CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ
2.3. Thực tiễn triển khai chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ đối với
2.3.1 Giai đoạn trước năm 1958
Chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ 20 khi các công ty dầu khí Mỹ tham gia vào thị trường dầu mỏ
36 Jimmy Carter, The State of the Union Address Delivered Before a Joint Session of the Congress, tại địa chỉ http://www.presidency.ucsb.edu/ws/?pid=33079 truy cập ngày 1/10/2015
Iraq. Sự tham gia của chính phủ Mỹ vào Iraq ở các khía cạnh chính trị lẫn khai thác dầu mỏ trong thời gian này rất hạn chế. Trong những năm 1920 và 1930, Mỹ nói chung chậm chân hơn Anh, nước được uỷ quyền bởi Hội Quốc liên để quản lý, phân định biên giới quốc gia, và xây dựng Iraq thành một chế độ quân chủ thân phương Tây. Song hành cùng sự hạn chế này, chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq cũng chƣa đƣợc chính phủ Mỹ chú ý nhiều ngoài việc các công ty dầu khí Mỹ bắt đầu tham gia cùng với các đối tác châu Âu khác trong việc phát triển nguồn tài nguyên dầu Iraq ở giai đoạn đầu. Mỹ đã bắt đầu thăm dò dầu khí tại khu vực Mesopotamia từ những năm 1910. Sau đó, một mỏ dầu khổng lồ gần Kirkuk đƣợc phát hiện đã thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí của Mỹ. Mỹ bắt đầu mua lại cổ phần của công ty dầu khí Iraq (IPC) của các đối tác Anh, Pháp và Hà Lan. Mỹ nắm giữ 23,75% cổ phần của IPC vào năm 192837. Công ty này đã xây dựng một mạng lưới các giếng dầu, đường ống dẫn, và các cơ sở sản xuất để có thể thu được khoản lợi nhuận đáng kể từ nguồn dầu mỏ của Iraq.
Tuy nhiên, tình hình quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 buộc Mỹ phải có một mối quan hệ chính trị sâu sắc hơn với Iraq. Sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh tạo ra một sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo Mỹ về việc ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Đông đồng thời nhu cầu dầu mỏ tăng cao khiến Mỹ phải nhìn nhận lại chính sách ngoại giao dầu mỏ hướng về khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn này. Mỹ khuyến khích IPC tăng sản lƣợng dầu và chia sẻ một phần lớn doanh thu cho chính phủ Iraq. Mỹ cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ Iraq. Đến năm 1955, Iraq trở thành thành viên sáng lập của Hiệp ƣớc Baghdad, một quan hệ đối tác quốc phòng chống Liên Xô giữa Iraq, Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh với sự ủng hộ không chính thức của Mỹ. Tóm lại, Mỹ đã tìm thấy công thức để
37 Peter Hahn, Tlđd
đảm bảo sự ổn định lâu dài và chống chủ nghĩa cộng sản của Iraq nhằm đảm bảo nguồn cung dầu mỏ từ quốc gia này.
Tuy nhiên, cách mạng Iraq nổ ra vào tháng7/1958 chấm dứt chế độ quân chủ thân phương Tây có lợi cho việc mua bán dầu mỏ giữa Mỹ - Iraq và mở ra giai đoạn mới trong chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq.
2.3.2 Giai đoạn 1958 – 1979
Sự sụp đổ của chế độ quân chủ vào năm 1958 và sự gia tăng quyền lực của chủ nghĩa dân tộc và phe cánh tả đã thay đổi nhanh chóng các mối quan hệ giữa chính phủ Iraq và IPC, dẫn đến sự thay đổi trong chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với đất nước này. Một chi tiết quan trọng là việc Iraq thông qua Công luật 80 năm 1961 về việc chính phủ Iraq nắm giữ khoảng 99% cổ phần IPC và các chi nhánh của nó. Một vài năm sau đó, Công ty Dầu khí Quốc gia Iraq (INOC) đƣợc thành lập. Năm 1972 chính phủ Iraq quốc hữu hoá IPC, và đến năm 1975 cổ phần của các công ty tƣ nhân khác làm việc tại Iraq đã đƣợc chuyển đổi hoàn toàn vào INOC. Từ giữa những năm 1970, INOC nắm toàn quyền kiểm soát ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq, các công ty quốc tế đã chỉ đƣợc kí kết các hợp đồng dịch vụ38.
