4.2.1. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh và tăng năng suất 4.2.1.1. Giải pháp quy hoạch vùng trồng chè cành
Để phát triển sản xuất chè cành, các cơ quan chức năng cần phải có quy hoạch và xác định rõ vùng phát triển sản xuất chè cành. Từ đó có những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lý sản xuất cũng như các chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Phải xác định rõ chiến lược phát triển sản xuất chè cành chất lượng cao theo quy hoạch từ huyện tới xã. Tăng giá trị sản phẩm chè cành trên 1 ha bằng cách tăng nhanh về chất lượng và từ đó tăng giá bán chứ không chỉ chú trọng đến tăng năng suất chè.
4.2.1.2. Giải pháp về quy mô sản xuất chè cành
Lấy hộ gia đình làm đơn vị canh tác cơ bản, cần tập trung hướng dẫn các hộ cải tạo vườn tạp, trồng thay thế diện tích chè trung du. Mở rộng diện tích trồng cây chè cành. Đồng thời khuyến khích các khu dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào: vật tư, phân bón, …và loại hình hợp tác trong khâu thu hoạch, chế biến, bao bì, đóng gói sản phẩm. Riêng giống cây trồng có trung tâm sản xuất giống riêng, yêu cầu các hộ ký hợp đồng mua giống sản xuất và có quản lý chặt chẽ. Mở các chương trình, hội nghị, trình diễn mô hình để các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, vốn sản xuất.
4.2.2. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất chè cành
Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè cành.
Giải pháp về vốn cho vùng lên huy động vào nhiều hơn nữa các ngân hàng cho vay đâu chỉ có mỗi Ngân Hàng Chính Sách mà hãy tập trung vào nhiều những
ngân hàng khác như Ngân Hàng Nông Nghiệp, hay từ các tổ chức, các hội, các quỹ họ luôn có một nguồn vốn rất lớn nhưng thời gian để nhàn rỗi khá dài chỉ có khi nào có việc mới sử dụng vậy ta có thể sử dụng nguồn vốn đó để giúp bà con sản xuất với lãi suất thấp.
4.2.3. Giải pháp về chọn giống
Chọn giống chè có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng mạnh với điều kiện đất trồng của địa phương.
Là những giống có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu công nghệ chế biến hiện tại (chè đen, chè xanh, chè Ô long...) của thị trường.
Giống chủ yếu phải được nhân vô tính theo biện pháp giâm cành chè trong túi bầu đất.
Phải được trồng theo quy trình trồng trọt tiên tiến, thâm canh cao theo xu hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV.
Chống chịu sâu bệnh tốt...
VD: Đưa các giống chè có chất lượng tốt vào sản xuất như: Chè cao sản, chè Kim Tuyên, chè Phúc Văn Tiên và chè LDP1.
Hiện nay ở địa phương có mô hình sản xuất chè cành tiêu biểu của Ông Lê Huy phúc ở xóm Tân Thành mang lại hiệu quả kinh tế cao Ông cũng là chủ nhiêm HTX chè an toàn Tân Thành. Ông phúc cho biết hiện tại nhà ông có 11 sào chè cành giống Kim Tuyên cho thu hoạch năng suất cao được gia đinh ông trồng từ năm 2005.
Trong năm 2013 vừa qua cho năng sản lượng ước tính khoảng trên 2 tấn chè khô với giá bán bình quân khoảng 190 nghìn đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc, chế biến và các khoản chi khác gia đình ông thu được khoảng 250 triệu đồng tiền lãi.
(Xem bảng phụ lục 4, 5 chi phí bình quân 1 sào chè giai đoạn KTCB và chi phí, kết quả sản xuất giai đoạn kinh doanh của gia đình ông Phúc.)
Chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng, kết hợp đầu tư thâm canh bón phân đầy đủ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Qua mức chi phí mà gia đình ông Phúc chăm bón cho cây chè Kim Tuyên có thể thấy sản lượng mà gia đình ông thu được cao hơn hẳn so với các hộ khác trong xã. Cụ
thể: sản lượng trên 1 sào của ông đạt 1,84 tạ chè khô /năm . Giá bán bình quân là 190 nghìn đồng/1kg (xem phụ lục 5). Trong khi đó bình quân chung các hộ của xã như số liệu tính toán trong bảng 3.14 chỉ đạt 1,48 tạ. Giá bán cũng thấp hơn nhiều. Bình quân giá bán của các hộ trồng chè cành là 169,75 nghìn đồng/ 1kg chè khô.
