CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ
2.1. Cơ sở hình thành chính sách dầu mỏ của Mỹ đối với Iraq
2.1.3 Chính sách của các quốc gia khác tại Iraq
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chính sách năng lƣợng của Mỹ sẽ đƣợc hoạch định một phần dựa trên chính sách của các chủ thể lớn trên thị trường năng lượng quốc tế như các nước châu Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản...
Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ cũng không phải là ngoại lệ khi nó bị tác động bởi chính sách của Anh, Liên Xô (Nga sau này), Trung Quốc và một số quốc gia Trung Đông khác.
28 Gawdat Bahgat (2003), Sđd
Trong giai đoạn đầu của thế kỉ 20, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq chủ yếu bị chi phối bời Anh. Sau khi những giếng dầu lớn đƣợc phát hiện gần Kirkuk mang lại sự cải thiện kinh tế cho Iraq vào năm 1927, chính quyền uỷ trị của Anh chủ trương quản lý nghiêm ngặt công ty dầu mỏ Iraq.
Bên cạnh đó, Anh còn phối hợp cùng Mỹ trong việc đƣa ra những chính sách tại Trung Đông, ví dụ nhƣ Anh và Mỹ cùng đóng vai trò chính trong việc lật đổ Thủ tướng Mahammad Mossadeq của Iran khi ông có chủ trương quốc hữu hoá công nghiệp dầu mỏ Iran29. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Anh tại Iraq nói riêng và Trung Đông nói chung suy giảm dần dần theo thời gian từ khi Iraq trở thành nhà nước quân chủ vào năm 1932 cho đến khi nó chính thức trở thành nước cộng hoà vào năm 1958 nên ảnh hưởng của chính sách của Anh lên chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ cũng yếu dần đi.
Trong thời chiến tranh Lạnh, việc Liên Xô duy trì quan hệ mật thiết với Iraq thông qua các khoản viện trợ kinh tế và quân sự đã có tác động không nhỏ lên chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ. Sau khi chính thức hóa mối quan hệ bằng việc ký kết một hiệp ƣớc hữu nghị năm 1972, Liên Xô là nguồn cung cấp chính các loại vũ khí cho Iraq và các hợp đồng mua bán vũ khí này đƣợc trả chủ yếu bằng dầu mỏ30. Điều này khiến các Mỹ trở nên lo lắng rằng Liên Xô đe doạ ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq nói riêng và Trung Đông nói chung. Sau chiến tranh Lạnh, việc cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ với Nga tại khu vực Trung Đông tuy không còn căng thẳng như trước nhưng một vấn đề khác nổi lên là Nga thắt chặt quan hệ kinh tế với Iraq thông qua việc tham gia ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ của Iraq. Bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc hạn chế việc buôn bán dầu của Iraq, công ty năng lƣợng Zarubezhneft của Nga thông báo rằng họ đã đƣợc khoan thử nghiệm các
29 Đỗ Trọng Quang, “Quan hệ Mỹ - Iran trong nửa thế kỉ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 03/2007, tr. 23-32
30 Carol R. Saivetz (2000), “Caspian Geopolitics: The View from Moscow”, The Brown Journal of World Affairs, Volume VII, Issue 253, pp 53-57
giếng dầu ở Iraq tập trung ở vùngKirkuk ở miền bắc vào năm 1999. Đây là lần khoan thử nghiệm đầu tiên của một công ty nước ngoài kể từ khi lệnh trừng phạt đƣợc áp đặt lên Iraq sau chiến tranh vùng vịnh 199031. Ngoài ra, vào tháng 9/2001, Iraq thông báo rằng Nga đã giành đƣợc các hợp đồng trị giá 40 tỷ đôla Mỹ để phát triển các dự án khoan thử nghiệm và phát triển cơ sở hạ tầng khai thác dầu mỏ trong tương lai32. Việc Nga can dự sâu vào các dự án dầu mỏ của Iraq sẽ làm một cản trở lớn cho Mỹ khi quan hệ của Nga với Iraq vốn lâu dài và ít mang tính đối đầu nhƣquan hệ Mỹ và Iraq.
Tham vọng của Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Iraq để tranh thủ nguồn lợi dầu mỏ tại đây cũng đặt ra hàng loạt thách thức cho Mỹ. Trung Quốc cũng đang tích cực tìm kiếm khả năng hợp tác về thăm dò dầu mỏ và đầu tƣ vào các mỏ dầu ở Iraq33. Tháng 6/1997, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và tổ hợp công nghiệp vũ khí nhà nước Northern Industries Cooperation của Trung Quốc đã ký một bản ghi nhớ với mục tiêu phát triển mỏ dầu al-Ahdab ở miền trung Iraq. Mỏ dầu này ƣớc tính chứa khoảng 360 triệu thùng dầu và cần một khoản đầu tƣ lên đến 1,3 tỷ đôla Mỹ34. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, hoạt động của các công ty dầu mỏ Trung Quốc hầu nhƣ chỉ giới hạn trong việc thăm dò khu vực mỏ dầu ở al- Ahdab chứ chƣa mở rộng. Bên cạnh việc các công ty của Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm cơ hội khai thác dầu mỏ ở Iraq, Trung Quốc còn gây khó khăn cho Mỹ trong nhiều vấn đề khác nhƣ sự phản đối của Trung Quốc và Nga đối với những lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, cũng nhƣ phản đối
31 Oil and Gas Journal, U.S. Crude Reserves Plunged 7 Percent in 1998, tại địa chỉ http://www.ogj.com/articles/print/volume-98/issue-1/in-this-issue/exploration/us-crude-reserves-plunged-7- in-1998.html truy cập ngày 1/10/2015
32 Middle East Monitor, “OPEC Ministers Approve Huge 1.7 Million B/D Production Cuts.”
Vol 29, no. 3 (March 1999) p.22.
33 Xu (2000), „China and the Middle East: Cross Investment in the Energy Sector‟, Middle East Policy, vol. vii, no. 3, June 2000.
34 Jaffe, Amy Myers and Lewis, Steven W. (2002) “Beijing‟s oil diplomacy”, Survival, 441, pp. 115 – 134
những cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iraq. Những động thái này đã cản trở việc thực thi các chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ hiệu quả.
Các yếu tố bao gồm lợi ích quốc gia của Mỹ, thái độ của chính quyền Iraq và chính sách của các quốc gia khác tại Iraq chính là nền tảng xây dựng chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq với các mục tiêu và công cụ thực hiện chính sách tương ứng.