CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH NGOẠI
3.2 Đánh giá và triển vọng của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹvới Iraq
3.2.2 Triển vọng của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq
Trong tương lai, bất chấp việc Mỹ đẩy mạnh việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế khác cũng nhƣ tìm kiếm nguồn dầu mỏ từ các
70 Alberto Riva, More Arms For Baghdad: Iraq Buys $4.2 Billion In Russian Weapons, International Business Times tại địa chỉ http://www.ibtimes.com/more-arms-baghdad-iraq-buys-42-billion-russian- weapons-843785 truy cập ngày 25/10/2015
khu vực khác, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Iraq và Trung Đông. Do đó, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq sẽ đƣợc tiếp tục triển khai tiếp tục ở các đời Tổng thống sau ông Obama. Chiến lƣợc này xuất phát từ những lợi ích và gắn kết lâu dài của Mỹ với Iraq nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung chứ không phải từ những điều kiện nhất thời hay tƣ duy đối ngoại của cá nhân Tổng thống do đó nó vẫn sẽ đƣợc duy trì bởi chính quyền nước Mỹ vốn nổi tiếng bởi tính thực dụng và duy lý. Ngay từ những ngày đầu công bố chiến lƣợc ngoại giao năng lƣợng, chính quyền Mỹ đã khẳng định đặc điểm quan trọng của chiến lƣợc này là những cam kết của Mỹ mang tính lâu dài, thậm chí sẽ đƣợc thực hiện qua nhiều thế hệ khác nhau.
Điều này có nghĩa các tổng thống Mỹ sau này sẽ tiếp tục triển khai tƣ duy này, tuy mỗi bước đi có thể được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, chính trị Mỹ có đặc điểm là chịu ảnh hưởng lớn bởi các cá nhân trong xã hội, nhất là tầng lớp lãnh đạo nên quá trình tái xác định khu vực ƣu tiên cũng có vai trò của những nhân vật quan trọng, nhất là Tổng thống, cũng nhƣ đội ngũ hoạch định chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng.
Trong tương lai gần, khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tầm quan trọng không chỉ với nước Mỹ mà còn với cả thế giới sẽ vẫn nhận được sự quan tâm xứng đáng. Tuy nhiên từng thời Tổng thống sẽ có những ƣu tiên riêng về từng khu vực, ví dụ nhƣ Tổng thống Bush nghiêng về Trung Đông còn Tổng thống Obama nghiên về châu Á Thái Bình Dương. Với vai trò quan trọng và chưa thể thay thế của dầu mỏ trong tương lai gần cũng như nguồn dầu mỏ còn rất dồi dào của Iraq thì cho dù chính sách ngoại giao dầu mỏ với Iraq trong tương lai không còn là ƣu tiên khu vực số 1 của các Tổng thống đời sau thì nó vẫn sẽ tiếp tục đƣợc duy trì với một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
3.2.2.2 Hình thức triển khai
Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq trong thời gian tới sẽ đƣợc triển khai tập trung vào các công cụ kinh tế và ngoại giao nhiều hơn là các công cụ quân sự.
Các công cụ kinh tế sẽ sẽ tập trung vào việc thúc đẩy sự tham gia về cả chiều rộng và chiều sâu của Mỹ vào ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ tại Iraq. Nổi bật nhất là một tầm nhìn đầy tham vọng nhưng khả thi: một đường ống dẫn dầu chiến lƣợc từ các mỏ dầu khổng lồ ở Basra (nơi chiếm tới 80 phần trăm trữ lƣợng dầu mỏ của Iraq) đến nhà máy lọc dầu ở Haditha tỉnh Anbar; đường ống phía tây nam xuyên qua Jordan đến Biển Đỏ; và đường ống kết nối miền Bắc, Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải. Ba đường ống xuất khẩu - Vịnh Ả Rập, Biển Đỏ và Địa Trung Hải - sẽ xây thêm phần dự phòng cho cơ sở hạ tầng xuất khẩu quốc gia của Iraq, tạo thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các vùng miền của Iraq và sắp xếp các lợi ích của các đối tác khu vực trong một đất nước Iraq ổn định và thịnh vượng71.
Cùng với tầm nhìn này là một thỏa thuận chia sẻ doanh thu để đảm bảo các khoản thu từ dầu mỏ đƣợc chia sẻ một cách công bằng, và, về dài hạn, hướng đến một hệ thống pháp luật mới để quản lý lĩnh vực khai thác dầu mỏ và đảm bảo khả năng dự báo pháp lý để các bên tham gia thị trường. Mỹ muốn nguồn dầu từ tất cả các vùng miền Iraq, từ Bắc vào Nam, tiếp cận với thị trường toàn cầu trong thời gian sớm nhất có thể và theo cách tăng cường sự ổn định. Hiện nay Iraq sản xuất 3 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhƣng theo kịch bản trung tâm của các dự án của IEA thì con số này có thể tăng lên đến 6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2020, và sẽ là 8 triệu thùng mỗi ngày vào năm
71 Testimony of Brett McGurk, Deputy Assistant Secretary for Iraq and Iran, Near Eastern Affairs House Foreign Affairs Committee, Subcommittee on the Middle East and North Africa, U.S. Foreign Policy Toward Iraq, bản online tại địa chỉ http://www.state.gov/p/nea/rls/rm/217546.htm truy cập ngày 4/11/2015
2035, với doanh thu trong giai đoạn này khoảng 5 nghìn tỷ đôla72.
Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong các tranh chấp nội bộ liên quan đến việc phân bổ nguồn thu và quản lý nguồn tài nguyên dầu mỏ. Thay vào đó, Mỹ tập trung vào các nguyên tắc đƣợc ghi trong hiến pháp Iraq và châm ngôn rằng phân chia hòa bình một chiếc bánh lớn luôn luôn là tốt hơn chiến đấu để giành lấy chiếc bánh nhỏ. Vì vậy, Mỹ sẽ tập trung vào việc tăng cường sản xuất và xuất khẩu, khắc phục các rào cản mà các công ty Mỹ phải đối mặt khi hoạt động tại Iraq cũng nhƣ hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho ngành khai thác dầu mỏ tại Iraq phù hợp theo Hiệp định chiến lược khung giữa hai nước.
Những nỗ lực này sẽ đẩy nhanh trong thời gian tới sau khu Ủy ban điều phối chung về hợp tác năng lƣợng vào đầu năm 2014 đƣợc thành lập73.
Các công cụ quân sự cũng sẽ đƣợc Mỹ sử dụng một các giới hạn trong các trường hợp cần thiết. Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tấn công từng phần với các mục tiêu và ranh giới rõ ràng để tránh sa vào một cuộc chiến “hao người, tốn của” thay cho một cuộc tấn công quan sự toàn diện nhƣ Mỹ đã từng thực hiện năm 1990 và 2003. Ông Obama đã mạnh mẽ phủ nhận khả năng Mỹ đƣa quân quay trở lại Iraq để tiêu diệu Nhà nước Hồi giáo IS rằng “Chúng ta sẽ không đƣa quân Mỹ đến chiến đấu ở Iraq một lần nữa. Và chúng ta sẽ duy trì điều này, bởi vì chúng ta đã học đƣợc một bài học từ sự tham chiến lâu dài và vô cùng tốn kém của chúng ta ở Iraq trước đây”74. Điều này xuất phát từ yếu tố cả bên ngoài và bên trong khi tình hình Iraq và khu vực Trung Đông phức tạp còn ngân sách tài chính Mỹ thì trong tình trạng “giật gấu vá vai” và những lời kêu gọi chống chiến tranh ở nội bộ Mỹ lên cao.
Tình hình Iraq và khu vực Trung Đông hiện nay rất phức tạp và khó giải
72 International Energy Agency, Iraq Energy Outlook, Oct. 9, 2012, p. 11
73 The U.S. Embassy in Baghdad, Joint Statement of the Iraq-U.S. Joint Coordination Committee on Energy, bản online tại địa chỉ http://iipdigital.usembassy.gov/st/english/texttrans/2014/02/20140205292353.html - ixzz3qVikqwb8 truy cập ngày 4/11/2015
74 The White House, Statement by the President on Iraq, tại địa chỉ https://www.whitehouse.gov/the-press- office/2014/08/09/statement-president-iraqtruy cập ngày 4/11/2015
quyết trong ngắn hạn. Hiện nay, nguyên nhân của tình hình bất ổn ở Iraq rất phức tạp: hậu quả từ việc Mỹ bỏ qua Liên hợp quốc phát động chiến tranh Iraq, các nước phương Tây ủng hộ phe đối lập Syria, trong nội bộ Iraq, chính quyền dòng Shi‟ite thực hiện chính sách chèn ép dòng Sunni không thỏa đáng đem lại cơ hội cho các lực lượng khủng bố như Nhà nước Hồi giáo IS, do tiến hành cuộc chiến chống khủng bố, các phần tử cực đoan trên thế giới ngày càng nhiều… Trong tình hình này, một loạt nỗ lực xây dựng môi trường an ninh, hòa bình, ổn định khu vực của Chính phủ Mỹ đều rơi vào kết cục không tích cực. Tình hình “thế chân vạc” giữa chính quyền dòng Shi‟ite, người Kurd và IS ở Iraq hiện nay dần dần hình thành. Mỹ đã nhận thức đầy đủ rằng, việc can thiệp quân sự từ bên ngoài một cách đơn thuần khó mà mang lại sự ổn định cho khu vực, nên việc điều động lƣợc lƣợng quân sự “quay trở lại” Iraq sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, thực lực tài chính của Mỹ khó lòng kham nổi việc đƣa quân quay lại “vùng lầy Iraq”. Bản thân nước Mỹ cũng đang Mỹ sa lầy vào các cuộc xung đột kéo dài hơn 1 thập kỷ ở Afghanistan (từ năm 2001 đến nay) và Iraq (từ 2003-2011) và tiêu tốn 6.000 tỉ đôla Mỹ75. Trước đó, chính quyền ông Bush từng quả quyết cuộc chiến ở Iraq tự cung cấp tài chính nhờ vào nguồn lợi dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này. Thế nhƣng trên thực tế, Washington đã vay mƣợn khoảng 2.000 tỉ đôla Mỹ, phần lớn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, để trang trải cho cả 2 cuộc chiến. Với các khoản vay này, mỗi năm nước Mỹ sẽ phải chi 260 tỉ đôla Mỹ tiền lãi76. Các chuyên gia cảnh báo di sản từ cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan còn ảnh hưởng lớn đến ngân sách liên bang trong nhiều thập niên sau này. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy yếu với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện từ năm 2008 và bị ảnh hưởng rất lớn bởi suy thoái kinh tế tại các nước khác khi châu Âu
75 Linda Bilmes, Joseph E. Stiglitz (2008), The Three Trillion Dollar War: The True Cost of the Iraq Conflict, Nxb W. W. Norton, New York, tr. 34
76 Linda Bilmes, Joseph E. Stiglitz (2008), Sđd, tr. 56
vướng phải cuộc khủng hoảng nợ công, Trung Quốc phát triển kinh tế quá nhanh và quá nóng với nhiều bất ổn tiềm ẩn, Nhật Bản vừa hứng chịu thảm hoạ động đất – sóng thần… thì khả năng nước Mỹ có thể xoay sở cho một cuộc chiến mới tại Iraq là không thể.
Thay thế cho việc sử dụng công cụ quân sự tiến hành một cuộc tấn công toàn diện Iraq, Mỹ có thể sử dụng một số công cụ khác để ổn định tình hình Iraq nhƣ sử dụng các công cụ ngoại gia để ổn định tình hình Iraq. Nỗ lực đạt đƣợc một giải pháp ngoại giao giữa các lực lƣợng tại Iraq bao gồm các phe đối lập lẫn các quốc gia bên ngoài có thể đƣợc xem là mục tiêu trung tâm.
Chính Iraq phải tự mình sắp xếp lại cục diện đất nước. Tổng thống Obama cũng đã khẳng định “Mỹ sẽ làm phần việc của mình. Tuy nhiên cuối cùng mọi việc vẫn phụ thuộc vào chính người dân Iraq, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, để giải quyết vấn đề của họ”77.
Ngoài ra, Mỹ vẫn duy trì việc sử dụng công cụ ủng hộ các phe đối lập để tiến hành lật đổ chính quyền không thân thiện với Mỹ từ bên trong. Đây là một công cụ quen thuộc, đƣợc Mỹ sử dụng có hiệu quả trong thời gian dài triển khai chính sách ngoại giao dầu mỏ tại Iraq. Trong hoàn cảnh Mỹ chƣa thể triển khai một cuộc tấn công quân sự toàn diện để xoá bỏ chính quyền Iraq khi chính quyền này có những hành động hoặc thái độ cản trở các lợi ích liên quan đến an ninh dầu mỏ của Mỹ thì việc Mỹ tác động thay đổi chính quyền từ bên trong thông qua việc ủng hộ các phe phái đối lập nổi dậy sẽ giúp Mỹ giữ gìn được cả hình ảnh đất nước lẫn tiết kiệm được cả về tài chính và nhân lực. Hơn thế nữa, việc giúp đỡ các phe đối lập còn làm tình hình Iraq thêm rối ren, chính phủ Iraq non yếu chƣa thể kiểm soát càng phải dựa dẫm vào Mỹ. Con bài mặc cả về sự tham gia sâu rộng hơn của Mỹ vào ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ tại Iraq và nhiều vấn đề khác từ đó mà trở nên có sức nặng hơn nhiều.
