Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 52 - 63)

Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

2.3. Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố

2.3.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/01/2006, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo: “Sở Du lịch chủ trì phối hợp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Hiệp hội du lịch thành phố, các doanh nghiệp ngành du lịch và các cơ quan liên quan phát triển mạnh ngành du lịch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước;

nâng cao tính hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch; khai thác thị trường du lịch quốc tế trọng điểm và thị trường trong nước; đa dạng hóa các hình thức du lịch như du lịch lữ hành, du lịch sinh thái, du lịch Hội thảo - hội nghị - triển lãm, du lịch làng quê, v.v...; phối hợp với các sở - ngành, doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân các quận tổ chức Khu phố văn hóa - du lịch và chợ đêm ở quận 5, quận 1, quận 10.

Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài, nâng cao hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng hợp tác quốc tế hướng vào thị trường ASEAN, Đông Bắc Á, Nga, Đức, Mỹ. Tổ chức tốt cuộc họp Ủy ban điều hành tổ chức xúc tiến du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam lần 2.

Đẩy mạnh triển khai các chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn. Tổ chức và đưa vào hoạt động lực lượng bảo vệ khách du lịch trong quý I. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước của Sở Du lịch và phát huy vai trò các Hiệp hội du lịch.

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn khẩn trương triển khai thực hiện 11 dự án đầu tư du lịch, tập trung đầu tư khu du lịch sinh thái Cần Giờ, cảng du lịch đường thủy, Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc.

Tổng Công ty Du lịch Sài gòn khẩn trương tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm hội nghị - hội chợ - triển lãm ở khu Nam thành phố cho yêu cầu cấp bách, sớm đưa vào hoạt động. Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp Sở Thương mại tiến hành chuẩn bị đầu tư Trung tâm hội nghị - hội chợ - triển lãm quy mô và tầm cỡ quốc tế ở khu đô thị mới Thủ Thiêm” trong Quyết định số: 03/2006/QĐ-UBND, ngày 10/01/2006 [81, tr.3]. Kế hoạch điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2006 đã quan tâm chỉ đạo phát triển ngành kinh tế du lịch một cách toàn diện, có sự phân công nhiệm vụ, công việc một cách cụ thể đối với từng chủ thể chịu trách nhiệm thi hành trong ngành kinh tế du lịch. Cùng với việc giao trách nhiệm một cách cụ thể đến các cơ quan, đơn vị do Ủy ban trực tiếp quản lý thì việc thực hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch trong năm 2006 cũng được chính quyền Thành phố chú trọng chỉ đạo cụ thể. Đây là cơ sở cho ngành kinh tế du lịch triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành theo đúng chủ trương của Đảng bộ cũng như sự chỉ đạo tập trung của Thành phố.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Thành phố giai đoạn 2006 - 2010, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo: “Du lịch (tập trung du lịch quốc tế): Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của thành phố; liên kết với các tỉnh, thành phố xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn của thành phố, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo

nguồn nhân lực” Quyết định số: 115/2006/QĐ-UBND, ngày 21/07/2006, Về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2006 - 2010) [86, tr.5]. Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ Thành phố về phát triển ngành kinh tế du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố không chỉ thể hiện sự chỉ đạo, điều hành của mình thông qua các kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội hàng năm mang tính bao quát mà còn thực hiện việc điều hành đối với ngành du lịch bằng những chỉ đạo trực tiếp, cụ thể mang tính toàn diện thông qua hàng loạt các quyết định quan trọng như: Quyết định số: 43/2008/QĐ-UBND, ngày 27/05/2008, Ban hành Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số: 06/2008/QĐ-UBND, ngày 24/01/2008, Ban hành chương trình phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và những năm kế tiếp; Quyết định số:

22/2009/QĐ-UBND, ngày 16/03/2009, Ban hành Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2009; Quyết định số: 29/2010/QĐ-UBND, ngày 05/05/2010, Ban hành Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.

Trong những năm 2006 – 2010, ở tất cả những chương trình, kế hoạch phát triển du lịch được Ủy ban nhân dân phê duyệt triển khai đều thể hiện rất cụ thể, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển ngành kinh tế du lịch trong từng thời điểm, giai đoạn, nội dung phát triển mang tính toàn diện, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng thời điểm. Trong đó mục tiêu hướng tới của ngành du lịch Thành phố được xác định là: “Mục tiêu: Phát triển du lịch gắn liền với phát triển thương mại và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc làm cho

“Du lịch thật sự ngành kinh tế mũi nhọn” để đóng góp cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và phát triển bền vững.

Phát triển du lịch thành phố gắn liền với việc xã hội hóa để người dân và

các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động và xây dựng môi trường du lịch.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tăng cường hội nhập và chủ động phát triển quan hệ quốc tế.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, chọn lọc xây dựng một số sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh. Nâng cấp và xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm, có ý nghĩa quốc tế.