Cuộc cách mạng năm 1958 kéo theo hàng loạt cuộc xung đột và đảo chính tại Iraq vào năm 1963, 1968, và 1979. Iraq trở thành tâm điểm của xung đột chính trị và sắc tộc - văn hóa dai dẳng trong một thời gian dài và hệ quả của giai đoạn bất ổn này lên an ninh năng lƣợng của Mỹ là vô cùng nghiêm trọng. Sự mất ổn định kèm theo việc người dân Iraq cho rằng chính dầu mỏ là nguyên nhân khiến phương Tây can thiệp vào đất nước mình khiến cho hàng loạt giếng dầu bị tấn công, nguồn cung dầu mỏ sụt giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, Mỹ đã trở thành một nước nhập khẩu dầu từ những năm 1970 khi họ
38 Gawdat Bahgat (2003), Sđd pp.77
không thể sản xuất dầu đủ cho nhu cầu trong nước39. Phụ thuộc vào thị trường dầu quốc tế cũng có nghĩa là Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ hơn chính sách ngoại giao dầu mỏ để đảm bảo an ninh năng lượng trong nước.
Trong thời kỳ 1958-1979, Mỹ theo đuổi chính sách ngoại giao dầu mỏ với mục tiêu chính là đảm bảo nguồn cung dầu mỏ ở Iraq bằng cách tìm kiếm một mối quan hệ chính trị tốt đẹp với chính quyền của Iraq, ngăn chặn sự gia tăng của chủ nghĩa cộng sản và khả năng Liên Xô mở rộng ảnh hưởng tại đây, ngăn chặn Iraq trở thành một ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh khu vực.
Một mặt, Mỹ đã thực hiện một chính sách ngoại giao mềm dẻo với Iraq nhƣ đàm phán chấm dứt hòa bình của khối Hiệp ƣớc Baghdad, ngăn chặn xung đột khi người Iraq ở Anglo thách thức Kuwait vào năm 1961, cung cấp viện trợ nước ngoài cho Iraq, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế ở đây. Thậm chí khi có các bằng chứng cụ thể, Mỹ đã không làm gì để giảm bớt sự đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số của chính quyền Iraq.
Mặt khác, Mỹ tích cực hỗ trợ đảng Baath tại Iraq để xây dựng một chính quyền thân Mỹ do nhà lãnh đạo Iraq Abdel Karim Kassem có thái độ thân Liên Xô đồng thời công khai chống lại chủ trương đoàn kết các nước Ảrập của Tổng thống Ai Cập Nasser thập kỷ 1960. Năm 1963, Cơ quan Tình báo Trung ƣơng Mỹ (CIA) cho thành lập một trung tâm chỉ huy tại Kuwait nhằm thông qua đảng Baath, thực hiện kế hoạch lật đổ tướng Abdel Karim Kassem.Với sự hậu thuẫn về mọi mặt của Washington, các thành viên đảng Baath do Abd al-Salam Aref lãnh đạo đã làm cuộc đảo chính thành công vào tháng 4/196340. Chính quyền mới đƣợc dựng lên ở Baghdad do Abd al-Salam
39 Tobias N. Rasmussen and Agustín Roitman (2011), Oil Shocks in a Global Perspective: Are they Really that Bad?, IMF working paper August 2011
40 Richard Becker, 1958-1963, Iraq: Revolution and the U.S. Response, Press for Conversion tại địa chỉ http://coat.ncf.ca/our_magazine/links/issue51/articles/51_20-21.pdf truy cập ngày 1/10/2015
Aref làm tổng thống có chủ trương ủng hộ "Chủ nghĩa dân tộc toàn Ảrập" do Tổng thống Ai Cập Nasser đề xướng.Tuy nhiên, quyền lực sau đó dần dần rơi vào tay những người ngoài đảng Baath, vốn không có lập trường thân Mỹ.
