Mức độ nguy cơ của các tổn thương tiền ung thư dạ dày

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa teo niêm mạc dạ dày nội soi theo phân loại kimura takemoto với các tổn thương tiền ung thư trong bệnh viêm dạ dày mạn (Trang 42 - 47)

Một nghiên cứu với số liệu lớn dựa trên hệ thống đăng ký giải phẫu bệnh toàn quốc tại Hà Lan trong thời gian 1991 – 2004 được công bố gần đây cho thấy tỉ lệ UTDD mới mắc hàng năm đối với bệnh nhân có VDDMT là 0,1%, có CSR là 0,25%; có nghịch sản nhẹ – vừa là 0,6% và nghịch sản nặng là 6% [39].

1.4.1. Viêm dạ dày mạn teo

Mặc dù VDDMT là tổn thương tiền ung thư, không phải tất cả các trường hợp VDDMT đều có mức độ nguy cơ giống nhau: nguy cơ UTDD sẽ cao hơn rõ rệt khi bệnh nhân có VDDMT mức độ vừa – nặng, hoặc khi tình trạng teo niêm mạc đã lan rộng [49], [50], [57], [104], [108]. Các nghiên cứu so sánh đặc điểm viêm dạ dày mạn giữa các bệnh nhân tại Nhật và tại các quốc gia có mức độ nguy cơ UTDD thấp hơn (bao gồm Việt Nam) đều cho thấy mức độ VDDMT ở các bệnh nhân tại Nhật nặng hơn rất nhiều [79], [83].

Nghiên cứu của Tạ Long và cs [18] cho thấy nguy cơ UTDD khi bị VDDMT mức độ vừa – nặng cao gấp 3,5 lần so với người không bị VDDMT hoặc VDDMT ở mức độ nhẹ.

Sử dụng hệ thống OLGA để đánh giá giai đoạn viêm dạ dày mạn trên cơ sở tích hợp mức độ lan rộng và mức độ nặng của tình trạng teo niêm mạc dạ dày ở vùng hang vị và vùng thân vị, Rugge và cs [99] ghi nhận nguy cơ UTDD ở bệnh nhân viêm dạ dày ở giai đoạn III – IV cao gấp 104 lần so với các bệnh nhân viêm dạ dày ở giai đoạn 0 – II (p = 0,001).

1.4.2. Chuyển sản ruột

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nguy cơ UTDD ở người có CSR cao gấp 6 đến 10 lần [53], [110]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Tạ Long và cs [19] cho thấy thấy nguy cơ UTDD ở người có CSR cao gấp 5,3 lần. Cũng tương tự như với VDDMT, mức độ nguy cơ UTDD ở bệnh nhân có CSR cũng thay đổi tùy theo týp CSR, mức độ lan rộng và hình thái phân bố CSR ở mỗi trường hợp.

1.4.2.1. Týp chuyển sản ruột và nguy cơ ung thư dạ dày

Nghiên cứu của Filipe và cs [53] tại Slovenia cho thấy nguy cơ UTDD ở bệnh nhân có CSR týp III cao gấp 4,58 lần và týp II cao gấp 2,14 lần so với týp I. Trong nghiên cứu của Wu và cs [113] tại Đài Loan, nguy cơ UTDD của CSR týp II và III lần lượt là 2,03 và 39,75. Nghiên cứu của Kang [64]

tại Hàn Quốc năm 2008 cho thấy CSR týp II có liên quan với UTDD trong khi CSR týp III lại liên quan đến tuổi. Gonzalez và cs [58] vừa công bố trong năm 2010 kết quả nghiên cứu theo dõi 478 bệnh nhân trong thời gian kéo dài hơn 12 năm tại Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu này cho thấy

nguy cơ UTDD ở bệnh nhân có týp CSR không hoàn toàn cao gấp 11,3 lần so với bệnh nhân có týp CSR hoàn toàn.

Dinis-Ribeiro và cs [41] ghi nhận týp CSR là yếu tố độc lập tiên đoán diễn tiến thành nghịch sản và ung thư dạ dày: khi theo dõi các tổn thương tiền ung thư dạ dày trong thời gian 3 năm, tác giả ghi nhận có 38% trường hợp CSR týp II, III diễn tiến thành nghịch sản độ thấp và 7% CSR týp III diễn tiến thành nghịch sản độ cao. Cũng nhóm tác giả này trong một nghiên cứu sau đó nhận thấy khi theo dõi các trường hợp VDDMT và CSR trong 3 năm, có 7% trường hợp có nghịch sản mới xuất hiện và tất cả đều xảy ra ở những bệnh nhân ở thời điểm tham gia nghiên cứu đã có týp CSR không hoàn toàn [42]. Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Oai và cs [22] theo dõi diễn tiến của CSR trong 4 năm. Tác giả ghi nhận đa số trường hợp CSR týp I không tiến triển hoặc thoái triển, trong khi đó có 10% CSR týp II tiến triển thành CSR týp III và 10% CSR týp III tiến triển thành UTDD. Như vậy, các kết quả trong và nước đều cho thấy bệnh nhân có týp CSR không hoàn toàn (týp II, III), đặc biệt là CSR týp III đều có nguy cơ diễn tiến thành nghịch sản và UTDD cao hơn CSR hoàn toàn (týp I).

