CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH NGOẠI
3.1. Tác động của chính sách dầu mỏ của Mỹ với Iraq
Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ gây ra những tác động lớn đến sản lƣợng khai thác dầu mỏ của Iraq. Với cuộc chiến tranh Iran – Iraq, sản lƣợng khai thác dầu mỏ của Iraq sụt giảm nghiêm trong. Tuy nhiên, trong 2 năm giữa cuộc chiến này và chiến tranh vùng Vịnh 1990, sản lƣợng khai thác của Iraq tăng từ từ và đạt đỉnh vào năm 1989 là thời điểm trước khi Mỹ tấn công Iraq. Sau đó, do hậu quả của chiến tranh vùng Vịnh cộng với các lệnh cấm vận kinh tế nghiêm ngặt của Liên Hiệp Quốc trong suốc thập kỉ 1990, sản lƣợng dầu mỏ Iraq luôn ở mức rất thấp so với mốc 1989 và với tiềm năng của ngành dầu mỏ của quốc gia này. Ngay sau khi chính quyền Mỹ giành đƣợc quyền kiểm soát Iraq sau cuộc tấn công năm 2003, sản lƣợng khai thác dầu mỏ của Iraq liên tục tăng vì kiểm soát và tận dụng nguồn dầu mỏ dồi dào của Iraq là một trong những mục tiêu chính của chính sách ngoại giao dầu mỏ mà Mỹ triển khai tại Iraq từ trước đến nay.Tuy nhiên, sản lượng dầu của Iraq đã không tăng nhanh sau cuộc chiến như nhiều người kỳ vọng. Hàng chục tỉ đô la cần có để đưa tổng sản lượng của nước này trở lại mức đỉnh điểm 3,5 triệu thùng mỗi ngày nhƣ năm 1978 đã không đƣợc đầu tƣ do những cuộc tấn công không ngừng nhằm vào cơ sở hạ tầng và lực lƣợng lao động, lẫn sự bất ổn của hệ thống pháp luật và chính trị Iraq cũng nhƣ khuôn khổ pháp lý hợp đồng cho việc đầu tƣ64.
64 Daniel Yergin. “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr) 2006, pp. 69-82
Biểu đồ 3.1: Sản lượng khai thác dầu mỏ của Iraq trong giai đoạn 1980 – 2015
Đây là tác động lớn nhất và cũng dễ nhận thấy nhất của chính sách ngoại giao năng lƣợng của Mỹ với Iraq. Chính sách này cũng tác động đến giá dầu mỏ trên thế giới. Các thời điểm giá dầu leo thang đếu liên quan đến việc sản lƣợng khai thác dầu mỏ từ Iraq (và cả Iran trong cuộc chiến Iran – Iraq năm 1980 – 1988) bị cắt giảm do ảnh hưởng của chiến tranh khiến cho nguồn cung từ khu vực Trung Đông bị thiếu hụt. Cụ thể, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1990-1991, khi Mỹ cùng với liên quân 34 nước khác tiến hành chiến dịch Lá chắn sa mạc và Bão táp sa mạc đã đẩy giá dầu leo thang từ 28 đôla/thùng lên 46 đôla/thùng (tăng 64%)65. Sau cuộc chiến, lệnh cấm vận Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait do Mỹ khởi xướng đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng
65 Gaurav Agnihotri, A brief history of oil, tại địa chỉ http://energymaverick.com/a-brief-history-of-oil/ truy cập ngày 25/10/2015
mỗi ngày, khiến giá dầu tăng cao. Sau khi Mỹ tiến hành tấn công Iraq vào năm 2003, giá dầu thô cũng leo thang dần lên đến mốc cao nhất là hơn 147 đôla/thùng vào năm 200866. Mức giá dầu mỏ tăng cao khiến cho tình hình an ninh dầu mỏ nói riêng và an ninh năng lƣợng trên thế giới bị đe doạ.
3.1.2 Tác động đến an ninh khu vực Trung Đông
Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq đã gây ra những tác động tiêu cực với tình hình an ninh khu vực Trung Đông với 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1990-1991 và 2003. Tình hình bất ổn này còn kéo dài thêm bởi cuộc chiến giữa quân đội Mỹ và các lƣợc lƣợng nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Mỹ tại Iraq trước khi Mỹ rút quân khỏi Iraq vào năm 2011.
Không chỉ trực tiếp gây ra bất ổn bằng lƣc lƣợng quân sự, thái độ chia rẽ về quan điểm của các nước Trung Đông trong hai cuộc chiến này cũng là một tác động tiêu cực của chính sách này lên an ninh khu vực Trung Đông.
Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq còn làm mất đi sự cân bằng chiến lược tại Trung Đông. Trước cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, chính quyền Saddam Hussein của người Sunni vốn là đối trọng với chính quyền Shi‟ite của Iran. Sau cuộc chiến, ảnh hưởng của Tehran đối với đa số người Shi‟ite lên nắm quyền ở Iraq đã tăng lên khi Mỹ thất bại trong việc đảm bảo an ninh và sự ổn định tại Iraq. Iran đã bắt đầu củng cố đƣợc quan hệ của mình ở nước này, tạo ra vùng ảnh hưởng người Shi‟ite từ các đường biên giới phía Đông Địa Trung Hải. Iraq là điểm then chốt trong "Chiến lƣợc Trung Đông" của Iran, là bàn đạp cho nước này tiến vào thế giới Arập. Điều này giải thích tại sao Tehran đã bắt đầu can dự quân sự trực tiếp ở Iraq và các lực lượng cách mạng Hồi giáo Iran đang tham gia với những chiến binh người Shi'ite do Iran hậu thuẫn và các lực lƣợng quân đội Iraq trong trận chiến chống IS ở Tikrit hiện nay.
66 Gaurav Agnihotri, Sđd
Hơn thê nữa, việc lật đổ Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã tạo khoảng trống quyền lực cho chủ nghĩa khủng bố phát triển mạnh chƣa từng có ở tại khu vực Trung Đông khiến cho khu vực vốn đã bất ổn này trở nên hỗn loạn hơn nữa. Đây là điều mà Mỹ không mong muốn và hoàn toàn trái với mục tiêu “dân chủ hóa” Iraq nhƣ đã đƣợc đề ra trong “Đề án Đại Trung Đông” của Mỹ. Trước cuộc chiến, al-Qaeda không có lực lượng ở Iraq, nhưng sau cuộc chiến, al-Qaeda đã hiện diện ở đây. Al-Qaeda và các lƣợc lƣợng khủng bố khác, tiêu biểu là IS đã và đang lợi dụng sự oán giận của người Iraq đối với quân Mỹ để tập hợp lực lƣợng, kêu gọi thánh chiến, mở các vụ tấn công khủng bố ngày càng nhiều, dẫn tới tình trạng bạo lực diễn ra triền miên khiến nhiều người chuyển từ lo ngại sang chỉ trích khả năng duy trì trật tự - an ninh của các lực lƣợng an ninh Iraq . Iraq trở thành “thiên đƣ ờng” của các lƣ̣c lượng thánh chiến hồi giáo Jihad chuyên coi khủng bố là công cụ phát huy ảnh hưởng ra khắp thế giới. Nguy cơ khủng bố nổi lên khắp thế giới, thậm chí cả trong lòng nước Mỹ như đã đư ợc ghi nhận trong Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2010.
Đặc biệt, một trong những hậu quả lớn nhất của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq là sự ra đời và phát triển nhanh nhƣ nấm độc của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria” (IS). Chính chính sách ngoại giao dầu mỏ với việc ủng hộ các phe đối lập để lật đổ chính quyền Iraq từ bên trong và chính sách chia rẽ tôn giáo của Mỹ ở Trung Đông là những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Hồi giáo IS do Abu Bakr al Baghdadi thành lập. Đây là một nhóm chiến binh người Hồi giáo dòng Sunni được phát triển từ tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq”, một nhánh của al-Qaeda ra đời năm 2003 sau khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến Iraq. Chính thức đƣợc thành lập cuối năm 2012 sau khi sát nhập với một đối thủ liên kết với al-Qaeda hoạt động tại Syria là Mặt trận al-Nusra, IS đã chiếm một số khu vực ở Syria làm
căn cứ, treo cờ thánh chiến ở khắp mọi nơi họ kiểm soát đồng thời áp đặt các đạo luật Hồi giáo cực đoan tại những nơi này. Ƣớc tính hiện IS có khoảng 7.000 đến 10.000 thành viên, vốn là các cựu chiến binh al-Qaeda, cựu chiến binh quân đội Saddam Hussien và các cựu thành viên đảng Batth. IS đƣợc cho là cực đoan, tàn bạo còn hơn al-Qaeda nên những nguy cơ an ninh nó nhƣ gây mất ổn định cho toàn bộ Trung Đông, tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới và có thể tạo ra một làn sóng khủng bố toàn cầu mới còn nguy hiểm hơn vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 trước đây.
3.1.3 Tác động đến Iraq
Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ vốn hướng đến việc xây dựng một chính quyền Iraq thân Mỹ đã để lại một xã hội Iraq phân hoá sâu sắc với các xung đột sắc tộc, tôn giáo ngày càng dữ dội. Trong quá khứ, Mỹ đã liên tiếp sử dụng công cụ ủng hộ cả tài chính và vũ khí quân sự cho các phe đối lập để lật đổ chính quyền chống Mỹ tại Iraq. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các phe phái lớn mạnh trong lòng Iraq, gây nên sự chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo. Ngay cả khi Mỹ trao quyền kiểm soát Iraq lại cho người dân Iraq để rút quân về nước năm 2011, những bất đồng trong việc phân chia quyền lợi kinh tế và chính trị của các phe cánh vẫn là nguyên nhân chính không thể gắn kết các đảng phái lớn để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn. Thủ tướng Iraq Nouri Al Maliki, một người Hồi giáo dòng Shi‟ite, đã tước bỏ chức vụ của rất nhiều chính trị gia Hồi giáo dòng Sunni, tạo ra một bất đồng mang tính sắc tộc lớn tại Iraq.Mỹ đã lật đổ một chế độ Mỹ gọi là độc tài của Saddam Hussein và dựng lên một chế độ của một nhà độc tài mới - Nuri Al Maliki.
