Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giày dép Cao Su Màu
2.2 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su Màu
2.2.2 Tác động của môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao Su Màu
2.2.2.1 Môi trường vĩ mô
Kể từ khi thực hiện chủ trương cải cách kinh tế, mở cửa thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, thương mại chiếm một phần lớn trong tỷ trọng GDP của đất nước. Đời sống của nhân dân được
nâng cao rõ rệt. Các công trình, nhà máy, khu công nghiệp không ngừng được xây dựng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính lớn xảy ra tại Mỹ đã tác động ảnh hưởng đến nhiều nước lớn trên thế giới, cũng tác động ảnh hưởng đến nước ta làm kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng giảm sút gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong nước.
Mặc dù nền kinh tế nước ta được dự báo sẽ có tăng trưởng, nhưng triển vọng tăng trưởng đã giảm tốc vì khủng hoảng kinh tế đã trở nên trầm trọng hơn ở các thị trường phát triển vốn tiêu thụ phần lớn lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam như thị trường Mỹ, EU…
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2010-2013
Các chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng GDP (%) 6.78 5.89 5.03 5.42
Lạm phát (%) 11.75 18.58 9.21 6.6
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4.4 4 1.99 2.2
Chỉ số sản xuất công nghiệp (%) 14 6.8 4.4 5.9
Sản xuất giày dép (%) 17.5 6 -2.20 29.5
Tăng trưởng xuất khẩu (%) 25.5 34.2 18.3 15.4
Xuất khẩu giày dép (%) 24.9 27.3 10.6 15.2
(Nguồn: Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn) Nhận xét: trên bảng 2.7 cho thấy, các chỉ số kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu tích cực trọng đó tốc độ tăng trưởng được giữ trên 5%, lạm phát được kéo giảm theo các năm, chỉ số sản xuất công nghiệp và phát triển trong lĩnh vực giày dép có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2013 so với năm 2012. Đây là những yếu tố khả quan cho ngành giày dép nói chung và cho công ty Cao Su Màu nói riêng.
Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu giày dép có dấu hiệu tăng chậm lại so với năm 2011 là 27.3% thì chỉ còn tăng 15.2%, trước tình hình này để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao thì công ty nên quan tâm phát triển thêm thị trường mới trong đó có thị trường trong nước.
Về thị trường, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 517280 tỷ đồng tăng 20,4 % (tương đương 86920 tỷ đồng) so với năm 2012, Hoa Kỳ đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu ước
tính đạt 502440 tỷ đồng, tăng 20,3% (84400 tỷ đồng), Tiếp đến là ASEAN đạt 392200 tỷ đồng, tăng 6,3% (23000 tỷ đồng). Nhật Bản ước tính đạt 288320 tỷ đồng, tăng 3,8% (15000 tỷ đồng). (https://gso.gov.vn).
Chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất 9 tháng năm nay tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng cao nhất là khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí với mức tăng 8,33% (Quý I tăng 10,12%; quý II tăng 8,66%; quý III tăng 6,23%); Chỉ số giá cước vận tải kho bãi 9 tháng năm 2014 tăng 3,28% so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu do giá cước dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ tăng cao ở mức 5,58% (quý I tăng 3,97%; quý II tăng 6,13%; quý III tăng 6,65%); chỉ số giá cước dịch vụ vận tải đường thủy và dịch vụ kho bãi và các dịch vụ liên quan đến hoạt động hỗ trợ cho vận tải ngành đường khác tăng ở mức trên, dưới 2%; giá cước dịch vụ vận tải hàng không không biến động.
(https://gso.gov.vn).
