CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.7. Tình hình tiêu thụ chè tại xã Hòa Bình
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường với những thay đổi và biến động không ngừng như hiện nay thì việc tạo ra được sản phẩm đã khó nhưng làm sao để tiêu thụ được sản phẩm đó có hiệu quả nhất khi mà khả năng tiếp cận cũng như phân tích các thông tin về thị trường với người nông dân còn hạn chế, trong khi đó sự biến động thị trường không ngừng nghỉ và luôn thay đổi theo nhiều hướng khác nhau thì lại ngày càng tăng.
Bảng 3.18. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của hộ điều tra năm 2013 Loại sản
phẩm Nhóm hộ Sản lượng
làm ra (tạ)
Sản lượng Bán (tạ)
Tỷ xuất (%)
Chè cành
Khá (n=12) 184,42 180 97,6
TB (n=21) 193,86 189,3 97,65
Nghèo (n=7) 41,64 40,7 97,72
Chè trung du
Khá (n=3) 45,97 45,6 99,2
TB (n=9) 66,7 65,5 98,2
Nghèo (n=8) 51,65 51,3 99,32
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013)
Theo bảng số liệu trên cho thấy sản phẩm của người nông dân được tiêu thụ với tỷ lệ rất cao và hầu như là hết, một phần sản lượng người nông dân làm ra họ để lại tiêu dùng trong gia đình và làm quà cho bạn bè người thân. Vì ai cũng biết chè là 1 loại thức uống có nhiều giá trị về y học, để giải khát. Việc tiêu thụ hết sản phẩm làm ra là động lực quan trọng để người nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất.
3.7.1. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Việc lựa chọn cho mình một hình thức tiêu thụ phù hợp với các sản phẩm làm ra, phù hợp với từng thị trường mà sản phẩm muốn tiếp cận và phù hợp với các điều kiện nguồn lực của địa phương, của hộ gia đình là một điều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc sản phẩm có xâm nhập được vào thị trường đó hay không. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thị trường và mỗi loại sản phẩm khác nhau thì lại có những hình thức tiêu thụ khác nhau.
Đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay mà đặc biệt là với ngành chè thì hình thức tiêu thụ qua trung gian là những người bán buôn, bán lẻ là phổ biến nhất. Đây là hai hình thức tiêu thụ rất linh động lên phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ và cũng do các cơ sở chế biến chưa phát triển. Tuy nhiên, đây lại là những cách thức mang lại cho người nông dân ít lợi nhuận nhất, khi mà tình trạng ép giá vẫn thường xuyên xảy ra.
Bảng 3.19. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo hình thức tiêu thụ của các hộ điều tra năm 2013
Chè Nhóm hộ Chỉ tiêu
Bán cho người bán buôn
Bán cho người bán lẻ
Bán cho người tiêu dùng
Tổng
Chè cành
Khá (n=12)
Sản lượng (tạ) 143 25 12 180
Cơ cấu (%) 79,44 13,89 6,67 100
TB (n=21) Sản lượng (tạ) 157,5 25 6,8 189,3
Cơ cấu (%) 83,2 13,2 3,6 100
Nghèo (n=7)
Sản lượng (tạ) 33 4,7 4 41,7
Cơ cấu (%) 79,14 11,27 9,59 100
Chè trung du
Khá (n=3) Sản lượng (tạ) 35 9 1,6 45,6
Cơ cấu (%) 76,75 19,74 3,51 100
TB (n=9) Sản lượng (tạ) 59 4,3 2,2 65,5
Cơ cấu (%) 90,08 6,56 3,36 100
Nghèo (n=8)
Sản lượng (tạ) 39 9,8 2,5 51,3
Cơ cấu (%) 76,02 19,1 4,88 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Qua bảng số liệu ta thấy được sản phẩm của người nông dân được tiêu thụ qua 3 hình thức đó là: bán cho người bán buôn; bán cho người bán lẻ; bán cho người tiêu dùng. Trong đó hình thức bán cho người bán buôn được sử dụng nhiều nhất chiếm gần 80% ở các nhóm hộ và ở cả hai loại chè cành và chè trung du. Hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng có ở các nhóm hộ và cả 2 loại sản phẩm chè cành và chè trung du. Tuy nhiên sản lượng bán cho nhóm khách hang này chiếm tỷ lệ rất nhỏ không quá 10% tổng sản lượng làm ra. Hầu hết nhóm khách hàng người tiêu dùng là những người quen của các hộ dân, hoặc là người quen, họ hàng ở quê mua về làm quà hoặc mua về dùng. Một lượng nhỏ trong số đó là các khác hàng thuộc tầng lớp thượng lưu. Nhưng đối tượng khách hàng này chỉ tập trung chủ yếu vào các hộ sản xuất chè ngon, chất lượng tốt.Giá bán đối với các khách hàng này
cũng rất cao, mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần cho người dân sản xuất chè so với các nhóm khách hàng khác.
