CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng sản xuất chè tại xã Hòa Bình
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế những cây năng suất thấp bằng những cây trồng có năng suất cao là chủ trương đang được đẩy mạnh trong ngành nông nghiệp những năm gần đây. Áp dụng chủ trương này trên cây trồng mũi nhọn là cây
thấp. Một trong những hình thức chuyển đổi là mô hình trồng chè cành, đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
3.2.1. Diện tích chè của xã qua 3 năm
Để đánh giá được tình hình sản xuất chè của xã Hoà Bình trước hết ta đi đánh giá thực trạng về diện tích các loại chè của xã qua các năm. Số liệu được tổng hợp trong bảng sau.
Bảng 3.4: Diện tích các loại chè của xã Hòa Bình qua 3 năm 2011- 2013
Chè
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) DT
(ha) CC (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC
(%) 12/11 13/12
Tốc độ PTBQ
(%) I. Chè KTCB
1. Chè cành 15 6,79 16 7,11 18 7,72 106,67 112,50 109,59
2. Chè trung du 0 0 0 0 0 0 0 0 0
II. Chè kinh doanh
1. Chè cành 45 20,36 50 22,22 57 24,46 111,11 114 112,56 2. Chè trung du 155 70,14 150 66,67 146 62,67 96,77 97,33 97,05
III. Chè Trồng mới
1. Chè cành 6 2,71 9 4 12 5,15 150 133,33 141,67
2. Chè trung du 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng diện tích 221 100 225 100 233 100 101,81 103,56 102,69 1. Chè cành 66 29,86 75 33,33 87 37,33 113,64 116 114,82 2. Chè trung du 155 70,14 150 66,67 146 62,67 96,77 97,33 97,05
(Nguồn: Thống kê xã Hòa Bình,2013)
Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích chè cảnh của xã qua 3 năm ngày càng tăng lên cụ thể tổng diện tích chè cành của xã năm 2012 là 75 ha tăng lên 9 ha tức là tăng 13,64% so với năm 2011. Năm 2013 tổng diện tích chè cành của xã là 87 ha tăng lên 12 ha tức là tăng 16% so với năm 2012. Diện tích chè trồng mới tăng nhanh qua 3 năm từ 2011 - 2013 tốc độ phát triển bình quân 41,67% năm. Diện tích
2011 là 45 ha, 2012 tăng lên 50 ha và 2013 tăng lên 57 ha. Diện tích chè cành cho thu hoạch tăng lên mang lại tổng sản lượng tăng và nguồn thu lớn cho các hộ nông dân.
Cây chè trung du không còn được người dân trồng mới nữa. Do năng suất, chất lượng và giá bán thấp hơn nhiều so với chè cành. Mặt khác thời gian trồng mới cho thu hoạch ổn định của cây chè trung du lâu hơn cây chè cành từ 1 đến 2 năm. Diện tích chè trung du kinh doanh giảm dần qua các năm cụ thể. Diện tích chè trung du kinh doanh năm 2011 là 155 ha đến năm 2013 giảm còn 146 ha. Tốc độ giảm bình quân là 2,95% / năm. Do cây chè trung du quá già cỗi kém năng suất. Chính quyền địa phương xã Hoà Bình đã khuyến khích người nông dân chặt đi và trồng thay thế bằng cây chè cành.
3.2.2. Năng suất sản lượng chè của xã qua 3 năm
Năng suất và sản lượng là cơ sở để phản ánh kết quả của mỗi chu kỳ sản xuất được thể hiện qua bảng :
Bảng 3.5: Năng suất, sản lượng chè của xã qua 3 năm 2011 -2013
Chè ĐVT Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Tỷ lệ % Tốc độ PTBQ 12/11 13/12 (%)
I. Diện tích thu hoạch
- Chè cành Ha 45 50 57 111,11 114 112,56
- Chè trung du Ha 155 150 146 96,77 97,33 97,05
II. Năng suất búp tươi
- Chè cành Tạ/ha 165 168 172 101,82 102,38 102,1
- Chè trung du Tạ/ha 115 113 112 98,26 99,12 98,69 III. Sản lượng tươi
- Chè cành Tấn 742 840 980 113,21 116,67 114,94
- Chè trung du Tấn 1.782 1.695 1.635 95,12 96,46 95,79 IV. Sản lượng khô
- Chè cành Tấn 148 168 196 113,21 116,67 114,94
- Chè trung du Tấn 356 339 327 95,12 96,46 95,79
(Nguồn: Thống kê xã Hòa Bình,2013)
sản lượng cũng tăng lên đáng kể, năm 2011 tổng sản lượng khô là 148 tấn nhưng tới năm 2013 là 196 tấn tăng bình quân 14,94%. Sản lượng chè cành khô tăng lên không chỉ do diện tích thu hoạch tăng lên mà còn do năng suất bình quân tăng lên năm 2011 là 165 tạ/ha nhưng tới năm 2013 đạt 172 tạ/ha tăng 2,1%, nhờ sự áp dụng tốt hơn khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất và cây chè cành đang trong độ tuổi phát triển mạnh.
Diện tích chè trung du thâm canh qua các năm cũng giảm dần cụ thể năm 2011 là 155 ha. Đến năm 2012 giảm còn 146 ha. Do cây già cỗi và người dân phá bỏ trồng mới bằng chè cành. Năng suất và sản lượng cũng giảm dần do giá bán thấp hơn chè cành và sản lượng cũng thấp hơn nhiều người dân không còn chú trọng phát triển chè trung du nữa. Sản lượng chè trung du khô vì thế giảm nhanh qua các năm. Từ năm 2011 là 356 tấn đến năm 2013 giảm còn 327 tấn, giảm bình quân 4,03% / năm.
Thực tế cho thấy với điều kiện đất đai và khí hậu, thuỷ văn cùng với sự chăm bón của người dân, cây chè cành phát triển khá tốt, nhiều hộ gia đình giàu lên nhờ thu nhập vào cây chè cành. Song, quy mô diện tích trồng chè cành còn chưa lớn, trồng tản mạn, thiếu tập trung và tính hàng hoá chưa cao. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, khu vực đồi núi có lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp rất lớn do điều kiện đất đai thời tiết, tiểu vùng khí hậu, có điều kiện để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Qua kết quả điều tra thực tế chỉ ra rằng giá trị kinh tế thực sự của vùng đồi núi không phải cây lúa mà là cây công nghiệp, cây chè cành.