Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè tại xã hoà bình huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tiếp cn nghiên cu

- Phương pháp tiếp cận vĩ mô: Nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ chè trên địa bàn toàn xã. Thu thập cả số liệu định tính và số liệu định lượng về sản xuất và tiêu thụ để có thể phân tích, đánh giá chính xác vai trò và giá trị của cây chè trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó chỉ ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất và tiêu thụ chè, rút ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ chè ở địa phương.

- Phương pháp tiếp cận vi mô: Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở các hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp thu thp s liu

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ Ủy ban nhân dân (UBND), thống kê của xã, hộ sản xuất cây chè. Trên cơ sở các số liệu thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra những yếu tố tác động, xu hướng phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè cành và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT trong sản xuất và tiêu thụ chè tại địa phương.

- Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Những tài liệu mới về sản xuất, tiêu thụ và nâng cao HQKT sản xuất chè, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở xã một cách tổng quát, tổ chức nghiên cứu thực tiễn tại các vùng có diện tích trồng cây chè lớn của xã là các xóm Tân Thành, Tân Đô, Đồng Vung. Thông qua UBND, Hội Nông dân, Chi hội làm vườn để tìm hiểu tình hình tổ chức trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm chè khô.

Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống

biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.

- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu điều tra là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Vì vậy chọn địa điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất trồng cây chè, cách tổ chức sản xuất, kết quả, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè ở các xóm của xã. Tôi chọn ra 60 hộ ở 3 xóm để điều tra bởi lẽ: Đây là các xóm có diện tích chè cho thu hoạch tương đối lớn của xã. Đồng thời Trên 95% hộ dân trong xóm trồng chè. Mỗi thôn điều tra 20 hộ, các hộ điều tra được chọn căn cứ vào tỷ lệ phân loại hộ trong thôn.

Bảng 2.1. Phân loại hộ và số hộ điều tra của xã Hoà Bình năm 2013

Chỉ tiêu Toàn

Xóm Tân Thành

Số hộ điều tra xóm Tân Thành

Xóm Tân

Đô

Số hộ điều tra xóm

Tân Đô

Xóm Đồng Vung

Số hộ điều tra xóm Đồng Vung Tổng số

hộ

717 77 20 102 20 86 20

- Hộ khá 157 19 5 31 6 17 4

- Hộ TB 401 39 10 56 11 38 9

- Hộ nghèo 159 19 5 15 3 30 7

(Nguồn: Thống kê xã Hòa Bình,2013)

Trong 60 hộ được lựa chọn điều tra tôi tiến hành điều tra về các hộ sản xuất chè cành và chè trung du ở 3 xóm Tân Thành, Tân Đô, Đồng Vung. Nhằm so sánh HQKT sản xuất và tiêu thụ chè cành với chè trung du . Lý do tôi lựa chọn như vậy vì tại địa phương cây chè trung du được trồng từ khá lâu và là cây trồng chính mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân nơi đây. Hình thức đầu tư, chăm bón có nhiều điểm tương đồng với cây chè cành. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao.

Các hộ này có kết quả, hiệu quả về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè từ mức nghèo trở lên, có hiểu biết trong việc trồng cây chè hoặc có kỹ thuật canh tác và

thâm canh cây chè đã gắn bó trong nhiều năm, các hộ mang tính chất đại diện cao.

Qua quá trình điều tra phỏng vấn các nhóm hộ về cả hai loại chè được thống kê ở bảng dưới.

Bảng 2.2. Số lượng mẫu điều tra các nhóm hộ nghiên cứu của xã năm 2013

Chỉ tiêu Chè cành

(hộ)

Chè trung du (hộ)

Tổng số (hộ) Phân loại kinh tế hộ

điều tra

Khá 12 3 15

Trung bình 21 9 30

Nghèo 7 8 15

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho khóa luận gồm một số nội dung sau:

+ Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu, lao động, …

+ Đất đai của hộ: Diện tích đất trồng chè

+ Các tư liệu sản xuất khác: Bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển v.v..phục vụ cho sản xuất của hộ.

+ Khả năng về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ: vốn tự có, vốn vay, lãi suất, … + Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: Các kết quả thu nhập về trồng trọt (trong đó có cây chè cành là chủ yếu), …

- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với tình hình thực tế.

Tại điểm nghiên cứu, sau khi tiếp xúc với người địa phương (với UBND xã, các trưởng xóm) đã chọn ra các hộ gia đình đến thăm và phỏng vấn. Trong quá trình thăm hỏi, phỏng vấn hộ, ngoài cá nhân nghiên cứu thường có một cán bộ của xã và một đại diện cán bộ xóm cùng đi. Việc phỏng vấn được cấu thành trong 3 phần chính.

Sau khi giới thiệu mục đích cuộc thăm hỏi, các câu hỏi về tình hình chung trong gia đình đã được đưa ra. Tôi đã giành thời gian tìm hiểu mức độ chính xác và kiến thức kỹ thuật trong việc nâng cao HQKT trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè địa phương đã làm. Sau khi thảo luận xong tiến hành thăm vườn hộ đã lựa chọn. Các thông tin bổ sung đã được thảo luận sau khi từ vườn về nhà người nông dân nếu cần thiết.

2.4.3. Phương pháp duy vt lch s

Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội chúng ta phải gắn chúng với các điều kiện nhất định về không gian, thời gian. Khi phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển chè ta phải nhận thức được sự biến động liên tục của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, cung cầu, giá cả… tác động đến cây chè.

Phương pháp duy vật lịch sử giúp ta luôn nhận sự vật ở trong trạng thái động. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này ta phải nghiên cứu trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm để thấy được bản chất và cơ chế của tăng trưởng, phát triển từ đó có những phương hướng và các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể.

2.4.4. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét.

2.4.5. Phương pháp x lý s liu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích:

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác.

- Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo cơ cấu kinh tế): Để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất chè cần nghiên cứu.

- Phương pháp tính toán thông thường và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được.

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy hết lợi thế của các phương pháp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè tại xã hoà bình huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)