3.7.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo các tháng trong năm
Cũng giống các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của người nông dân xã Hoà Bình cũng không đồng đều và thiếu tính ổn định giữa các tháng trong năm. Cụ thể như bảng dưới:
Bảng 3.20. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của xã theo thời gian năm 2013 Loại sản phẩm ĐVT Thời điểm giá rẻ Thời điểm đắt giá
Các tháng Giá Các tháng Giá Chè cành 1000đ/kg 5, 6, 7 110- 200 11, 12, 1 200 - 400 Chè trung du 1000đ/kg 5, 6, 7 70 – 120 11, 12, 1 150 - 250
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)
Đối với sản phẩm chè cành và chè trung du khô thì thời điểm dế bán thường rơi vào cuối năm. Khi mà sản lượng chè giảm dần do vào mùa đông cây chè phát triển chậm và địa hình đồi núi không có nước tưới nên người nông dân thường đốn chè để cho cây chè ngủ đông, Chỉ một số ít diện tích chè được người nông dân đầu tư trồng chè đông. Vì thế sản lượng chè giảm đáng kể so với các thời điểm khác trong năm. Cùng với đó thì cũng là thời gian rơi vào dịp tết cổ truyền của người việt nên nhu cầu về chè khô là rất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như làm quà tặng trong dịp tết này. Trong khoảng thời gian này giá bán chè là khá cáo. Đặc biệt là sản phẩm chè cành vì mẫu mã và chất lượng ngon, Giá bán luôn gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với chè trung du. Nhưng vào cá tháng mùa hè khi mà thời tiết ấm áp, mưa nhiều cây chè phát triển nhanh và cho năng suất cao nhất, nhưng cũng là lúc sâu bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm. Mặt khác lúc này thị trường dư thừa hàng hoá giá bán chè giảm rất nhiều.
3.7.3. Sơ đồ kênh tiêu thụ các sản phẩm chè của xã Hòa Bình
Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng, bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.
Sản phẩm cung ứng cho thị trường là chè búp khô, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ bị nợ nần.
Hiện tại kênh phân phối sản phẩm của xã vẫn còn đang tồn tại nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả trong sản xuất và cũng tạo ta một nghịch lý đó là: Trong khi người nông dân vất vả một nắng hai sương làm ra sản phẩm thì khi bán thường phải bán với giá rất thấp trong khi người tiêu dùng cuối cùng thì vẫn phải mua sản phẩm với giá rất cao. Nguyên nhân chính là do việc sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì đã phải trải qua rất nhiều khâu trung gian mà ở mỗi khâu đó thì giá sản phẩm lại tăng lên để đảm bảo lợi nhuận người bán. Vậy thì cuối cùng, nguyên nhân chính của vấn đề này tôi đã nghiên cứu kênh phân phối sản phẩm của xã và thu được kết quả:
Hình 3.1. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm chè khô của xã
Kênh tiêu thụ sản phẩm cho biết được đường đi đến tay người tiêu dùng, đường đi của chè có các nhánh chính sau đây:
Nông dân
Người bán lẻ Người bán buôn
Chợ địa phương
Người tiêu dùng
Tự tiêu dùng
Hộ nông dân sản xuất chè một phần là để phục vụ nhu cầu trực tiếp của chính hộ đó, một phần thì họ bán ra bên ngoài, khối lượng chè mà các hộ trồng chè tự tiêu thụ là không lớn, thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với khối lượng chè mà các nông hộ xã Hoà Bình làm ra.
Có những hộ chè của họ sản xuất ra là mang ra chợ bán. Khách hàng tại chợ có thể là người tiêu dùng hay là những người bán buôn, người bán lẻ họ mua chè sau đó mang đi bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng ở những vùng khác hoặc mang về của hàng của mình để bán lẻ.
Phần lớn chè được sản xuất ra các hộ nông dân bán cho người bán buôn đến thu mua ngay tại nông hộ. Các nhà bán buôn này thường mua chè với số lượng lớn.
Các nhà bán buôn cũng có thể phân phối lại cho các nhà bán lẻ hay thâm chí là đến cả người tiêu dùng cuối cùng.
Đối với những người bán lẻ thì họ thu từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà bán buôn khác hay từ nhiều hộ nông dân khác nhau. Người bán lẻ là những người tiếp xúc nhiều nhất với người tiêu dùng nên dễ hiểu rằng họ là những người được hưởng lợi nhiều nhất.
Một phần chè của các hộ nông dân xã Hoà Bình được bán trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng. Đây là kênh phân phối đảm bảo nhất đối với người tiêu dùng tuy nhiên bán theo kênh phân phối này là không nhiều, chỉ xuất hiện vào dịp cuối năm khi lượng chè khan hiếm và nhu cầu chè lại cao hơn.
3.7.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
Việc làm ra sản phẩm với người nông dân đã khó nhưng tiêu thụ như thế nào sản phẩm ấy tốt nhất lại càng khó hơn. Và điều đó lại càng đúng hơn khi mà cơ chế thị trường ngày càng có những biến động mạnh mẽ trong khi sự tiếp cận với các thông tin về thị trường cũng như khả năng dự đoán và phân tích các thông tin ấy với người nông dân lại gặp rất nhiều khó khăn. Không những vậy quá trình tiêu thụ còn gặp ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác.
