CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đánh giá HQKT và nâng cao HQKT sản xuất của hộ trồng chè tại xã Hoà Bình
Sản xuất là một quá trình phối hợp và điều hoà các các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Trồng cây chè cành ở xã do hộ nông dân thực hiện nên chưa có một quy trình kỹ thuật thống nhất, các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, nước tưới, nhân công, … sử dụng còn tuỳ tiện, không hợp lý và không đồng nhất. Ngay trên cùng một đơn vị diện tích có cây giống mua ngoài, có giống mua từ trung tâm giống, có cây sinh trưởng phát triển tốt, có cây kém phát triển, …
Bảng 3.16: So sánh kết quả, HQKT của sản xuất chè cành và chè trung du tại xã Hòa Bình năm 2013 (tính trên 1 sào trồng trọt)
Chỉ tiêu ĐVT Chè cành
(n=40)
Chè trung du (n=20)
Chè cành/ chè trung du (lần)
Năng suất BQ Tạ 1,48 1,04 1,42
Giá bán BQ 1000đ 169,75 118,75 1,43
GO 1000đ 25.123 12.350 2,03
IC 1000đ 5.498,01 4.454,18 1,23
TC 1000đ 10.904,21 8.095,94 1,22
VA 1000đ 19.624,99 7.895,82 2,49
MI 1000đ 19.051,79 7.434,72 2,56
Pr 1000đ 14.218,79 4.254,06 3,34
IC/1 kg chè khô 1000đ 37,15 42,83 0.87
VA/1 kg chè khô 1000đ 132,6 75,92 1,75
Pr/1 kg chè khô 1000đ 96,1 40,9 2,35
GO/IC lần 4,57 2,77 1,65
VA/IC lần 3,57 1,77 2,02
Pr/IC lần 2,59 0,96 2,7
GO/1 công lđ 1000đ 530,58 396,21 1,34
VA/1 công lđ 1000đ 414,47 253,31 1,64
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)
Để đánh giá xem khi bỏ ra chi phí vật tư sản xuất chè sẽ ảnh hưởng như thế nào tới HQKT. Qua số liệu ở bảng 3.16 cho thấy sự khác biệt giữa chè cành và chè trung du ở tất cả các chỉ tiêu như:
Khi so sánh các chỉ số trên một đồng IC: Đối với chè cành GO/IC đạt 4,57 lần, còn đối với chè trung du thì thấp hơn đạt 2,77 lần. Như vậy khi bỏ ra 1 đồng IC thì 1 sào chè cành thu được lợi cao hơn. Còn đối với VA/IC của chè cành cao hơn của chè trung du 2,02 lần cụ thể: chè cành VA/IC đạt 3,57 lần, còn đối với chè trung du thì thấp hơn đạt 1,77 lần. Chỉ tiêu Pr/IC cho biết khi đầu tư thêm 1 đồng chi phí cho một giống chè thì phần lợi nhuận tăng thêm của 1 sào chè đối với chè cành là 2,59 lần chè trung du là 0,96 lần.
Khi so sánh chi phí trung gian (IC/1kg) chè khô thì ta thấy giá trị này đối với chè cành chỉ bằng 0,87 lần so với chè trung du cụ thể: IC/1kg chè cành khô là 37,15 nghìn đồng còn đối với chè trung du là 42,83 nghìn đồng. Có thể thấy để đạt được 1 kg chè khô thì người trồng chè trung du phải đầu tư chi phí cao hơn là 5,68 nghìn đồng.
Tuy nhiên Giá trị Pr/1 kg khô của chè cành là 96,1 nghìn đồng cao hơn 2,35 lần khi chè trung du chỉ đạt 40,9 nghìn đồng/ 1kg khô. Có thể thấy dù mức đầu tư thâm canh chè trung du cao hơn nhưng năng suất, chất lượng vẫn kém xa chè cành.
Do cây chè trung du quá già cỗi, kém năng suất có thâm canh cũng mang lại hiệu quả không như mong muốn.
So sánh giá trị gia tăng (VA/1 kg) chè khô thì giá trị này đối với chè cành đạt 132,6 nghìn đồng/kg còn chè trung du chỉ đạt 75,92 nghìn đồng/ kg, cao hơn 1,75 lần.
