CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ
2.2 Mục tiêu và công cụ triển khai chính sách ngoại giao năng lƣợng của Mỹ với Iraq
2.2.1 Mục tiêu chính sách
Đầu tiên, Mỹ mong muốn thiết lập và mở rộng sự tham gia của mình vào ngành công nghiệp dầu khí của Iraq. Từ lúc bắt đầu chen chân vào ngành dầu khí Iraq vào thập kỉ 1920, mục tiêu của Mỹ luôn là gia tăng sự can dự vào ngành công nghiệp dầu mỏ, tiến đến kiểm soát lâu dài ngành năng lƣợng khổng lồ này của Iraq. Mỹ luôn thúc đẩy sự tham gia của các công ty của Mỹ vào việc khai thác và xuất khẩu dầu khí của Iraq bằng nhiều cách khác nhau.
Thậm chí sau cuộc chiến năm 2003, Mỹ muốn khi một chế độ mới ở Iraq được thiết lập thì các hợp đồng kinh tế được chính quyền Saddam ký trước đây với nhiều nước sẽ không còn hiệu lực. Các mỏ dầu vốn được dành cho các công ty của Pháp, Đức, Nga,.… nay có thể sẽ thuộc về Mỹ. Bằng cách này từ chỗ không có phần ở Iraq, Mỹ sẽ gạt các nước khác ra để áp đặt ảnh hưởng toàn diện và độc tôn ở nước này. Ngoài ra, chắc chắn chính phủ Iraq do Mỹ hậu thuẫn sẽ dành phần lớn công việc tái thiết Iraq không chỉ ở các giếng dầu mà còn nhiều lĩnh vực khác nhƣ cơ sở hạ tầng, giáo dục… cho các công ty của Mỹ và do vậy càng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các công ty của Mỹ tại Iraq.
Thứ hai, Mỹ muốn gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế với Iraq từ xuất phát
điểm là thương mại dầu mỏ. Thông qua các hoạt động ngoại giao dầu mỏ, Mỹ muốn hướng tới việc tăng cường liên kết về thương mại, đầu tư không chỉ trong lĩnh vực năng lƣợng mà còn nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, tạo thế phụ thuộc lẫn nhau và tạo cơ sở vững chắc cho việc thiết lập quan hệ chiến lƣợc giữa Mỹ với Iraq phục vụ cho lợi ích của Mỹ tại đây. Ví dụ cụ thề là các công ty của Mỹ có thể tham gia vào quá trình khai thác dầu mỏ tại Iraq để tạo tiền đề cho việc hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác ví dụ nhƣ hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho Iraq trong giai đoạn tái thiết hậu cuộc chiến 2003.
Thứ ba, Mỹ hướng đến việc đảm bảo các hợp đồng mua bán dầu mỏ của Mỹ phải đƣợc thanh toán bằng đồng đôla Mỹ giúp củng cố sức mạnh của đồng đôla dầu mỏ. Từ đó Mỹ có thể khiến cả thế giới Ả Rập tiếp tục phải phụ thuộc vào kinh tế, chính trị của Mỹ, gián tiếp buộc kinh tế của các nước OPEC cùng nhiều nước khác phải "đỡ đòn" cho những cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ và lấy dầu mỏ làm "đòn bẩy" để thực hiện những toan tính chính trị trên khắp thế giới
2.2.1.2 Mục tiêu về an ninh
Mục tiêu đầu tiên của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ là đảm bảo an ninh dầu mỏ của mình thông qua việc kiểm soát đƣợc nguồn cung ổn định từ Iraq. Mỹ muốn thông qua mục tiêu này hướng đến làm giảm sự phụ thuộc vào Arab Saudi để bình ổn giá dầu thô trên thế giới, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ thúc ép nước này và các nước xuất khẩu dầu khác trong khu vực cải cách chính trị - xã hội mà không phải lo lắng quá nhiều đến nguồn cung.