Từ việc điều tra, phỏng vấn ý kiến hộ nông dân với câu hỏi: “ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của địa phương”. Thì tôi thu được các nhân tố chính đó là: Chất lượng sản phẩm; mẫu mã sản phẩm; Dịch bệnh; biến động thị trường. Với các nhân tố này tôi phân vào 2 nhóm nhân tố đó là: nhóm nhân tố
khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, để tìm hiểu xem các nhân tố này ảnh hưởng thế nào đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của người dân tôi đi sâu vào tìm hiểu và phân tích từng nhân tố.
3.7.4.1. Các nhân tố khách quan
* Biến động thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động sản xuất tiêu thụ của người nông dân. Qua tìm hiểu hầu như sản phẩm của người nông dân làm ra là bán tại chỗ thông qua những người bán buôn, người bán lẻ, chỉ có một số ít sản phẩm làm ra là bán tới tay người tiêu dùng. Cộng với đó là chưa có đầu ra ổn định cho sản phẩm của người nông dân. Khả năng tiếp cận phân tích thịt trường của người nông dân còn hạn chế trong khi họ lại rất ít nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài của các cơ quan tổ chức. Chính vì vậy, nhu cầu trong việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của người nông dân là điều cần thiết và cấp bách để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và ổn định giá bán có lợi cho người nông dân.
* Dịch sâu bệnh hại
Sâu bệnh hại phát triển nhanh vào các tháng mùa hè, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, mẫu mã và giá bán của sản phẩm. Mặc dù người nông dân cũng có nhiều biện pháp phòng trừ sâu bệnh phá hoại nhưng vẫn không tránh khỏi việc sâu bệnh vẫn phát triển trên một số diện tích nhất định. Luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch. Vì vậy người nông dân luôn cần quan tâm và để ý tới vườn chè của mình để phát hiện và diệt trừ kịp thời.
3.7.4.2. Các nhân tố chủ quan
* Chất lượng sản phẩm
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới mức tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Do vậy việc làm thế nào để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu bắt buộc đối với nghề trồng chè ở Hoà Bình nếu muốn thúc đẩy tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm không chỉ ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới uy tín của sản phẩm địa phương với khách hàng.
* Mẫu mã sản phẩm
Khi mà đời sống người dân ngày càng tăng lên thì yêu cầu về các loại sản phẩm của họ không chỉ là tốt mà còn phải đẹp nữa. Vì vậy, sản xuất thế nào để vừa có sản phẩm chất lượng tốt lại có mẫu mã đẹp là yêu cầu cần thiết để có thể tăng lượng tiêu thụ.
3.7.5. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm 3.7.5.1. Thuận lợi
Từ các kết trên, ta có thể rút ra những thuận lợi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm sản phẩm của xã như sau:
+ Có thương lái tới tận nơi mua: Vì Cây chè có ở địa phương từ khá lâu lên có nhiều người buôn bán biết đến sản phẩm của địa phương, lên có sản phẩm là có người mua.
+ Hiện nay sản phẩm chè rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của đại đa số người dân, khách đến chơi pha ấm nước chè, cùng nhau ngồi thưởng thức. Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm này là tương đối lớn.
+ Sản phẩm chè cành bước đầu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, nhu cầu về chè cành cũng rất lớn, mặc dù giá bán cao hơn nhiều so với chè trung du.
3.7.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì việc tiêu thụ sản phẩm của địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của người dân địa phương:
+ Chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm: Mặc dù bước đầu cây chè cành đã mang lại những hiểu quả rất khả quan cho người dân trồng chè, xong vẫn chưa thể có thị trường tiêu thụ ổn định. Các sản phẩm làm ra vẫn tiêu thụ tại chỗ và qua nhiều khâu trung gian phụ thuộc vào các thương lái nên tình trạng ép giá vẫn thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên nếu không bán cho thương lái thì người nông dân không bán cho ai được hết sản phẩm của mình.
+ Chịu ảnh hưởng của sâu bệnh: Sản phẩm chè bị sâu bệnh mẫu mã và màu nước chè rất xấu, rất khó để bán được giá cao khi mà chất lượng giảm. Là điều kiện cho thương lái có lý do ép giá bán sản phẩm.
+ Chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân và chính quyền địa phương trong việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, người nông dân vẫn mạnh ai người ấy lo chưa có sự liên kết với nhau.
+ Khả năng nắm bắt, phân tích thông tin thị trường của người nông dân còn hạn chế: Có thể nói đây là hạn chế chung của người nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chứ không riêng với người trồng chè. Nguyên nhân là họ sản xuất theo kinh nghiệm chưa qua đào tạo chính quy, mà các điều kiện đó áp vào thực tế hiện nay thì không phải lúc nào cũng hợp lý, từ đó có thể đưa ra những quyết đinh sai lầm.
CHƯƠNG 4