Chú trọng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để từng bước đưa du lịch thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực.

Nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của sở Du lịch, ngày 14/09/2006, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số:

136/2006/QĐ-UBND, Về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của sở Du lịch, làm cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực sở quản lý.

Năm 2008, thực hiện theo Nghị định số:13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số: 55/2008/QĐ-UBND, ngày 23/06.2008, Về hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thông tin thành Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Sau khi kiện toàn lại bộ máy tổ chức, ngành du lịch được quản lý tập trung tại phòng nghiệp vụ du lịch.

Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, nội dung của công tác cải cách và tăng cường quản lý nhà nước được thể hiện: “Thực hiện tốt vai trò và chức năng là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch thành phố trong việc tham mưu, đề xuất để Trưởng Ban Chỉ đạo điều

phối những hoạt động phối hợp các Sở, ngành, quận - huyện với Sở Du lịch.

- Nâng cao năng lực quản lý về du lịch, công tác quy hoạch, kế hoạch thanh kiểm tra; xây dựng và xác lập các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về du lịch được chính xác đồng bộ và đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng du lịch.

- Tiến hành quy hoạch các cơ sở lưu trú theo hướng hạn chế phát triển các cơ sở lưu trú nhỏ (nhà nghỉ kinh doanh du lịch, nhà có phòng cho thuê).

Khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, đặc biệt các khách sạn 4 - 5 sao có khả năng phục vụ tốt loại hình du lịch MICE.

Tăng cường công tác hậu kiểm cơ sở lưu trú sau khi xếp hạng để giữ vững được chất lượng và quản lý toàn diện.

- Triển khai thực hiện việc chuẩn hóa các hoạt động dịch vụ du lịch như hoạt động vận chuyển, hướng dẫn viên, các điểm mua sắm… Xây dựng tiêu chí bình chọn Topten và trao giải cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam và nước ngoài đưa nhiều khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh.

- Củng cố vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của Hiệp hội Du lịch để tập hợp nhiều hội viên, là đầu mối tin cậy của doanh nghiệp trong tham gia hội nhập thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp du lịch” [92, tr. 12].

Để đảm bảo nội dung cải cách và tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện một cách hiệu quả thì việc đề ra những giải pháp khả thi để thực hiện là điều không thể thiếu, và một số giải pháp trọng tâm đã được đưa ra đó là: “Tiếp tục phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp tích cực vào sự phát triển du lịch thành phố như: đầu tư xây dựng các khách sạn, các điểm kinh doanh ẩm thực, sản xuất và bán hàng lưu

niệm đạt chuẩn du lịch, đầu tư phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí trong các công viên văn hoá du lịch, xây dựng Bảo tàng chuyên đề và đặc biệt là sự đầu tư phát triển hệ thống các trường đào tạo trung học, cao đẳng và đại học du lịch tư thục.

- Phát huy trách nhiệm, vai trò của các thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch trong công tác phối hợp, cộng đồng trách nhiệm góp phần phát triển du lịch thành phố.

- Thúc đẩy cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, cương quyết loại trừ những khâu trung gian, thủ tục giấy tờ không cần thiết tạo thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp. Duy trì thường xuyên công tác giáo dục, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần thái độ, ý thức phục vụ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

- Thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai dễ phát sinh tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch. Xác lập các kênh thông tin thường xuyên giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cơ quan quản lý thông qua trang Web, đường dây nóng.

- Tăng cường kiểm tra giám sát nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch như hoạt động sai chức năng, kinh doanh trái phép, núp bóng, kê khai không đúng số lượng khách từng bước đưa hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch vào trật tự, tạo môi trường kinh doanh phát triển ổn định, bền vững, có tính chuyên nghiệp cao”

[92, tr. 13].

Trong những giải pháp trọng tâm được đưa ra, việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa và việc tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước nhằm tranh thủ kỹ thuật, công nghệ du lịch được cho là điểm sáng trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Trước những thành tựu khoa học công nghệ phát triển mạnh như như hiện nay,

“công nghệ du lịch” là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với nước ta nhưng đã trở nên quen thuộc với nhiều nước trên thế giới, việc tranh thủ hợp tác khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch là một việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần chuyển dịch ngành kinh tế du lịch theo hướng ngày một hiện đại.