Những nhân vật lãnh đạo không thuộc đảng Baath này đã dành một số đặc ân về kinh tế cho Liên Xô và Pháp trong các hợp đồng khai thác dầu mỏ khiến Mỹ cảm thấy lợi ích của mình bị đe doạ. Để đảm bảo quyền lợi của Mỹ tại các mỏ dầu và toàn Iraq, Mỹ đã phản ứng lại bằng cách cử Robert Anderson, cựu bộ trưởng tài chính thời Tổng thống Eisenhower, đi tiếp xúc với đảng Baath để thể hiện sự ủng hộ và mong muốn thay đổi chính quyền Iraq. Ngày 17/7/1968, một cuộc đảo chính đã xảy ra tại Iraq. Chính quyền mới đƣợc hình thành với sự ủng hộ đằng sau của Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó quan hệ Mỹ - Iraq lại xấu đi trong những năm cuối thập niên 1960 do sự nghi ngại của chính quyền mới về việc Mỹ can dự quá sâu vào các cuộc đảo chính tại Iraq. Năm 1967, Iraq tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vì cho rằng Mỹ ủng hộ cuộc chiến Sáu ngày của Israel41. Vì chính quyền Iraq dần chuyển sang khuynh hướng chống Mỹ trong cách tiếp cận với các vấn đề Ả Rập - Israel đồng thời quốc hữu hoá các quyền lợi dầu mỏ của Mỹ và quay sang hợp tác với Liên Xô để phát triển ngành khai thác dầu của mình vào thập kỉ 1970, chính quyền Mỹ cũng dần điều chỉnh chính sách ngoại giao dầu mỏ của mình với Iraq. Mỹ quay sang ủng hộ phe đối lập tại Iraq thông qua việc ngấm ngầm trang bị vũ khí cho các phiến quân nổi dậy tại Iraq đề làm suy yếu chính phủ Iraq, từ đó có thể tiến đến thay đổi sang một chính quyền thân thiện với Mỹ hơn. Năm 1974, người Kurd ở phía bắc Iraq nổi dậy. Họ nhận đƣợc sự hậu thuẫn từ phía chính quyền thân Mỹ ở Iran. Mặc dù không trực tiếp ra mặt nhƣng vai trò của Mỹ đối với các phe nổi dậy này là rất lớn.
41 Gawdat Bahgat (2003), Sđd p.77
2.3.3 Giai đoạn 1979 – 1990
Giai đoạn thứ ba của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ với Iraq bắt đầu vào năm 1979, khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran diễn ra. Cuộc cách mạng Iran không chỉ lấy đi của Mỹ đồng minh thân cận nhất tại Trung Đông lúc đó mà còn đẩy Mỹ và cả thế giới vào 1 cuộc biến động giá dầu. Vào đầu 1978, Iran xuất khẩu 5,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 17% tổng sản lƣợng của OPEC42. Nhƣng sau cách mạng Iran lật đổ chính quyền quân chủ của Shah vào năm 1979, sản lượng khai thác dầu mỏ của nước này dưới chế độ mới đã giảm mạnh bởi sự tàn phá của các lực lƣợng đối lập. Bất chấp nỗ lực tăng sản lượng để bù đắp vào khoảng thiếu hụt này của các nước OPEC khác, giá dầu vẫn tăng lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị trường cùng với việc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 đôla Mỹ lên 39,5 đôla Mỹ.
Đứng trước tình thế đó, Mỹ buộc phải quay sang củng cố chính sách ngoại giao dầu mỏ với Iraq để có thể tận dụng nguồn cung dầu mỏ dồi dào đồng thời củng cố vai trò “bức tường chắn” của Iraq đối với chính quyền Iran.
Tháng 9 năm 1980, khi Hussein ra lệnh cho quân đội Iraq khởi động một cuộc xâm lược quy mô hướng vào Iran, Mỹ từng bước tham gia vào cuộc chiến tranh Iran – Iraq này. Sau khi lên nhậm chức vào tháng 1/1981, Tổng thống Ronald Reagan tiếp tục chính sách thừa hưởng từ thời Tổng thống tiền nhiệm là Jimmy Carter khi ông giữ lập trường trung lập trong cuộc xung đột này. Tuy nhiên, từ năm 1982 chính phủ Mỹ bắt đầu chuyển hướng sang lập trường hỗ trợ Iraq43. Nguyên nhân chính là sự tiến bộ quân sự của Iran khiến các quan chức Mỹ lo lắng rằng chính quyền chống Mỹ mới ở Iran có thể mở rộng ảnh hưởng chính trị trong khu vực và hỗ trợ của những kẻ khủng bố
42 Jeff Reed, Persian Pride: The History of the Iranian Oil Sector, tại địa chỉ
http://oilpro.com/post/668/persian-pride-the-history-of-the-iranian-oil-sector-part-2 truy cập ngày 4/11/2015
43 Peter Hahn, Tlđd
chống Mỹ ở Lebanon. Các nhà lãnh đạo Mỹ nhìn nhận Iraq là một chế độ lành tính hơn và có vai trò như một bức tường thành quan trọng chống lại sự bành trướng của Iran. Được thúc đẩy bởi sự cực đoan ngày càng tăng của các giáo sĩ Hồi giáo Iran và vụ bê bối Iran-Contra44 vào giữa những năm 1980, Mỹ công khai hỗ trợ cho Iraq thông qua các khoản vay lớn, trang thiết bị quân sự, công nghệ hóa học và đào tạo cũng nhƣ chia sẻ thông tin tình báo về lực lƣợng quân sự của Iran... Các quan chức Mỹ cũng kết thúc các cuộc biểu tình lên án việc Iraq sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Iran và các phe đối lập trong nước. Vũ khí hóa học của Iraq “không phải là một vấn đề quan tâm sâu sắc”45 so với sự lo ngại của Mỹ về cuộc cách mạng Iran có thể tràn vào Kuwait hay Arab Saudi. Mỹ đã đƣa Iraq ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố vào năm 198246 trong khi Iran đã được bổ sung vào danh sách này vào năm 198447.
