Công cụ thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao dầu mỏ của mỹ đối với IRAQ (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO DẦU MỎ CỦA MỸ VỚI IRAQ

2.2 Mục tiêu và công cụ triển khai chính sách ngoại giao năng lƣợng của Mỹ với Iraq

2.2.2 Công cụ thực hiện chính sách

Các công cụ chính trị bao gồm ủng hộ phe đối lập, công cụ pháp lý, nhân chủ và dân quyền… đã đƣợc dùng để thực hiện chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq ngay từ những ngày đầu. Mỹ luôn mong muốn tập trung vào hỗ trợ về tài chính và quân sự để các phe đối lập tại Iraq nổi dậy chống đối chính quyền có khuynh hướng chống Mỹ để từ đó tiến đến việc thực hiện đảo chính, xây dựng chính quyền mới thân Mỹ. Chính quyền Mỹ đã từng ban hành Đạo luật Giải phóng Iraq vào tháng 10/1998 trong đó khẳng định việc

35 Michael Schwartz, “Why Did We Invade Iraq Anyway?”, The Nation Institute , 30-10-2007

Mỹ lựa chọn một phe đối lập tại Iraq để ủng hộ về cả quân sự lẫn tài chính.

Đất nước Iraq đầy rẫy xung đột và chia rẽ là một nơi rất thích hợp để Mỹ triển khai công cụ này. Tuy nhiên, việc Washington tiếp thêm sức mạnh quân sự cho lực lƣợng đối lập với chính quyền Iraq là một chính sách mạo hiểm.

Đầu tiên, Mỹ có nguy cơ bị buộc tội vi phạm luật pháp quốc tế khi có âm mưu lật đổ một chính phủ ở nước ngoài. Thứ hai, chiến lược này của Mỹ có thể gây phản tác dụng với các đồng minh của Mỹ khi họ lo ngại Mỹ sẽ có thể thay đổi thái độ, quay sang ủng hộ các lực lƣợng đối lập của họ. Thứ ba, việc ủng hộ phe đối lập có thể thổi bùng lên xung đột bên trong Iraq và dẫn tới nhiều hệ luỵ khó lường. Nhà nước Hồi giáo IS là một trong những hệ luỵ nguy hiểm đe doạ không chỉ an ninh Iraq mà còn là mối hiểm hoạ cho an ninh thế giới hiện nay.

Ngoài ra, Mỹ sử dụng công cụ nhân quyền và dân chủ nhằm buộc Baghdad phải giải trình theo luật pháp quốc tế theo những báo cáo về tình hình nhân quyền của Washington tại Iraq cũng nhƣ khu vực Trung Đông. Rồi từ những cáo buộc Iraq vi phạm nhân quyền, Mỹ có cơ sở hợp pháp để tiến hành việc thiết lập một chế độ mới tại Iraq.

Một số công cụ khác ví dụ nhƣ các công cụ pháp lý nhƣ các hợp đồng, biện bản và Hiệp ước song phương lẫn đa phương, các công cụ ngoại giao nhƣ các chuyến viếng thăm giữa 2 bên, các công cụ an ninh khác nhƣ chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, vù khí hoá học, sinh học … cũng đƣợc Mỹ sử dụng để hỗ trợ và thực hiện chính sách ngoại giao dầu mỏ của mình tại Iraq.

2.2.2.2 Công cụ kinh tế

Mỹ sử dụng công cụ kinh tế thông qua quá trình hợp tác kinh tế với Iraq để có thể tạo cơ hội cho các công ty của Mỹ tham gia vào quá trình khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Ban đầu, Mỹ bắt đầu thu mua cổ phiếu của công ty dầu

khí Iraq (IPC) để có thề bắt đầu chen chân vào ngành dầu khí tại đây. Sau đó, Mỹ liên tục tạo sức ép lên chính quyền Iraq, buộc họ phải giao các hợp đồng liên quan đến quá trình khai thác và xuất khẩu dầu mỏ cho các công ty của Mỹ để từ đó tăng cường sự tham gia của Mỹ vào đây. Không chỉ kí kết các hợp đồng với chính phủ Iraq, Mỹ còn cho phép các công ty của mình kí kết hợp đồng với các phe đối lập, ví dụ như Cộng đồng người Kurd ở phía Bắc Iraq, để có thể tối đa háo lợi ích thu đƣợc từ ngành dầu khí Iraq.

