Tình hình cơ bản của nhóm hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè tại xã hoà bình huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Tình hình cơ bản của nhóm hộ nghiên cứu

Để đánh giá được hiệu quả của việc sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hòa Bình, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 60 hộ nông dân tại 3 xóm đại diện cho 3 vùng của xã, đó là:

- Xóm Tân Thành đại diện cho vùng phía Nam của xã - Xóm Tân Đô đại diện cho vùng trung tâm xã

- Xóm Đồng Vung đại diện cho vùng phía Tây của xã

được tổng hợp qua các bảng dưới đây.

3.3.1. Ngun nhân lc ca h

Nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất chè tại địa phương là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được người dân tận dụng sức lao động gia đình là chính.

Bảng 3.6: Tình hình nhân lực sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2013 Nhóm hộ Tuổi

TB

Nhân khẩu TB (người)

Trình hộ học vấn TB chủ hộ (lớp)

Lao động chính TB của hộ (lao động)

Khá =15 49,87 4,93 9 4,13

TB = 30 44,27 4,47 8 2,9

Nghèo = 15 45,40 4,40 7 2,8

(Nguồn: Số liệu điều tra 2013)

Kết quả tổng hợp của số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân chủ hộ của nhóm hộ khá là 49,87 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Tất cả các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy, đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất chè trong mỗi hộ.

Bên cạnh yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp chỉ từ cấp I đến cấp III không có trình độ cao đẳng và đại học. Trong đó trình độ cấp II chiếm đại đa số, ở nhóm hộ khá số năm đi học bình quân của chủ hộ là 9 cao hơn nhóm hộ trung bình và nghèo. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình.

Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn họ sẽ nhận thức được từ đó họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án sản xuất chè tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất chè của mỗi hộ.

Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ khá là 4,93 người/hộ và nhóm hộ trung bình là 4,47 người/hộ và hộ nghèo là 4,40 người/hộ Trong đó, bình quân lao động/

hộ ở hộ khá lớn hơn so với hộ trung bình và số lao động bình quân hộ trung bình

tương đối ổn định và bảo đảm. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm vẫn còn nhưng không nhiều.

3.3.2. Ngun đất sn xut ca h

Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, thu nhập của hộ gia đình dựa vào nông nghiệp là chính, mà cây trồng chính ở địa phương là cây chè và lúa. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ gia đình thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.7 : Hiện trạng sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2013

Nhóm hộ ĐVT Tổng diện tích đất NN

Tổng diện tích chè

Diện tích chè cành (n=40)

Diện tích chè trung du (n=20)

Khá =15 Sào 355 141 103,5 37,5

TB = 30 Sào 544 208 144 64

Nghèo = 15 Sào 293 91,5 35,5 56

Tổng Sào 1192 440,5 283 157,5

Tỷ lệ % % - 36,95 64,25 35,75

Trung bình Sào - 7,34 7,08 7,88

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 3.7 cho thấy, tổng diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu là 440,5(sào) tức chiếm 36,95% tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra. Trung bình diện tích trồng chè của mỗi hộ trồng 7,34 (sào), điều này cho thấy đa số quy mô trồng chè của các hộ ở mức vừa và nhỏ.

Tổng diện tích trồng chè của các hộ qua điều tra là 440,5 sào, chè Trung Du trung bình mỗi hộ trồng 7,88 sào, Qua đây có thể thấy chè Trung Du vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất chè của người dân địa phương. Chè cành trung bình mỗi hộ trồng 7,08 sào. Diện tích chè cành đang ngày càng được người dân trồng mở rộng hơn vì năng suất, chất lượng cũng như giá trị của nó trên thị trường hiện nay.

Chè Trung du ở Hoà Bình vẫn còn với diện tích lớn tuy nhiên đa số cây đã già cỗi, kém năng suất cũng như giảm về chất lượng và đang dần được trồng thay thế bằng

Hàng năm đa số các hộ cũng trồng mở rộng thêm từ một đến ba sào chè mới.