Để đảm bảo cho sự phát triển của ngành kinh tế du lịch, những lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới ngành du lịch phát triển theo đúng hướng, có sự quản lý chặt chẽ trong những năm 2006 – 2010, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Chỉ thị số: 35/2006/CT-UBND, ngày 06/01/2006, về Xây dựng quy hoạch các ngành nghề kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar, dịch vụ xoa bóp, cơ sở lưu trú du lịch; cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó đối với các cơ sở lưu trú du lịch thì quy định: “Hạn chế cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, chỉ cấp mới đối với các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn có sao; Các cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận xếp hạng sao được kinh doanh các ngành nghề karaoke, vũ trường, quán bar, xoa bóp không cần phải có Giấy phép kinh doanh nhưng phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện và phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định” [80, tr.2]. Chỉ thị đã thể hiện rõ quan điểm của Thành phố trong việc nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, chỉ cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được cấp giấy phép kinh doanh, điều này nằm trong chương trình phát triển

theo chiều sâu của ngành kinh tế du lịch Thành phố.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch được đầu tư, vốn đầu tư của Trung ương và Thành phố tiếp tục đầu tư và hoàn thiện các công trình hỗ trợ cho du lịch phát triển như: tuyến đường Rừng Sác, tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất, xây dựng cầu Phú Mỹ, đường hầm Thủ Thiêm. Đồng thời, ngày 08/06/2006, Ủy ban nhân dân Thành phố ra Quyết định số: 83/2006/

QĐ-UBND, Ban hành Quy định về khuyến khích đầu tư bến bãi vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó khuyến khích việc huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn xã hội nhằm cải thiện hạ tầng giao thông thành phố.

Thành phố chỉ đạo phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đây là một trong những lĩnh vực có vai trò quyết định tới việc thu hút khách du lịch đến với Thành phố. Những năm 2006 – 2010, ngành du lịch chủ trương tăng cường, củng cố và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đã có. Tiếp tục nâng cao chất lượng các điểm tham quan có sức thu hút cao như: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà. Hệ thống các chùa…

Đồng thời xây dựng các sản phẩm mới và mang tính đặc thù của du lịch Thành phố như: Triển khai đề án khu phố đi bộ ở quận 1 tại đường Đồng Khởi - Nguyễn Huệ. Xây dựng tuyến du lịch tham quan khu phố Đông y quận 5 kết hợp với nhà hàng thực dưỡng. Chú trọng các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, với khu vực phụ cận và ra các nước như Campuchia, Thái Lan, Xingapo… Cùng với đó là việc phát động chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thông qua việc lựa chọn và biểu dương các dịch vụ hàng đầu của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh với Chương trình có tên gọi là “Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị”.

Những năm 2006 – 2010, ngành du lịch Thành phố chú trọng đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Tăng cường nội dung và đổi mới hình thức hoạt động quảng bá phát triển du lịch thông qua những lễ hội du lịch trên địa bàn thành phố: Lễ hội Tết Nguyên đán với hoạt động đường hoa phố hoa, Tết Nguyên tiêu, lễ hội Kỳ Yên Lăng Ông - Bà Chiểu, Ngày hội Hội du lịch thành phố. Ngành du lịch Thành phố tham gia các sự kiện và hội chợ du lịch thương mại với các địa phương trong nước, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến ra nước ngoài như tổ chức các Road show và tham gia các hội chợ quốc tế ở những thị trường trọng điểm. Đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông như hệ thống truyền hình, phát thanh và báo chí. Tổ chức các Famtrip (hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, giới thiệu), Press tour (du lịch khảo sát) cho các hãng lữ hành, các hãng truyền hình và nhà báo du lịch quốc tế đến tham quan thành phố Hồ Chí Minh để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm và hình ảnh của Thành phố đến với thị trường du lịch thế giới được sâu rộng hơn [92, tr.20].

Trong quá trình thực hiện nội dung chương trình xúc tiến, ngày 16/07/2007, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số: 3128/QĐ-UBND, Về phê duyệt chương trình xúc tiến du lịch năm 2007 nhằm tăng cường công tác xúc tiến du lịch của Thành phố.

Để thực hiện tốt nội dung của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, ngành du lịch Thành phố đã tăng cườ ng phối hơ ̣p với các phương tiê ̣n truyền thông đa ̣i chúng , trong đó chú tro ̣n g nâng cao chất lượng chuyên mục du li ̣ch trên truyền hình (VTV, HTV, VCTV), đài phát thanh và m ột số tờ báo lớn;

đẩy ma ̣nh hoa ̣t đô ̣ng câu la ̣c bô ̣ phóng viên du li ̣ch ; phát huy vai trò của T ạp chí Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch trên cơ sở không ngừng cải tiến nô ̣i dung , mở rô ̣ng ma ̣ng lưới phát hành . Đẩy mạnh xúc tiến du lịch ở ngoài nước thông qua T ổng cục du lịch Việt Nam, hãng hàng không

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)