Ảnh hưởng của yếu tố chính trị - chính phủ
Việt Nam là đất nước hòa bình, xã hội ổn định, là thành viên của WTO và nhiều tổ chức quốc tế khác, đã và đang là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Luật doanh nghiệp ra đời tạo ra hành lang pháp lý cho mọi doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh công bằng. Điều đó khích lệ các doanh nghiệp trong nền kinh tế đất nước tham gia sâu và rộng hơn nữa. Tuy nhiên với môi trường đầu tư thuận lợi sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất giày dép nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cho nên, nếu công ty Cao Su Màu không có những chiến lược và giải pháp hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ và có những bước đi cho riêng mình thì sẽ vô cùng khó khăn và phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên ảnh hưởng của những biến động chính trị trên thế giới gây những tác động đến xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tại các khu vực có biến động. Những cuộc khủng bố, nội chiến… tác động ảnh hưởng đến xấu đời sống của người tiêu dùng làm giảm sản lượng tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của các công ty có thị trường xuất khẩu tại các khu vực hay quốc gia này.
Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia, khu vực đều có những đặc điểm văn hóa khác nhau, vì vậy các công ty muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh cần có những nghiên cứu về
văn hóa tìm hiểu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, những rào cản vô hình trong văn hóa để phát triển những sản phẩm phù hợp. Các quốc gia ở khu vực châu Á có những yếu tố văn hóa tương đối giống nhau, nhưng lại có sự khác biệt nhất định so với các nước châu Âu. Tại châu Âu đề cao tính tự do, tự chủ của người dân, nền văn hóa tiên tiến không ràng buộc quá khắt khe phải thực hiện những phong tục, lễ giáo phong kiến như các nền văn hóa của các quốc gia tại khu vực châu Á.
Vì vậy, các sản phẩm sản xuất phục vụ thị trường châu Âu chú trọng đến chất lượng, mẫu mã mang tính sáng tạo của các nhà sản xuất, ít chịu những tác động ràng buộc hoặc điều cấm vô hình trong văn hóa để phục vụ người tiêu dùng. Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế, xã hội các nước châu Âu văn minh, tiên tiến nhằm phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của mọi người dân. Tuy nhiên, quá trình quốc tế ngày nay đang diễn ra khá nhanh chóng và các nước mở cửa hợp tác cùng nhau phát triển nên đã tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia giao lưu về văn hóa làm giảm các khác biệt không còn quá lớn để các công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ người tiêu dùng các nước có những thuận lợi hơn, tốt hơn.
Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật công nghệ
Ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật thế giới phát triển rất mạnh mẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Sự cạnh tranh giữa các công ty về khoa học kỹ thuật sản xuất ngày càng mạnh mẽ hơn. Châu Âu có nền khoa học kỹ thuật rất phát triển so với đa số các nước ở khu vực châu Á. Các nước thị trường EU có những đòi hỏi cao về sản phẩm cung cấp cho thị trường này, sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã sáng tạo, tinh tế, đòi hỏi về mức độ an toàn của họ rất cao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để kiểm tra.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tạo ra những loại nguyên vật liệu mới, các dây chuyền sản xuất mới với năng suất cao, càng thúc đẩy nhanh quá trình hao mòn vô hình, làm các thiết bị sản xuất ngày càng lạc hậu nhanh chóng đòi hỏi các công ty phải có sự cải tiến để thích ứng cho quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Đây là yếu tố tạo áp lực cho các công ty có công nghệ sản xuất chưa đáp úng được yêu cầu phải cải tiến kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên
Châu Âu là một châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần như hoàn toàn trong
miền ôn đới. Do đó, hầu hết các vùng của Châu Âu có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt đới; chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực Bắc có khí hậu lạnh giá, đó là vùng khí hậu hàn đới (chiếm khoảng 6% diện tích toàn châu). Do khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió tây từ Đại Tây Dương thổi vào nên lượng mưa ở châu Âu phong phú.
Điều này có tác động to lớn đến hệ thống sản phẩm của công ty, bởi cùng một loại sản phẩm không thể phù hợp được với các vùng khí hậu, thời tiết và mùa khác nhau. Thực tế đòi hỏi công ty phải có những sản phẩm giày dép với mẫu mã đa dạng phù hợp với từng vùng, miền, từng mùa (xuân, hạ, thu, đông; hay mưa và nắng) để phát huy hiệu quả sử dụng, cũng như bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.