Tuy nghiêng về phía Iraq nhưng chính quyền Mỹ và các nước phương Tây khác lại muốn kéo dài cuộc chiến này để Iraq và Iran “tự giết lẫn nhau”
còn Mỹ có thể kiếm lợi từ các hợp đồng mua bán vũ khí cho cả hai bên đồng thời có thể tận dụng nguồn dầu từ cả 2 quốc gia giàu dầu mỏ này khi cả 2 cùng tăng cường bán dầu để trang trải cho cuộc chiến. Tuy nhiên, chiến tranh kéo dài đã tàn phá nền công nghiệp dầu mỏ của cả Iraq và Iran, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của Mỹ và nhiều nước nhập khẩu dầu khác. Đặc biệt, an ninh hàng hải tại khu vực cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Mỹ này bị đe doạ
44 Tháng 11/1986, tờ báo Al-Shiraa của Lebanon đã tố cáo việc Mỹ bất chấp lệnh cấm vận áp dụng trong chiến tranh Iran – Iraq xây dựng một mạng lưới bán vũ khí cho Iran để đổi lại việc giải thoát con tin Mỹ đang bị giam giữ tại Lebanon và gây quỹ viện trợ Contra - lực lƣợng phản động chống phá Nicaragua. Ngay sau khi báo phát hành, vụ việc nhanh chóng lan tỏa thành một vụ bê bối chính trị chƣa từng có, đe dọa chiếc ghế tổng thống của Ronald Reagan và sau là George Bush.
45 Patrick E. Tyler, Officers say U.S aided Iraq in was despite use of gas, The New York Times tại địa chỉ http://www.nytimes.com/2002/08/18/world/officers-say-us-aided-iraq-in-war-despite-use-of-
gas.html?pagewanted=all truy cập ngày 1/10/2015
46 Lionel Beehner, What good is a terrorism list?, The Los Angeles Times, tại địa chỉ http://articles.latimes.com/2008/oct/20/opinion/oe-beehner20 truy cập ngày 1/10/2015
47 The U.S government, Country Reports on Terrorism 2014, tại địa chỉ http://www.state.gov/j/ct/rls/crt/2014/239410.htm truy cập ngày 1/10/2015
khi Iran tiến hành tấn công các con tàu chở dầu của Iraq và sau đó là bất kỳ tàu chở dầu nào của các quốc gia Ả Rập ủng hộ Iraq từ cuối năm 1984.
Đến năm 1988, Mỹ cho rằng đã đến lúc đƣa ra một thỏa thuận ngừng bắn Iran - Iraq để kết thúc chiến tranh đồng thời khôi phục các hoạt động thương mại dầu mỏ béo bở tại Iraq. Lợi dụng việc căng thẳng xuống thang của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Reagan cũng đã làm việc với Liên Xô và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới để đƣa ra một Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc ngừng bắn trong đó đƣa ra một khuôn khổ pháp lý cho việc kết thúc cuộc chiến. Iraq kịp thời chấp nhận ngừng bắn nhƣng Iran từ chối, yêu cầu Iraq trước tiên phải đồng ý trả bồi thường chiến tranh. Hải quân Mỹ đã gây sức ép lên Iran, buộc Iran chấp nhận ngừng bắn vào tháng 7 năm 1988.