Ngoài ra, Mỹ còn hướng đến việc kiểm soát nguồn cung của Iraq cho các nước khác. Mục tiêu này hiện lên rõ nét sau cuộc chiến 2003 khi Mỹ nắm quyền kiểm soát phần lớn nền công nghiệp khai thác dầu mỏ tại Iraq. Mỹ muốn xem xét lại tất cả các hợp đồng mà chính quyền Saddam Hussein đã kí
trước đó đồng thời tác động lên những hợp đồng mới mà chính quyền Iraq sẽ kí với một bên thứ ba ngoài Mỹ. Điều này sẽ giúp Mỹ kiểm soát đƣợc quyền tiếp cận với nguồn dầu mỏ tại Iraq của các nước khác, từ đó có thể sử dụng nó như một con bài chính trị để mặc cả với nhiều nước trong nhiều vấn đề khác.
Tuy nhiên, mục tiêu về an ninh của Mỹ vướng phải một tình thế lưỡng nan là một mặt phải đảm bảo dòng chảy ổn định của dầu mỏ từ Iraq nhƣng đồng thời phải ngăn chặn việc Iraq sử dụng lợi nhuận thu đƣợc từ việc bán dầu đề phát triển tiềm năng quân sự, đe doạ an ninh của cả khu vực Trung Đông, nơi cung cấp dầu chủ yếu cho Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng chính sách ngoại giao dầu mỏ để đảm bảo cho an ninh của không chỉ các giếng dầu tại Iraq mà còn là an ninh của cả Iraq và vùng Vịnh, vốn dĩ đã rất bất ổn vì những xung đột chính trị và tôn giáo. Trong điều kiện chủ nghĩa khủng bố nổi lên trong những năm đầu thế kỉ 21, vấn đề an ninh tại khu vực trọng yếu này lại càng đƣợc chú trọng hơn nữa trong chính sách của Mỹ.
2.2.1.3 Mục tiêu về địa chính trị
Mục tiêu về ảnh hưởng của Mỹ trong chiến lược ngoại giao dầu mỏ với Iraq thể hiện ở hai cấp độ: gia tăng ảnh hưởng bên trong chính quyền Iraq đồng thời dùng mối quan hệ với Iraq để củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Vịnh.
Ở cấp độ quốc gia, Mỹ mong muốn tìm kiếm một chính quyền thân thiện với Mỹ tại Iraq để các hoạt động thương mại dầu mỏ giữa 2 bên diễn ra thuận lợi và mang về nhiều lợi ích cho Mỹ. Vì bên trong Iraq luôn là một chiến trường không khoan nhượng với một loạt các xung đột sắc tộc và tôn giáo đồng thời Iraq là quốc gia có vị trí địa chiến lƣợc đặc biệt và là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh địa chính trị của nhiều cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc… nên mục tiêu xây dựng một chính quyền thân Mỹ tại đây đối mặt với
nhiều thách thức và thuận lợi đan xen với nhau. Thách thức lớn nhất cho mục tiêu này là tình trạng mất ổn định trong nước và sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Thuận lợi lớn nhất của mục tiêu này là sự đa dạng của các phe phái trong nước khiến Mỹ có nhiều lựa chọn hơn.
Ở cấp độ khu vực, Mỹ muốn dùng chính sách ngoại giao dầu mỏ để củng cố ảnh hưởng thông qua việc gửi đi thông điệp rằng Mỹ có mặt tại khu vực này. Trong phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia trước khi tiến hành cuộc tấn công Iraq vào năm 2003, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Rumsfeld tuyên bố: “Thử tưởng tượng vùng [Trung Đông] không có bóng dáng Saddam và với một chế độ sẵn sàng đi theo quyền lợi của Mỹ sẽ nhƣ thế nào. Điều đó sẽ làm thay đổi mọi thứ trong vùng và mọi nơi khác”35.Rõ ràng việc xây dựng một chính quyền thân Mỹ được kì vọng sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Trung Đông sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Đây còn được xem là hình thức răn đe và gây sức ép có hiệu quả với những nước có tư tưởng chống Mỹ.
Một số nước Mỹ cho là "bất hảo" như Iran và Syria cần phải thận trọng hơn trong các quyết định của họ đối với một số vấn đề Mỹ xếp vào loại "nhạy cảm" nhƣ chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.