"Từ khi trồng cây chè cành làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi trước kia chỉ tính đến chuyện phát triển cây chè trung du gia đình tôi phải khó khăn lắm mới đảm bảo cuộc sống. Thì nay từ khi cây chè cành cho thu hoạch ổn định năng suất ngày càng cao. Gia đình tôi đã khá giả hơn trước, sửa lại nhà cửa mua sắm được nhiều hơn các đồ đạc trong gia đình".
(Lời của ông Phúc khi được phỏng vấn về giá trị kinh tế của loại cây trồng này).
Ngoài mức chăm bón đúng đủ liều lượng đúng kỹ thuật. Thì khâu chọn giống cũng rất quan trọng vì chọn giống tốt sẽ cho chất lượng tốt năng suất cao. Người dân nơi đây mặc dù đã biết đến giá trị cây chè cành mang lại là rất lớn nhưng vẫn chưa biết chọn giống nào cho phù hợp điều kiện của vùng và cách chăm sóc sao cho hợp lý. Vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Gia đình ông Phúc trồng cây chè Kim Tuyên đã nhiều năm và cây phát triển rất tốt phù hợp thổ nhưỡng ở đây. Có thể thấy trong tương lai nếu cây chè Kim Tuyên được phát triển nhân rộng hơn nữa sẽ hứa hẹn đem lại nguồn thu đáng kể giúp người nông dân nơi đây trở lên khá giả hơn nữa nhiều hơn những ngôi nhà cao, to đầy đủ tiện nghi và mức sống ngày càng được cải thiện tốt hơn.
4.2.4. Các giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao HQKT của sản xuất chè cành Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đối với huyện: nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân làm đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.
Phòng nông nghiệp huyện cần kết hợp với ban chuyên đề cây chè để lựa chọn số cán bộ có kỹ thuật có năng lực, bố trí theo dõi sản xuất chè, từ 2 đến 3 xã cần một cán bộ chỉ đạo để hướng dẫn nông dân sản xuất.
Cán bộ khuyến nông cần cung cấp các quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh an toàn, hướng dẫn sản xuất và quy trình chăm sóc đảm bảo yêu cầu an toàn cho sức
khoẻ của người lao động. Đối với người tiêu dùng hiểu tác hại của việc sử dụng sản phẩm có hàm lượng thuốc bảo quản và phần dư của thuốc BVTV trong quả đối với sức khoẻ của bản thân. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn mua sản phẩm chè khi tiêu dùng, tránh mua các loại chè không rõ nguồn gốc.
Tiến hành mở các lớp tập huấn cho người nông dân theo đề án 1956 đào tạo nghề cho người lao động:
Khả năng tiếp cận với các quy trình kỹ thuật trồng cây chè cành không nhiều, việc nâng cao kiến thức chung về nghề làm vườn là rất cần thiết. Các lớp tập huấn kiến thức về phổ cập tác dụng của mô hình canh tác trên đất dốc tạo môi trường sinh thái bền vững, thiết kế cải tạo vườn tạp, bố trí, sắp xếp cơ cấu giống cây trồng cho hợp lý và đem lại HQKT cao, kỹ thuật chọn giống, trồng cây, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, ủ phân hữu cơ, thu hoạch, bảo quản sản phẩm, tổ chức quản lý kinh tế vườn chè của mình, thông qua các buổi hội họp.
4.2.5. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc nâng cao HQKT của sản xuất chè cành
Chính sách đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật trồng chè cành. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ chè cành cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật.
Chính sách đất đai: Xúc tiến nhanh việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp cho các cá nhân và tổ chức sử dụng lâu dài. Khuyến khích việc chuyển nhượng sử dụng đất, thuê đất trong mức hạn điền, chuyển đổi một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả và diện tích lâm nghiệp ở vùng đồi núi thấp để trồng cây chè. Cho phép các hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng các loại cây kém hiệu quả sang các cây trồng có HQKT cao theo quy hoạch của xã. Ngoài ra còn được miễn tiền thuế đất, và tiền thuê đất cho các cơ sở chế biến nông sản, các điểm dịch vụ, đại lý quảng bá và bán sản phẩm chè.