Các chỉ tiêu GO/công lao động; VA/công lao động của chè cành đều cao hơn so với chè trung du lần lượt là 1,34 lần; 1,64 lần. Có sự chênh lệch như vậy là vì: Khi so sánh các chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí đầu tư (VA/IC); Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí đầu tư (Pr/IC) của chè cành đều cao hơn chè trung du. Mặt khác chè cành cho năng suất và giá bán cao hơn chè trung du nên tổng giá trị sản xuất thu được của chè cành sẽ cao hơn chè trung du. Do đó giá trị sản xuất trên ngày công lao động của chè cành cao hơn chè trung du. Như vậy việc sử dụng 1 đồng vốn để đầu tư cho chè cành mang lại hiệu quả cao hơn việc sử dụng 1 đồng vốn để đầu tư cho chè trung du.
Năng suất bình quân của chè cành là cao hơn nhiều so với chè trung du. Trên
đất đồi núi có độ dốc có thể trồng nhiều loại cây dài ngày, cây ngắn ngày. Cây chè là loại cây công nghiệp chủ yếu được trồng trên diện tích lớn, thu nhập của các hộ trồng chè khá ổn định. Một số cây ngắn ngày như ngô, sắn, tuy thu nhập thấp nhưng rất cần đối với một nền kinh tế miền núi, đặc biệt cung cấp cho sinh hoạt của các hộ nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, năng suất cây trồng không ổn định. Khi các sản phẩm thiết yếu chưa đáp ứng đầy đủ thì người dân tập trung mọi giá để sản xuất cây lương thực. Do các hộ còn nhiều khó khăn về kinh tế nên việc chuyển đổi hệ thống cây trồng trên đất đồi núi còn nhiều khó khăn nhất định về vốn đầu tư ban đầu cho cây chè cành. Vì vậy, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để phù hợp với điều kiện nguồn lực của hộ nông dân đang có và nhu cầu của thị trường.
Phát triển cây chè là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mang lại hiệu quả nhiều mặt: xử lý đất hoang hoá, cải tạo vườn tạp, cải tạo vùng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, tận dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Cây chè cành là loại cây lưu niên phải mất thời gian khá dài và chi phí đầu tư tương đối lớn mới cho thu hoạch vì vậy ta không thể ngay lập tức vì giá cả chè trung du thấp hơn so chè cành mà ta chặt bỏ, các hộ nông dân phải phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng ra thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị.
3.5.2. Đánh giá HQKT sản xuất chè các nhóm hộ điều tra 2013
Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng HQKT sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của nghề trồng chè.
Để đánh giá HQKT sản xuất cây chè cành tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, GO/kg chè khô, VA/kg chè khô, VA/Công lao đông và GO/ công lao động. Kết quả cụ thể cho ở bảng 3.17:
Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào chè của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Hộ sản xuất chè cành
Khá (n=12) Trung Bình (n=21) Nghèo (n=7)
Năng suất BQ Tạ 1,78 1,33 1,17
Giá bán BQ 1000đ 198,75 168,33 124,28
GO 1000đ 35.377,5 22.387,89 14.564,16
IC 1000đ 6.700,46 5.074,35 3.788,35
TC 1000đ 12.201,31 10.518,8 8.766,11
VA 1000đ 28.677,04 17.313,54 10.775,81
MI 1000đ 28.128,31 16.735,97 10.149,01
Pr 1000đ 23.176,19 11.869,09 5.798,05
IC/1 kg chè khô 1000đ 37,64 38,16 32,38
VA/1 kg chè khô 1000đ 158,02 130,18 92,1
Pr/1 kg chè khô 1000đ 130,2 89,24 49,56
GO/IC lần 5,28 4,41 3,84
VA/IC lần 4,28 3,41 2,84
Pr/IC Lần 3,46 2,34 1,53
GO/công lđ 1000đ 728,68 469,15 342,04
VA/công lđ 1000đ 590,67 362,81 253,07
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)
GO/IC của các chóm hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo lần lượt là: 5,28; 4,41;
3,84 lần. Nhóm hộ khá có tỷ lệ GO/IC là cao nhất, hộ nghèo là thấp nhất.Nhưng phụ thuộc vào GO của các nhóm hộ là khác nhau chính vì vậy GO/IC của hộ khá thu được cao nhất còn hộ nghèo thu được giá trị thấp nhất.
Nếu tính IC/1 kg chè khô thu được thì nhóm hộ khá nhóm hộ trung bình, nhóm hộ nghèo lần lượt là 37,64; 38,16; 32,38 nghìn đồng/kg.