Mỹ còn khởi xướng lệnh cấm vận kinh tế toàn diện và chặt chẽ nhất trong khu vực đối với Iraq. Chính phủ này bị hạn chế mọi hoạt động tiếp xúc hay ngoại giao thông thường, họ chỉ nhận được một lượng nhỏ lương thực và thuốc men. Hầu nhƣ Mỹ đã thành công trong việc phá vỡ vị thế hàng đầu của Iraq trong thế giới Ảrập. Lệnh cấm vận là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu thốn tài chính trầm trọng dành cho các công trình xây dựng cơ bản hoặc tái thiết. Mỹ nghĩ đây sẽ là phương pháp tốt nhất để ngăn cản chính quyền Baghdad sử dụng tiền cho mục đích chính trị và quân sự khi lệnh cấm vận kiểm soát mọi nguồn trợ giúp tài chính từ bên ngoài. Lệnh cấm vận mặc dù được thực hiện dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc nhưng thực chất là của Mỹ.

Mỹ mong muốn việc bao vây cấm vận kinh tế sẽ cô lập Iraq, làm suy yếu chính phủ Iraq từ bên trong để từ đó có thể gây áp lực buộc chính phủ Iraq hành động theo ý của Mỹ, thậm chí là tiến tới lật đổ chính phủ Iraq.

Từ lệnh cấm vận kinh tế này, Mỹ đã đề xướng Chương trình đổi dầu lấy lương thực được xem như là một mũi tên bắn trúng 2 đích trong chính sách ngoại giao dầu mỏ của mình. Một mặt, Mỹ có thể tiếp cận nguồn dầu mỏ của Iraq vốn bị phong toả nghiêm ngặt bởi lệnh cấm vận để thoả mãn cơn khát dầu của nền kinh tế Mỹ. Mặt khác, Mỹ có thể kiểm soát việc xuất khẩu dầu mỏ của Iraq thông qua Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, 5% số tiền thu đƣợc trong khuôn khổ chương trình đổi dầu lấy lương thực này sẽ chi cho Uỷ an bồi

thường Liên Hiệp Quốc chi cho các nước đã tham gia vào cuộc chiến bảo vệ Kuwait năm 1991 mà phần lớn là đồng minh của Mỹ.

2.2.2.3 Công cụ quân sự

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã nói “Lập trường của chúng tôi là hoàn toàn rõ ràng: Một nỗ lực của bất cứ thế lực bên ngoài để giành quyền kiểm soát các khu vực vùng Vịnh Ba Tƣ (trong đó có Iraq) sẽ đƣợc coi là một cuộc tấn công vào những lợi ích quan trọng của Mỹ, và một cuộc tấn công nhƣ vậy sẽ bị đẩy lùi bởi bất kỳ phương tiện cần thiết, bao gồm cả lực lượng quân sự”36. Rõ ràng, Mỹ sẵn sàng sử dụng các công cụ quân sự để thực hiện các mục tiêu của chính sách ngoại giao dầu mỏ tại Iraq. Quân đội Mỹ đã liên tục tham gia các hoạt động quân sự tại Iraq từ chiến dịch “Bão táo sa mạc” năm 1990, cƣỡng chế trừng phạt và thực hiện vùng cấm bay, lật đổ chính quyền Saddam Hussein, tiến hành trấn áp các phe nổi dậy để xây dựng chính quyền mới tại Iraq và sau đó là tiếp tục hiện diện tại Iraq để duy trì an ninh và trấn áp khủng bố. Đỉnh cao của việc sử dụng các công cụ quân sự này là việc Mỹ dẫn đầu liên quân giải phóng Kuwait sau 7 tháng bị Iraq chiếm đóng năm 1990 và liên quân do Mỹ đứng đầu đánh chiếm Iraq năm 2003 để lật đổ Tổng thống Saddam Hussein.

Các mục tiêu và công cụ triển khai của chính sách ngoại giao dầu mỏ của Mỹ tại Iraq nói đến ở trên sẽ đƣợc chính quyền Mỹ lựa chọn triển khai trên thực tế theo từng giai đoạn lịch sử.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao dầu mỏ của mỹ đối với IRAQ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)