Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giày dép Cao Su Màu
2.2 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su Màu
2.2.1 Phân tích yếu tố bên trong công ty
2.2.1.3 Hoạt động của bộ phận sản xuất
Về máy móc thiết bị: có 02 dây chuyền sản xuất giày thời trang và 01 dây chuyền sản xuất dép, công nghệ sản xuất của Ý và Hàn Quốc, đội ngũ công nhân đầy kinh nghiệm và tay nghề cao.Thông thường 06 tháng sẽ luân chuyển tổ này sang
tổ khác nhưng vẫn trong một chuyền vì đa số công nhân làm chung tổ quá lâu năng suất lao động sẽ giảm do họ có thời gian quen biết nhau nhiều nên hay nói chuyện trong giờ làm việc. Bên cạnh đó việc luân chuyển đảm bảo việc bố trí cho số công nhân giỏi lành nghề san đều ở các tổ để có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho công nhân mới vào.
Những công nhân trực tiếp sản xuất từng khâu trong dây chuyền sản xuất đã được chuyên môn hoá như chuyền may không thể luân chuyển sang chuyền dập…nếu áp dụng việc luân chuyển sẽ mất nhiều thời gian đào tạo để công nhân thành thạo công việc, dễ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả công việc. Do đó, đối với công nhân trong các chuyền này chủ yếu áp dụng việc luân chuyển ca.
Còn những công nhân trực tiếp sản xuất có thao tác đơn giản, dễ học hỏi như chuyền “gò”, “bao bì”… thì áp dụng việc luân chuyển giữa các chuyền với nhau.
Nhằm hướng dẫn công nhân có thể thực hiện được nhiều công đoạn khác nhau, có thể hoán chuyển hoặc bổ sung giữa các chuyền; vừa đảm bảo kịp tiến độ, năng suất công việc, vừa không mất chi phí tuyển dụng cho chuyền thiếu nhân lực.
Với đội ngũ nhân viên lao động lành nghề, hệ thống máy móc tiên tiến đã giúp cho bộ phận sản xuất làm việc đạt hiệu quả cao.
Quy trình sản xuất mũ giày
Đảm nhận công việc tiếp theo của phân xưởng chặt, đó là may các bộ phận từ phân xưởng pha chặt chuyển sang thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất mũ giày
(Nguồn: Bộ phận sản xuất) Thiết kế và tách chi tiết
Cắt chi tiết
May chi tiết Dãy chi tiết
Hoàn thiện chi tiết
Thiết kế và tách chi tiết: Đây là công đoạn quan trọng của quy trình sản xuất.
Mẫu mã có thu hút được người tiêu dùng hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn này. Người thợ cần phải tách từng chi tiết của đôi giày, ra mẫu bìa, phân loại chi tiết ngoài, chi tiết trong. Tùy từng mẫu, mã giày sẽ có những phần tách chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết sẽ được tách nhỏ để thuận tiện trong quá trình sản xuất.
Cắt chi tiết: Công đoạn này đòi hỏi người làm việc phải làm việc trực tiếp với thuộc da. Từ những bản vẽ trên bìa giấy những người thợ phải cắt tỉa sao cho đúng kích cỡ, số đo đã có sẵn. Người thợ sẽ phải làm việc một cách tỷ mỉ để đảm bảo độ chính xác về số đo và nhằm tiết kiệm tối đa lượng da thuộc.
Dãy chi tiết: Những chi tiết được cắt sẵn trên da sẽ được chuyển xuống bộ phận dãy để gấp chi tiết. Bộ phần này có trách nhiệm gấp các đường theo đúng kích cỡ.
May chi tiết: Sau khi các chi tiết được gấp sẽ được chuyển đến bộ phần may.
Ở đây, Các chi tiết được may tách biệt nhau.
Hoàn thiện chi tiết: Các chi tiết sau khi đã được thiết kế, cắt, gấp, may. Phần này là phần ghép các chi tiết theo bản thiết kế đã có sẵn. Kết thúc phần này việc chế biến mũ giày cũng sẽ được hoàn thiện.
