Kết quả hoạt động kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 34 - 40)

Chương 1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005

1.3. Chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh

1.3.3. Kết quả hoạt động kinh tế du lịch

Từ năm 2001 – đến năm 2005, lượng khách nội địa tới Thành phố tăng đều qua các năm, năm 2001 có 1.470.000 lượt khách, năm 2003 có 1.917.333 lượt, tới năm 2005 con số tăng lên 2.500.000 lượt người [26, tr. 41], lượng khách tăng trung bình trong những năm 2001 – 2005 là 19,8%/năm. Trong đó lươ ̣ng khách du lịch nội địa tăng khá mạnh, ngay cả trong năm 2003 dù ảnh hưởng của dịch SARS nhưng do các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn năng động, nhạy bén trong viê ̣c đa da ̣ng hoá sản phẩm , chuyển hướng khai thác thị trường nội địa . Bên ca ̣nh đó mô ̣t loa ̣t các hoa ̣t đô ̣ng kích hoa ̣t thương ma ̣i di ̣ch vụ, kích cầu nội đi ̣a như các Chợ Đêm, Chợ Phiên cuối tuần, khu phố chuyên đề và nhất là các khu vui chơi giải trí lớn trên đi ̣a bàn như Công viên văn hoá Đầm Sen , khu du lịch Suối Tiên, khu di tích đi ̣a đa ̣o Củ Chi, khu du li ̣ch Cần Giờ không ngừng cải tiến, nâng cấp chất lươ ̣ng di ̣ch vụ cùng với thành phố mở nhiều tuyến xe buýt thuâ ̣n lơ ̣i kết nối các điểm vui chơi giải trí với các đầu mối giao thông (Bến xe liên tỉnh, Chợ..) đã thu hút ngày càng nhiều người dân từ các tỉnh lân câ ̣n và

trong cả nước đến thành phố Hồ Chí Minh du li ̣ch, vui chơi giải trí.

Lượng khách quốc tế tới du lịch Thành phố cũng tăng nhanh chóng qua các năm. Năm 2001 có 1.226.400 lượt người, năm 2003 là 1.203.000 người, đến năm 2005 con số đạt 2.000.000 [26, tr.41].

Doanh thu du lịch của thành phố Hồ Chí Minh tăng qua các năm:

Bảng doanh thu du lịch của thành phố giai đoạn 2001 - 2005 Doanh thu

(Tỷ đồng) 2001 2002 2003 2004 2005

Tốc độ tăng bình quân/năm Kết quả 4.556 5.361 5.221 10.812 12.443 33,4%

(Nguồn Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh)

Hoạt động lữ hành đã thực hiện tốt việc kết nối sản phẩm du lịch với khách hàng, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố luôn khẳng định được vị thế hàng đầu của mình. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành không ngừng gia tăng, năm 2001 toàn thành phố mới có 287 đơn vị kinh doanh lữ hành tới năm 2005 con số này đã tăng lên 346, trong đó có 204 doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong tổng số 361 doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong cả nước [26, tr.10].

Từ năm 2001 đến năm 2005, do có sự tăng trưởng khá về lượng khách trong nước và quốc tế nên hoạt động kinh doanh lưu trú phát triển thuận lợi hơn, công suất sử dụng phòng bình quân trong ngành đạt 50%, tăng 6,5% so với giai đoạn 1990 – 2000. Cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố phát triển đa dạng từ những nhà nghỉ bình dân tới những khách sạn đạt chuẩn 5 sao. Tới năm 2005, toàn thành phố có 776 cơ sở lưu trú du lịch các loại với 20931 phòng (chưa kể những cơ sở lưu trú do quận - huyện cấp phép).

Số cơ sở lưu trú được phân hạng trên địa bàn Thành phố năm 2005 Loại cơ sở lưu trú Số cơ sở Số phòng

Hạng từ 1 đến 5 sao 142 9.609

Hạng 5 sao 8 271

Hạng 4 sao 7 1.243

Hạng 3 sao 20 1.737

Hạng 2 sao 61 2.599

Hạng 1 sao 46 127

Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 498 8.282

Tổng cộng 640 17.891

(Nguồn Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh) Trong những năm 2000 – 2005, sở Du lịch phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan thực hiện chương trình đầu tư xây dựng sản

phẩm du lịch ngày một phong phú, đa dạng. Các tuyến du lịch mới, các điểm vui chơi giải trí, các điểm mua sắm phát triển đều khắp ở khu vực trung tâm Thành phố.

Năm 2004, Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt 11 dự án đầu tư của Tổng Công ty Du lịch sài Gòn trong đó có 4 dự án mở rộng và nâng cấp các khách sạn trong trung tâm thành phố. Dự án xây dựng khu trung tâm hội nghị, hội chợ triển lãm cũng được triển khai ở Phú Mỹ Hưng, thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Cần Giờ. Chương trình xét chọn dịch vụ du lịch đạt chuẩn là một trong những thành công và là điểm nhấn của du lịch Thành phố, tới năm 2005 toàn Thành phố có 41 điểm mua sắm được công nhận đạt chuẩn.

Hoạt động tuyên truyền quảng bá , xúc tiến du lịch có sự chuyển biến tích cực trong đó có hoạt động xúc tiến trên địa bàn thành phố thông qua các phương tiê ̣n truyền thông thông tin đa ̣i chúng và tổ chức các sự kiê ̣n trên đi ̣a bàn. Hầu hết các báo đài lớn trên đi ̣a bàn thành phố đều có chuyên mục du lịch, chương trình phát thanh du li ̣ch phát sóng đi ̣nh kỳ hàng tuần , chương trình truyền hình du lịch định kỳ trên HTV , VTV.