1.4.2.2. Chuyển sản ruột lan rộng và nguy cơ ung thư dạ dày

Nghiên cứu của Cassaro và cs [33] tại Colombia cho thấy nguy cơ UTDD cao hơn ở nhóm bệnh nhân có nhiều vị trí CSR hơn: những bệnh nhân có hiện diện CSR ở ít nhất 4 trong tổng số 12 vị trí sinh thiết sẽ có nguy cơ UTDD cao gấp 11 lần so với nhóm bệnh nhân có ít hơn 4 vị trí sinh thiết phát hiện có CSR (p < 0,001).

1.

th nh

.4.2.3. D Mức độ hieát cuõng hận thấy C

Nguoàn

H

 Dạn

 Dạn

 Dạn con

 Dạn vuứn

Dạng phân ộ nguy cơ rất khác CSR ở dạ

n: Cassaro and ga Hình 1.4.

ng A: CSR ng B: CSR ng C: CSR ng lớn.

ng D: CS ng phình v

n boỏ chuyeồ ở những b

nhau tuứy dày có 4

o M et al.

astric can Boán hình R xuaỏt hieọ R ở hầu hế

R dọc kh

R xảy ra vò.

ển sản ruộ beọnh nhaõn y theo hìn

hình thái

Topograp ncer. Am J h thái phân ện rải rác

ết các vị t ắp bờ con

gaàn nhử

ột và nguy n phát hiệ nh thái ph phaân boá n

phic patter J Gastroen n boá chuy

ở vùng qu trí sinh thi

ng nhỏ và

ở toàn b

cô ung th eọn CSR tre haân boá CS nhử sau (h

rns of inte nterol 200 yển sản ru

uanh góc b iết ở vùng à vùng tiề

bộ niêm m

hư dạ dày eân nhieàu SR. Cassa hình 1.4).

estinal me 00 [33].

uột ở dạ dà bờ cong n g hang vò.

eàn moân v

mạc dạ dà

vò trí sinh aro và cs

taplasia

ày nhỏ.

vị phía bờ

ày chỉ trừ h

s

ô

Nguy cơ UTDD ở bệnh nhân có CSR phân bố theo dạng C cao gấp 6 lần so với dạng A và dạng B. Dạng D có nguy cơ cao gấp 12 lần nhưng chỉ gặp ở các trường hợp bệnh nhân đã bị ung thư dạ dày.

1.4.3. Nghịch sản

Phần lớn các trường hợp nghịch sản độ cao (theo phân loại Vienna) và nghịch sản nặng (theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới) sẽ diễn tiến thành UTDD trong thời gian ngắn. Lansdown và cs [73] theo dõi 13 trường hợp nghịch sản dạ dày độ cao trong 15 tháng và ghi nhận có đến 11 trường hợp (85%) tiến triển thành UTDD, đa số các trường hợp này còn ở giai đoạn sớm và chưa có di căn hạch. Nghiên cứu của Kokkola [71] tại Phần Lan và Nguyễn Văn Oai [22] tại Việt Nam đều cho thấy 67% (2/3 trường hợp) nghịch sản nặng tiến triển thành ung thư dạ dày trong vòng 3 năm đầu.

Đối với nghịch sản mức độ nhẹ và vừa, Kokkola ghi nhận 4,8% (4/84) trường hợp nghịch sản nhẹ tiến triển thành nghịch sản vừa và 21% (3/14) trường hợp nghịch sản vừa tiến triển thành nghịch sản nặng [71]. Nguyễn Văn Oai và cs ghi nhận 5,2% (1/19) trường hợp nghịch sản nhẹ và 15,4%

(2/13) trường hợp nghịch sản vừa tiến triển thành nghịch sản nặng [22].

Điểm chung của hai nghiên cứu nêu trên là đều theo dõi bệnh nhân trong thời gian 4 năm, không ghi nhận trường hợp UTDD mới trên nhóm nghiên cứu nhưng đều phát hiện có một tỉ lệ nhất định các tổn thương nghịch sản nhẹ và nghịch sản vừa còn tiếp tục tiến triển thành nghịch sản nặng. Điều này có thể là do thời gian theo dõi của các nghiên cứu này chưa đủ dài để phát hiện UTDD. Luận điểm này đã được khẳng định qua kết quả nghiên

cứu của Rugge và cs [93] khi tiến hành theo dõi bệnh nhân lâu dài hơn: tác giả ghi nhận thời gian trung bình để nghịch sản độ thấp chuyển thành UTDD là 48 tháng và tỉ lệ UTDD ở bệnh nhân có nghịch sản độ thấp trong nghiên cứu này là 8,9% (8/90). Trong một nghiên cứu khác, trên 260 trường hợp nghịch sản độ thấp với 125 trường hợp được theo dõi đầy đủ trong 10 năm, Bearzi và cs [32] cũng ghi nhận một kết quả tương tự với 8,5% trường hợp UTDD mới.

Như vậy, các bằng chứng hiện tại cho thấy các trường hợp nghịch sản nhẹ và vừa, hoặc nghịch sản độ thấp vẫn có nguy cơ hóa UTDD nhưng với tỉ lệ thấp hơn, với tiến triển chậm hơn và do đó nên được theo dõi trong khoảng thời gian kéo dài trên 4 năm.

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa teo niêm mạc dạ dày nội soi theo phân loại kimura takemoto với các tổn thương tiền ung thư trong bệnh viêm dạ dày mạn (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)