100% trong số đó là chè cành có năng suất và chất lượng cao. Để thay thế các cây trồng có giá trị kinh tế thấp khác của hộ và tận dụng quỹ đất của gia đình góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để thấy rõ hơn về tình hình sản xuất chè của nhóm hộ điều tra về diện tích sản xuất, cũng như năng suất và sản lượng tươi, sản lượng khô bình quân của nhóm hộ được thể hiện trong bảng dưới.

Bảng 3.8: Năng suất và sản lượng chè của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá

(n=15)

Hộ TB (n=30)

Hộ Nghèo (n=15)

Diện tích Sào 141 208 91,5

Năng suất búp tươi Tạ/sào 8,17 6,27 5,1

Sản lượng tươi Tạ 1.151,95 1.303,8 466,45

Sản lượng khô Tạ 230,39 260,76 93,29

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

Qua bảng 3.8 cho thấy: Trong 3 nhóm hộ trung bình có diện tích chè là lớn nhất, với năng suất búp tươi bình quân đạt khoảng 6,27 tạ/sào, tiếp theo là diện tích chè của hộ khá với năng suất búp tươi bình quân khoảng 8,17 tạ/sào, năng suất thấp nhất là hộ nghèo khoảng 5,1 tạ/sào. Như vậy có thể thấy rằng hộ khá có khả năng đầu tư về chi phí vật tư cũng như có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất chính vì vậy mà năng suất cao hơn. Còn lại các hộ trung bình và hộ nghèo có năng suất thấp hơn.

3.3.3. Phương tin sn xut chè ca h

Phương tiện phục vụ sản xuất cũng là yếu tố rất quan trọng. Hình thức chế biến chủ yếu là chế biến tại các hộ gia đình. Do đó phương tiện đề cập chủ yếu ở đây là máy sao quay tay, máy vò chè mini và máy sao cải tiến, đây là những phương tiện sản xuất chính của các hộ gia đình được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Phương tiện Khá (n=15)

TB (n=30)

nghèo

(n=15) Tổng Bình quân

Máy bơm nước 15 30 15 60 1

Bộ bình phun thuốc sâu 15 30 15 60 1

Tôn quay 15 30 15 60 1

Máy vò 15 30 15 60 1

Máy quay tôn 15 30 15 60 1

Máy đốn chè 2 14 5 21 0,35

(Nguồn: Số liệu điều tra 2013)

Bảng 3.9 cho thấy, qua điều tra cho thấy 100% các hộ sản xuất, chế biến chè tại xã Hoà Bình chế biến thủ công bán cơ giới, sử dụng máy móc vào các khâu chế biến chè. Bình quân cứ trên 3 hộ có 1 máy đốn chè phục vụ trong gia đình và đi cắt thuê vào dịp cuối năm khi phần lớn diện tích chè ngủ đông. Quy mô sản xuất hộ gia đình với phương pháp sao tay quay lăn, công suất 3 - 4 kg/mẻ vò, vò bằng cối vò có gắn mô tơ điện, hiện nay 100% sản phẩm nguyên liệu tươi được chế biến tại chỗ. Người dân ngày càng quan tâm đến chất lượng chè hơn và kỹ thuật chế biến chè khô. Điều này đã góp phần nâng cao năng xuất chế biến chè và nâng cao chất lượng chè sau khi chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm chè nâng cao thu nhập cho người dân trồng chè.

Trong số các hộ điều tra một số gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn đã đầu tư mua tôn inox để sao chè. Đặc điểm của tôn là nóng lâu, tiết kiệm nhiên liệu hơn tôn đen. Góp phần nâng cao giá thành sản phẩm, chất lượng chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại thu nhập cao cho người dân. Ông Lê Huy Phúc xóm Tân Thành chia sẻ gia đình ông sử dụng tôn inox giá thành sản phẩm cao hơn so với tôn thường ít nhất là 40 nghìn đồng/ kg chè, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Tuy nhiên tôn inox giá trị cao nên mới có rất ít hộ dùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè tại xã hoà bình huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)