Sở du lịch thực hiê ̣n phương thức phối hợp với các doanh nghiê ̣p du li ̣ch và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức các sự kiện xúc tiến trên địa bàn thành phố như sự kiện: Vì thành phố du lịch – thành phố SeaGames 2003, Lễ hô ̣i Giao lưu Văn hoá Viê ̣t – Nhâ ̣t 2004, Lễ hô ̣i Văn hoá Du li ̣ch Viê ̣t Đức 2005, Hô ̣i chơ ̣ Du li ̣ch quốc tế ITE 2005, Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I 2005, Lễ hô ̣i Trái cây Nam bô ̣ 2004 – 2005, Chương trình Ẩm thực về

Kinh Bắc 2004, Chương trình đón tiếp đoàn du li ̣ch ô tô Asean – Ấn Độ 2004, Hô ̣i thi Hướng dẫn viên 2005... Thành phố tham gia các hoa ̣t đô ̣ng xúc tiến trong các sự kiện ở các địa phương bạn: Năm Du li ̣ch Điê ̣n Biên 2003, Du li ̣ch Đồng bằng sông Cửu Long 2004, Năm Du li ̣ch Tây Nguyên 2005 và tổ chức cho các

doanh nghiê ̣p du li ̣ch tham gia hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i Lễ hô ̣i Du li ̣ch Sắc hoa Đà La ̣t 2004, Liên hoan Du lịch Quốc tế Hà Nô ̣i 2005, thực hiện xúc tiến du lịch ở thị trường nước ngoài thông qua nhiều kênh khác nhau.

Nhân lực ngành du lịch: Sở đã tổ chức hô ̣i thảo cùng các trường , khoa đào ta ̣o nghiê ̣p vụ du li ̣ch và các trung tâm ngoa ̣i ngữ để thông tin đi ̣nh hướng nhu cầu ngoa ̣i ngữ trong viê ̣c đào ta ̣o nguồn nhân lực hoa ̣t đô ̣ng ngành , phối hơ ̣p với trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế tổ chức thí điểm 3 lớp đào ta ̣o Giám đốc lữ

hành và tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ , kiểm tra ngoa ̣i ngữ để làm cơ sở xem xét cấp thẻ hành nghề cho các hướng dẫn viên ngoa ̣i ngữ hi ếm.

Bên cạnh những thành tựu mà ngành du lịch Thành phố đạt được, trong những năm 2000 – 2005, ngành du lịch cũng còn hạn chế:

Sản phẩm du lịch nhìn chung còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh với các thành phố ở các nước trong khu vực.

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn chậm (sân bay, bến cảng du lịch, nhà ga, hệ thống đường giao thông..), đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như nâng cấp khách sạn, trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí chưa đạt được tầm khu vực làm hạn chế việc thu hút khách quốc tế. Công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa chậm được thực hiện.

Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch như: Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc, các dự án của Tổng Công ty du lịch Sài Gòn và một số doanh nghiệp khác chậm, làm ảnh hưởng tới diện mạo du lịch chung của Thành phố.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch có chuyển biến nhưng chưa tạo được dấu ấn mạnh mẽ, hiệu quả lan tỏa mới dừng ở khu vực Đông Nam Á, chưa thực sự vươn tới các thị trường lớn như bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Úc...

Giá cả một số loại dịch vụ vẫn còn cao như, dịch vụ vận chuyển làm

ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh. Các loại hình dịch vụ du lịch bổ sung như: vui chơi giải trí, du lịch y tế, du lịch mua sắm, du lịch hội nghị, hội thảo chưa được chú trọng đầu tư.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, trình độ của nguồn lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch còn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao...

*

* *

Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, trên cơ sở những tiềm năng du lịch của địa phương, cùng với việc tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ thực trạng phát triển của ngành du lịch Thành phố trong thời gian trước đó, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra những chủ trương trương mang tính định hướng chung tương đối phù hợp nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch.

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng chủ trương, Đảng bộ Thành phố còn tích cực thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời đối với ngành kinh tế du lịch Thành phố nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch đề ra.

Trên cơ sở những chủ trương chung của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời chỉ đạo, điều hành phát triển ngành kinh tế du lịch Thành phố thông qua các kế hoạch chỉ đạo điều hành kinh tế - xã hội Thành phố hàng năm. Đồng thời chỉ đạo Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh thực hiện "Chương trình phát triển du lịch Thành phố giai đoạn 2001 – 2005" với trọng tâm tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như: Chương trình lữ hành, chương trình sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch, tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch.

Như vậy có thể thấy, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành kinh tế du

lịch với những định hướng đúng, phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương. Sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của ngành kinh tế du lịch. Những thành quả ngành kinh tế du lịch thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong những năm 2000 – 2005 tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu, chương trình phát triển du lịch của Thành phố trong thời gian tiếp theo.

Tuy nhiên, ngành du lịch Thành phố còn bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế, điều đó cho thấy những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố đối với ngành du lịch trong thời gian qua vẫn còn có những khoảng trống, những chỗ chưa phù hợp. Thực tế ấy đòi hỏi Đảng bộ Thành phố cần có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với sự biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế nhằm phát triển ngành du lịch Thành phố.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)