học (Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Tp HCM, Đại học Văn Lang, Đại học Văn Hiến…) các trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành du lịch… thực hiện định hướng ngành nghề du lịch, cung cấp thông tin về lao động trong lĩnh vực du lịch của Thành phố.

Thực hiện kế hoạch thành lập trường Cao đẳng khách sạn – du lịch thành phố Hồ Chí Minh do Sở Du lịch quản lý nhằm đào tạo các chuyên ngành phục vụ du lịch Thành phố.

Thực hiện bảo đảm an toàn cho du khách

du lịch thành phố Hồ Chí Minh, du khách sẽ cảm thấy hài lòng nếu điểm đến thật sự an toàn, môi trường văn hóa. Việc đảm bảo an toàn cho du khách là hoạt động đòi hỏi có sự phối hợp liên ngành, trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố: "Sở Du lịch và Tổng Công ty Du lịch Sài gòn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp du lịch thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác an ninh trật tự có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Chủ động phối hợp tổ chức kiểm tra, phát hiện xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động du lịch và trong việc quản lý, đưa đón khách. Vận động cán bộ, công nhân viên và các chủ doanh nghiệp trực thuộc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy ước bảo vệ an ninh trật tự ở các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa đón khách nước ngoài, dịch vụ cho thuê phòng; kịp thời phát hiện những sai sót và tố giác tội phạm. Đồng thời, tích cực phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an thành phố, Công an quận 1 và Công an phường thuộc quận 1 có kế hoạch đảm bảo an toàn cho các đoàn khách du lịch. Ngành du lịch phải thường xuyên thông báo, hướng dẫn cụ thể cho khách người nước ngoài, khi đến lưu trú phải nắm rõ yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự thành phố, các quy dịnh cần thiết của luật pháp Việt Nam. Trường hợp có người nước ngoài trình báo bị xâm hại, mất tài sản thì chủ doanh nghiệp du lịch, khách sạn phải cử nhân viên của mình thông thạo ngoại ngữ, trực tiếp trao đổi để nắm đủ các yêu cầu, nội dung phải trình báo, tố giác tội phạm theo quy định và cùng họ đến trình báo ngay cho đơn vị công an quản lý địa bàn nơi xảy ra vụ việc” Chỉ thị số:

04/2003/CT-UB, ngày 24/01/2003, Tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực trung tâm thành phố. [64, tr.2]. Để bảo đảm chế độ cho những người tham gia bảo vệ trật tự, an toàn du lịch, ngày 30 tháng 12 năm 2005, Ủy ban nhân dân thanh phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số: 251/QĐ- UBND, Về ban hành Quy định chính sách, chế độ đối với đội viên tham gia công tác bảo vệ trật tự an toàn du lịch trên địa bàn thành phố, trong đó quy

định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ chính sách đối với người tham gia bảo vệ an toàn du lịch trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)