Nguyên nhân có sự chênh lệch như vậy vì bình quân chi phí trung gian các nhóm hộ khác nhau thì mức sản lượng bình quân thu được trên một diện tích cũng khác nhau. Điều đó làm cho khi tính bình quân trên 1kg sản phẩm của các nhóm hộ có sự chênh lệch. Và quan trọng hơn cả để nâng cao năng suất thì cần chăm bón đủ liều
lượng, đúng cách phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Mặt khác sự khác biệt này là do hộ khá là những hộ có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc chè cành cũng như có vốn đầu tư về vật tư tốt hơn, chính vì vậy họ biết sử dụng một cách có hiệu quả phân bón, thuốc trừ sâu giúp cây có năng suất cao.
Mức lợi nhuận/ 1kg chè khô các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch rất lớn. Hộ khá là 130,2 nghìn đồng; hộ trung bình là 89,24 nghìn đồng và hộ nghèo là 49,56 nghìn đồng. Sự khác biệt về lợi nhuận là do khâu chăm bón ban đầu làm cho sản lượng của các nhóm hộ cao, thấp khác nhau và chất lượng, mẫu mã sản phẩm sẽ quyết định giá bán của sản phẩm. Tuy nhiên chăm bón tốt sẽ cho chất lượng tốt. Nhưng khâu chế biến chè thành phẩm cũng rất quan trọng cùng trên 1 đơn vị diện tích cùng 1 loại chè, cùng hái 1 ngày. Nhưng mỗi người sao khác nhau lại cho 1 hương vị và mẫu mã cách chè và màu nước khác nhau. Làm cho giá bán khác nhau.
Tính cho 1 công lao động: GO/công lao động của nhóm hộ khá đạt 728,68 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là 469,15 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 342,04 nghìn đồng/sào. Nhóm hộ khá cao nhất và hộ nghèo thấp nhất. Sự khác biệt về giá trị sản xuất tính trên ngày công lao động các nhóm hộ khác nhau là do mức độ chi phí đầu tư khác nhau, kỹ thuật chế biến chè khác nhau dẫn tới năng suất và giá bán sản phẩm các nhóm hộ khác nhau, hộ khá mức chi phí lớn nhất giá bán sản phẩm bình quân /1 kg của nhóm hộ này cũng cao nhất. Do đó năng suất của họ cao giá trị sản xuất của nhóm hộ này cao nhất vì thế giá trị khi tính trên ngày công lao động của họ đạt giá trị cao hơn so với các hộ khác. Hộ nghèo mức đầu tư thấp hơn do không có vốn sản xuất, làm cho sản lượng và giá bán sản phẩm hộ này thấp dẫn tới giá trị ngày công lao động của hộ này không cao.
Để nâng cao HQKT trên một đơn vị diện tích canh tác người sản xuất cần chú trọng đầu tư theo chiều sâu. Phải khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Hộ nông dân sản xuất cây chè cành phải quyết tâm gây dựng vùng chè tập trung của địa phương, không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nâng cao kỹ thuật canh tác và sản xuất chè, dưới sự quản lý, định hướng phát triển của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương.
3.5.3. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất chè của xã Hoà Bình
Phát triển sản xuất cây chè góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong nông thôn, sản phẩm chè được tiêu thụ lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ sản xuất phát triển, góp phần làm thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tổ chức hàng hoá. Cải tạo môi trường sinh thái theo hướng phát triển môi trường sinh thái bền vững. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng độ che phủ, giữ ẩm, cải tạo đất chống sói mòn. Xã Hoà Bình có địa hình đồi núi, do vậy việc trồng cây chè giúp nâng cao độ che phủ, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất, khai thác được diện tích đất có hiệu quả hơn.
Phát triển sản xuất cây chè cành không những đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của vùng mà còn tăng thu nhập. Với sự phát triển của cây chè cành đã mang lại sự thay đổi mới, diện mạo mới cho người dân trong xã. HQKT được nâng cao, thu nhập của người dân tăng lên, nhiều hộ gia đình trở lên khá giả hơn, xây được nhà to, mua được xe và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cuộc sống. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Trước nơi đây người dân chỉ trồng chè trung du, từ khi chuyển sang trồng chè cành thì những gì mà cây chè cành mang lại cho người dân như là một phao cứu sinh kịp thời. Nông dân được sống trong điều kiện đầy đủ hơn, con cái được đi học và tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại hơn, đời sống dân trí được nâng lên.