Cuộc chiến tranh Iraq - Iran đã tạo nên một Iraq rất mạnh mẽ về quân sự nhƣng lại suy yếu về kinh tế. Chính sách của Mỹ đối với đồng minh Iraq cũng không có gì thay đổi. Ngay khi lên nắm quyền, Tổng thống G.H. Bush (cha) đã quyết định theo đuổi một chính sách “hữu hảo” đối với Iraq. Năm 1989, Tổng thống Bush cha đã ký Chỉ thị An ninh quốc gia số 2648, hứa hẹn những lợi ích cho Iraq nếu ông Hussein có quan điểm ôn hoà hơn nhƣ là một dấu hiệu rõ ràng cho chính sách đầy khoan dung và nhân nhƣợng của Mỹ với Iraq trong 2 năm sau cuộc chiến Iraq – Iran49. Tuy nhiên, Tổng thống Hussein đã không thể hiện thiện chí đáp trả lại động thái này của Mỹ khi liên tục có thách thức an ninh khu vực với tâm điểm là cuộc xâm chiếm Kuwait, một đồng minh của Mỹ. Giới chính khách Mỹ, đặc biệt là một số nhà ngoại giao cho rằng: “Quan hệ Mỹ - Iraq vẫn duy trì ở mức tốt đẹp nếu S. Hussein không tiến hành đánh chiếm Kuwait năm 1991”.50
48 The White House, National Security Directive 26 October 2 1989, bản online tại địa chỉ https://fas.org/irp/offdocs/nsd/nsd26.pdf truy cập ngày 14/11/2015
49 Gawdat Bahgat (2003), Sđd
50 Hồ Quang Lợi, Nam Hồng, Ngô Huy Hoà (2001), Khủng bố & chống khủng bố - Tập III: Cuộc chiến không giới hạn, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 326
2.3.4 Giai đoạn 1990 – 2003
Mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Iraq nhanh chóng thay đổi sang trạng thái đối đầu không lâu sau khi chiến tranh Iraq – Iran kết thúc. Iraq với sự hỗ trợ của các nước phương Tây trong chiến tranh Iran – Iraq đã trở nên hùng mạnh về quân sự đồng thời tham vọng bá chủ khu vực của Saddam Hussein càng ngày càng lộ rõ. Iraq rõ ràng là một đồng minh mà Mỹ không dễ dàng kiểm soát. Cuộc xâm lƣợc quân sự của Iraq của Kuwait vào ngày 2 tháng 8 năm 1990 đã chứng minh rõ ràng mức độ gây hấn liều lĩnh của Saddam Hussein và sự chấm dứt của chính sách khoan dung và nhân nhƣợng của chính quyền Bush trước đó. Mỹ cùng với đồng minh mở chiến dịch Bão táp sa mạc nhằm giải phóng Kuwait khỏi sự kiểm soát của Iraq. Chiến tranh Vùng Vịnh chấm dứt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố tạm ngừng các cuộc tấn công với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Mỹ và liên quân đồng thời Kuwait đƣợc giải phóng. Tuy nhiên, ngay khi đánh bật quân đội Iraq ra khỏi Kuwait, Tổng thống Bush đã tuyên bố ngừng tấn công Iraq bởi theo ông “chiến dịch đó không phải lật đổ Saddam mà mục tiêu chính là giải phóng Kuwait”, ngoài ra Nhà Trắng còn chịu sự tác động lớn của dƣ luận quốc tế.
Sau cuộc chiến, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá tăng cao.Cơn sốt lần này kéo dài trong 9 tháng và chỉ kết thúc khi lực lƣợng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đƣa quân vào giải phóng Kuwait. Trong khi đó, Bộ Năng lƣợng Mỹ đề xuất tăng nhập dầu từ vùng Vịnh từ tỉ lệ 5% lƣợng dầu nhập khẩu năm 1973 lên 10% vào năm 1989 và dự báo lên đến 25% vào năm 200051 khiến Mỹ cần phải tăng cường sự có mặt của mình tại khu vực này để đảm bảo nguồn cung dầu mỏ. Thêm vào đó, sự cải thiện đáng kể trong quan hệ Mỹ - Liên Xô cùng
51 Helga Graham, “Exposed: Washington's Role in Saddam's Oil Plot”, London Observer, October 21, 1990