Bất chấp một chính phủ chia sẻ quyền lực giữa người Hồi giáo dòng Sunni, người Hồi giáo dòng Shi‟ite và người Kurd, vẫn còn nhiều vụ tranh giành quyền lực giữa các phe phái tại Iraq. Người dân Iraq lo ngại những
xung đột tiềm tàng giữa 3 sắc tộc trên và cả các hoạt động bạo loạn liên quan đến Al-Qaeda sẽ có cơ hội bùng lên sau khi Mỹ rút đi. Chƣa kể là khu vực phía Bắc của người Kurd luôn đòi tự trị, điều mà Mỹ chưa thể giải quyết trong cuộc chiến dù đã hứa xem xét khi Mỹ thuyết phục người Kurd ủng hộ mình lật đổ ông Saddam. Sau 10 năm, ngưởi Kurd trên thực tế đã thành lâ ̣p được nhà nước độc lâ ̣p ở phía bắc Iraq là Kurdistan. Đây là quốc gia khá thi ̣nh vượng với quốc kỳ , quốc ca và chính phủ riêng cũng như các lực lượng vũ
trang riêng với quân số khá đông và được trang b ị ̣ khá hiện đại . Nền kinh tế
của Kurdistan dựa trên cơ sở khai thác và xuất khẩu d ầu mỏ. Ai đến Iraq vào lúc này có thể cảm nhận thấy rất rõ sự chia cắt không thể đảo ngƣợc của đất nước này thành nhiều khu vực khác nhau , trong đó khu vực của Kurdistan được phân đi ̣nh bằng hàng rào dây thép gai , có các chòi canh và c ác trạm kiểm soát với các đơn vi ̣ vũ trang thường trực sẵn sàng đáp trả bất cứ hành đô ̣ng nào của Iraq có ý đi ̣nh tiến công từ hướng phía nam lên.
Chính sự chia rẽ sâu sắc từ bên trong này khiến cho an ninh Iraq trở nên tồi tệ và vƣợt quá tầm kiểm soát của cả Mỹ và chính phủ Iraq sau khi Mỹ rút đi. Các quan chức cấp cao quân đội Mỹ nói thẳng ra là họ lo ngại cho khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq, kể cả an ninh của các khu vực khai thác dầu trên đất liền và ngoài khơi vịnh Persic. Ngay cả buổi lễ đánh dấu sự rút quân ra khỏi Iraq, Mỹ cũng phải huy động trực thăng bảo vệ an ninh. Các cuộc bàn giao các căn cứ quân sự của Mỹ cho phía Iraq cũng diễn ra âm thầm, tránh trở thành mục tiêu tấn công của các tay súng nổi dậy.
Nhà nước Hồi giáo IS, sản phẩm của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ cũng gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng lên Iraq. Nhà nước Hồi giáo IS ra đời từ làn sóng bạo lực giữa người Sunni và người Shiite tại Iraq bùng ra sau khi Saddam Hussein bị lật đổ vào năm 2003. Quyền hành đƣợc trao cho người Shiite từ lâu bị nằm ngoài rìa và người Sunni bị đẩy ra khỏi
guồng máy chính quyền và quân đội. Gần đây hơn, chính sách mạnh mẽ của Thủ tướng Al-Maliki đã khiến người Sunni xa lánh và quay sang hàng ngũ IS.
IS gây bất ổn định nghiêm trọng đối với Iraq, gây ra sự xáo trộn lớn và dòng chảy tị nạn khổng lồ. Khu tự trị của người Kurd đang bị đe dọatrong khi sức mạnh của các lực lƣợng thánh chiến đang ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, Nhà nước IS đã đánh chiếm các mỏ dầu lớn và tấn công các cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ nằm trong tay chính quyền Iraq khiến cho nền kinh tế mới hồi phục sau chiến tranh của Iraq vốn dựa vào dầu mỏ trở nên lung lay hơn bao giờ hết. Rõ ràng, Nhà nước Hồi giáo IS là hệ luỵ nguy hiểm và khó đối phó nhất của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq hiện nay.
Với những tác động sâu sắc lên tình hình nội bộ đất nước Iraq cũng như khu vực Trung Đông về nhiều mặt và đặc biệt là tác động đến an ninh dầu mỏ toàn cầu, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq cần đƣợc đánh giá một cách toàn diện về thành tựu và tồn tại trước khi đưa ra những dự báo về triển vọng của chính sách này trong tương lai.