Chính sách vốn: Tăng cường cho các nông hộ vay vốn với thời gian trung và dài hạn, lượng vốn cho vay phải đáp ứng được yêu cầu đầu tư của hộ, tuỳ theo diện tích
trồng cây chè cành của mỗi hộ. Khuyến khích mở rộng các hình thức tín dụng, tương trợ, tự nguyện giúp nhau trong sản xuất ở trong nhân dân: Hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể, … các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm nhân dân thực hiện vay vốn cho phát triển cây chè cành.
4.2.6. Tìm đầu ra cho sản phẩm, tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm
Hiện tại đối tượng khách hàng chính của người dân trồng chè xã Hoà Bình vẫn là những người bán buôn, họ thu mua sản phẩm của người nông dân với sô lượng lớn tuy nhiên giá cả thường không ổn định và bấp bệnh. Người nông dân thường bị ép giá. Dưới đây tôi có đưa ra một số giải pháp trong phát triển tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho người dân làm chè.
4.2.6.1. Giải pháp mối liên kết giữa 4 nhà
Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên được thực hiện theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng và Chỉ thị 25/2008/CT-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Mối liên kết giữa 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè được hình thành chủ yếu là liên kết ngang trong các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, câu lạc bộ trồng, chế biến và tiêu thụ chè. Ngoài ra còn có sự liên kết dọc giữa doanh nghiệp với người nông dân, mối liên kết này đã hình thành gắn vùng nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Xét về tổng thể, việc phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học ) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè là một trong những giải pháp mang tính toàn diện và hiệu quả. Cây chè ở Thái Nguyên là một trong những cây công nghiệp dài ngày có nhiều lợi thế, là nông sản xuất khẩu hàng năn có giá trị cao, bởi vậy để khai thác hết tiềm năng của nó cần có sự phối hợp đồng bộ từ cơ chế chính sách của nhà nước, sự quyết tâm cao của nông dân, sự đam mê sang tạo của các nhà khoa học và sự năng động của các doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất.
Người nông dân sản xuất chè ở Hoà Bình họ có đất Nhưng lại không có kỹ thuật, Thiếu vốn họ sợ rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không ổn định bị
tư thương ép giá. Gần đó không xa là nhà máy chè Sông Cầu. Doanh nghiệp có đầu ra nhưng lại thiếu vùng nguyên liệu. Tạo được sự liên kết hỗ trợ giữa doanh nghiệp này và người nông dân, doanh nghiệp đầu tư vốn cho nông dân sản xuất, có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm của người nông dân thì sẽ đem lại lợi ích lớn và ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp.
4.2.6.2. Tổ chức bán hàng đa cấp với các sản phẩm chè
Khi bán các sản phẩm chè bà con là người sản xuất nên xây dựng cho mình một hệ thống bán hàng. Theo nguyên tắc “Mua tận gốc và bán tận ngon” sẽ là giải pháp giúp nâng cao giá trị hàng hóa, tăng thu nhập hạn chế những biến động của thị trường, tránh tình trạng bị tư thương ép giá.
Cách làm như sau: Nếu bà con tạo ra sản phẩm thì hãy xây dựng hệ thống bán hàng theo nguyên tắc hãy giới thiệu sản phẩm đó tới người tiêu dùng. Sau đó nếu bán sản phẩm cho bất cứ khách hàng nào thì hãy có chế độ ưu đãi cho họ, như giảm giá đôi chút, khuyến mại sản phẩm.
Ví dụ: Nếu anh mua từ 5 kg chè của tôi trở lên anh sẽ trở thành đối tác cấp 1 của tôi, nếu anh giới thiệu được thêm ba người nữa mua chè cho tôi tiếp với mỗi người mua đều mua từ 5kg trở lên anh sẽ trở thành đối tác cấp 2 của tôi cho dù anh có mua chè của tôi nữa hay hay không thì anh cũng sẽ được hưởng 10 % giá tri của 15 kg chè. Cứ như thế với tất cả những người mua bà con sẽ có một hệ thống khách hàng cho mình.
Điều quan trọng trong cách làm này để có được tính bền vững đó là bà con phải tạo ra được sản phẩm có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường, tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Và phải thật sự hiểu về cách thức làm của mô hình bán sản phẩm này.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