77 The Huffington Post, Obama: The U.S. Won't Send Troops Back Into Combat In Iraq tại địa chỉ http://www.huffingtonpost.com/2014/06/13/obama-iraq_n_5492117.html truy cập ngày 25/10/2015
Tiểu kết
Tóm lại, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq đƣợc triển khai từ những năm 1920 của thế kỉ trước đến nay đã gây ra những tác động lớn đến cả Iraq, an ninh khu vực Trung Đông và an ninh dầu mỏ thế giới. Chính sách này để lại hậu quả là một Iraq hoang tàn bởi chiến tranh và phân hoá sâu sắc với các xung đột sắc tộc, tôn giáo ngày càng dữ dội. An ninh khu vực Trung Đông thì xấu đi thấy rõ với các cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng lẫn sự chia rẽ trong thái độ của các nước trong khu vực về chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq. An ninh dầu mỏ thế giới cũng bị tác động bởi các cuộc chiến tại đây đã đẩy giá dầu tăng cao một cách kỉ lục. Đặc biệt, Nhà nước Hồi giáo IS ra đời và gây ra những tác động to lớn không chỉ với riêng Iraq mà còn với cả khu vực Trung Đông. Đƣợc xem là một đứa con do chính chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq hình thành và nuôi dưỡng, Nhà nước Hồi giáo IS lại đang quay trở lại đe doạ chính nước Mỹ và cả thế giới. Chính sách đối phó với tổ chức khủng bố nguy hiểm này cần phải có sự phối hợp của nhiều công cụ và sự hợp tác của nhiều quốc gia. Rõ ràng, đây là hệ luỵ nguy hiểm và khó đối phó nhất của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq. Đối với chính bản thân nước Mỹ, chính sách này được đánh giá là thất bại nhiều hơn thành công. Mỹ đã trả một chi phí quá đắt về cả tài chính, nhân lực lẫn uy tín quốc gia nhƣng thành quả thu đƣợc lại không nhƣ kỳ vọng. Bất chấp những thành công đáng ghi nhận về sự tham gia của Mỹ và ngành công nghiệp dầu mỏ Iraq, Mỹ hiện nay vẫn chƣa thể kiểm soát hoàn toàn ngành công nghiệp này. Tuy Mỹ thành công khi lật đổ đƣợc các chính quyền có khuynh hướng chống Mỹ tại Iraq nhưng chính quyền mới dựng lên do Mỹ hậu thuẫn vẫn không phải là thân Mỹ hoàn toàn. Mỹ chi trả chi phí cho các cuộc chiến tranh nhưng các nước đứng ngoài cuộc chiến như Nga và Trung Quốc lại thu được lợi ích lớn. Do những hạn chế này mà trong tương lai,
chính sách này sẽ tiếp tục đƣợc triển khai với các công cụ chính là kinh tế và chính trị chứ Mỹ sẽ không tiến hành một cuộc tấn công quân sự toàn diện nhƣ trong quá khứ. Tuy vậy, với vai trò quan trọng và khó thay thế của dầu mỏ cũng nhƣ nguồn cung dồi dào của Iraq thì chính sách này vẫn sẽ đƣợc tiếp tục triển khai dưới các đời Tổng thống trong tương lai của Mỹ.
KẾT LUẬN
Là cường quốc dẫn đầu thế giới nhưng bản thân Mỹ lại là một nước nhập khẩu dầu mỏ, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dầu mỏ từ bên ngoài. Bị tác động bởi yếu tố nguồn cung hạn chế và nguồn cầu ngày càng gia tăng ở cả trong và ngoài nước, sự bất ổn về an ninh của nguồn cung dầu mỏ và đặc biệt là sự xung đột về quan niệm của các chủ thể trong mối quan hệ cung – cầu dầu mỏ, Mỹ đã đƣa ra chính sách ngoại giao dầu mỏ với mục tiêu chính là đảm bảo nguồn dầu mỏ từ các nguồn cung bên ngoài, đặc biệt là khu vực Trung Đông.
Chính sách này còn hướng đến việc đảm bảo vai trò và ảnh hưởng của Mỹ tại các “cửa ô” của quá trình khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên toàn thế giới.
Là một phần của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ trên toàn cầu, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq cũng mang những đặc điểm chung của chính sách này. Tuy nhiên, Iraq lại là một khu vực với nhiều điểm khác biệt như đây là nguồn dầu mỏ dồi dào tại Trung Đông, nội bộ đất nước chia rẽ vì xung đột tôn giáo và sắc độc đồng thời Iraq cũng là nơi tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc suốt chiều dài lịch sử. Do đó, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với đất nước này cũng có nhiều điểm khác biệt. Lợi ích của Mỹ tại khu vực này không chỉ gói gọn trong việc đảm bảo quyền tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên có trữ lƣợng lớn thứ 2 thế giới này mà còn mở rộng ra rộng lớn hơn nhiều với lợi ích về an ninh tiền tệ, ảnh hưởng chiến lược lẫn cân bằng quyền lực tại khu vực Trung Đông đầy bất ổn. Mục tiêu của chính sách xuất phát từ những lợi ích này và và tình hình thực tế tại Iraq đƣợc xác định gồm 2 điểm chính là đảm bảo dòng chảy ổn định của dầu mỏ từ Iraq đồng thời ngăn chặn việc Iraq sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ này để phát triển quân sự và trở thành nguy cơ đe doạ an ninh khu vực. Để thực hiện mục tiêu trên, Mỹ triển khai chính sách bằng cách kết hợp