1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển SX – KD của DN
1.2.2 Các yếu tố bên ngoài DN
Môi trường liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị khó kiểm soát nhưng chúng lại ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2.1 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố của môi trường vĩ mô có thể tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô. (Nguyễn Thị Liên Diệp, 2012, trang 80 – 104)
Yếu tố kinh tế thường tập trung xem xét các yếu tố sau:
- Tăng trưởng kinh tế (GDP, GDP đầu người): là thước đo chủ yếu để đánh giá sự thành công kinh tế của một quốc gia.
- Chính sách kinh tế quốc gia: thể hiện quan điểm định hướng, phát triển nền kinh tế của Nhà nước. Thông qua các chủ trương, chính sách, chính phủ điều hành và quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp.
- Chu kỳ kinh doanh: là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải của nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định. Các số liệu thống kê kinh tế trong những thời điểm quá khứ cho phép có thể thiết lập chu kỳ vận động của nền kinh tế.
- Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh doanh: nền kinh tế thế giới đang ở trong gia đoạn quốc tế hóa hết sức mạnh mẽ. Ngày nay, một sản phẩm được sản xuất tại một quốc gia có thể được tiêu thụ trên khắp thế giới và hàng hóa sẽ được sản xuất tại bất cứ nơi nào mà có giá thành thấp nhất, bất chấp biên giới của các quốc gia.
Yếu tố chính phủ, chính trị
Các yếu tố chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các qui định về thuê mướn, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường.
Đồng thời hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ, tạo cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng hoặc cơ hội tồn tại.
Yếu tố văn hóa, xã hội, dân số
Những phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Các khu vực khác nhau có nền văn hóa - xã hội khác nhau sẽ có khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực.
Yếu tố thiên nhiên
Những doanh nghiệp kinh doanh từ lâu đã nhận ra những tác động của hoàn cảnh thiên nhiên và quyết định kinh doanh của họ, bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, khí hậu, nguồn tài nguyên, thiên nhiên…
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố kỹ thuật - công nghệ
Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào lại không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại. Sẽ còn rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra những cơ hội và nguy cơ cho tất cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp.
1.2.2.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh
đối với doanh nghiệp, có thể tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp lên doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó.
Phân tích môi trường vi mô có 5 yếu tố cơ bản là: khách hàng (người mua), nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Mối quan hệ giữa các yếu tố được phản ánh trên hình sau:
Đối thủ cạnh tranh:
Là những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cùng loại với công ty. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty và vươn lên nếu có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Tính chất sự cạnh tranh trong ngành tăng hay giảm tùy theo quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng của ngành và mức độ đầu tư của đối thủ cạnh tranh.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Trong chiến lược kinh doanh của công ty phải phân tích các đối thủ cạnh tranh với các nội dung như trong hình sau.
(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, 2011, trang 48) Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô
Khả năng ép giá của người mua Các đối thủ mới
tiềm ẩn
Người mua Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành Sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới
Sản phẩm thay thế Khả năng mặc
cả của người cung cấp các nguồn lực
Nguy cơ từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế Người cung cấp
Điều gì đối thủ cạnh tranh muốn đạt tới
Mục tiêu tương lai
Ở tất cả các cấp quản trị và đa chiều
Những điều gì đối thủ cạnh tranh đang làm và có thể làm làm được
Chiến lược hiện tại
Doanh nghiệp đó hiện đang cạnh tranh như thế nào?
Vài vấn đề cần trả lời về đối thủ cạnh tranh - Đối thủ có bằng lòng với vị trí hiện tại không?
- Khả năng đối thủ chuyển dịch và đổi hướng chiến lược như thế nào?
- Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì
- Điều gì có thể giúp đối thủ cạnh tranh trả đũa một cách mạnh nhất và hiệu quả nhất?
Nhận định
Ảnh hưởng của nó và ngành công nghiệp.
Các tiềm năng
Các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Hình 1.2: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh (Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, 2011, trang 50)
Về khách hàng (người mua):
Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, sự tín nhiệm của có thể là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Một vấn đề khác liên quan đến khách hàng là đánh giá khả năng mặc cả của họ. Khả năng mặc cả của khách hàng cao có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm do phải tốn nhiều chi phí để duy trì mối quan hệ với khách hàng như:
giảm giá, tăng chiết khẩu, tăng hoa hồng, tăng chất lượng…
Các doanh nghiệp cũng cần lập bảng thu thập thông tin khách hàng, phân loại các khách hàng hiện tại và tương lai. Dùng một hay nhiều yếu tố về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập, nơi cư trú cũng như sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội để phân khúc thị trường ra thành các nhóm khách hàng. Các thông tin thu thập được là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến marketing.
Nhà cung cấp:
Các công ty bao giờ cũng phải liên kết với những doanh nghiệp cung cấp để được cung cấp các tài nguyên khác nhau như: nguyên vật liệu, tài chính, máy móc thiết bị, nhân công… Các nhà cung cấp có thể tạo ra cơ hội cho công ty nhưng đồng thời có thể gây áp lực mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết về những nhà cung cấp các nguồn lực cho công ty là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu môi trường. Các đối tượng chủ yếu sau đây cần được nghiên cứu sâu:
Người bán vật tư, thiết bị: Các tổ chức cung cấp vật tư, thiết bị có ưu thế có thể “vắt” ra lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng của sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm. Việc lựa chọn nhà cung cấp dựa trên số liệu phân tích về người bán. Cần phân tích mỗi tổ chức cung ứng theo các yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Cộng đồng tài chính: Trong những thời điểm nhất định phần lớn các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có lãi đều phải đi vay vốn tạm thời từ cộng đồng tài chính. Nguồn vốn này có thể vay được từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu.
Nguồn lao động: Là một thành phần chính yếu trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được nhân viên có tài cho doanh nghiệp là tiền đề đảm bảo thành công cho doanh nghiệp.
Đối thủ tiềm ẩn:
Là đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mục đích giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Cần lưu ý là việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với các ý định xây dựng phần thị trường là những biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới.
Mặc dù không phải bao giờ doanh nghiêp cũng gặp phải những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành vừa chịu ảnh hưởng đồng thời cũng có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp.
Sản phẩm thay thế:
Sức ép do có sản phẩm phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu doanh nghiệp không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp đó có thể bị tụt lại với các thị trường
nhỏ bé. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thề tiềm ẩn.
Phần lớn thì các sản phẩm thay thế mới là kết quả của cải tiến hoặc các cuộc bùng nổ công nghệ mới. Các công ty muốn đạt lợi thế cạnh tranh thì cần phải dành nhiều nguồn lực để phát triển hoặc vận dụng công nghệ mới vào chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
(Nguyễn Thị Liên Diệp, 2011, trang 48 - 65)