Quy trình hoàn tất giày
Bao gồm các việc sữa chữa các lỗi nhỏ và làm sạch, đến việc phục hồi màu phức tạp hơn và các thay đổi sẽ xuất hiện. Giúp phục hồi và nâng cao vẻ đẹp ban đầu cuả da mà đã bị mất đi trong quá trình làm giày. Cải tiến và thay đổi vẻ ngoài và tính chất của da để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ 2.3: Quá trình hoàn tất giày
(Nguồn: Bộ phận sản xuất) Làm sạch
Chất nền
Các lớp phủ ngoài
- Làm sạch: làm sạch và tẩy các vết dơ, dầu mỡ, vết mực từ mũi khâu.
Chuẩn bị cho da cho quá trình hoàn tất sau này. Có hai loại: dung dịch nước và dung môi.
- Chất nền: làm đầy cho các loại da đói để đạt được sự xuất hiện mịn và trơn phẳng. Làm tăng độ bám dính cho các lớp phủ sau này.
- Các lớp phủ ngoài: làm gia tăng độ bóng, cảm giác và các tính chất vật lý.
Có hai loại: loại dung dịch nước và loại dung môi.
Nhận xét: Với quy trình sản xuất chặt chẽ sẽ giúp cho việc kiểm soát sản xuất được thuận lợi hơn, ngoài ra khi giai đoạn nào bị trục trặc kĩ thuật cũng sẽ được nhanh chóng hỗ trợ để đảm bảo cho quy trình sản xuất luôn được thông suốt đúng kế hoạch. Hiện nay sản lượng bình quân của công ty là 2 triệu đôi/năm.
Vấn đề quản trị hàng tồn kho: trong bộ phận sản xuất, ngoài việc phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và đủ nguồn cung nguyên liệu, thì việc quản trị hàng tồn kho cũng là một công việc ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên hiện nay quy trình sản xuất của công ty là hệ thống đẩy, hàng năm bộ phận sản xuất đăng ký chỉ tiêu và kế hoạch sản xuất sau đó phân công cho các nhân viên phụ trách khâu thu mua nguyên liệu lặp kế hoạch đáp ứng đủ nguyên liệu sản xuất; do đó nếu bộ phận kinh doanh không hoạt động tốt sẽ dẫn đến hàng tồn kho tăng cao.
Nhìn vào bảng 2.5 có thể nhận thấy, công ty hiện gặp khó khăn trong công tác giải quyết hàng tồn kho tỷ số vòng quay hàng tồn kho liên tục giảm theo các năm;
làm ứ đọng vốn sản xuất kinh doanh cũng như gây khó khăn cho việc đưa ra các sản phẩm mới. Để khắc phục tình trạng trên, công ty hiện đã cho bộ phận kinh doanh trao đổi và hỗ trợ nhiều hơn về thông tin các đơn hàng, giúp cho bộ phận sản xuất có thể cung ứng đủ hàng nhưng không sản xuất quá dư thừa.
Tuy nhiên, về lâu dài để hạn chế hàng tồn kho công ty nên cân nhắc thay thế hệ thống đẩy bằng hệ thống kéo.
2.2.1.4 Hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu
Hiện nay công ty Cao Su Màu chưa có phòng Marketing nên các các hoạt động Marketing của công ty đặc biệt là Marketing tại thị trường nội địa còn nhiều hạn chế.
Thị trường mục tiêu: Công ty xác định thị trường mục tiêu từ 2 hướng: hướng
xuất khẩu: tập trung vào thị trường EU và Hoa Kỳ, ngoài ra thị trường ASEAN cũng là thị trường tiềm năng của công ty.
Hướng tiêu thụ nội địa: khách hàng là người có thu nhập trung bình: đối tượng là công nhân và người dân vùng nông thôn.
Phân tích Marketing hỗn hợp:
Sản phẩm: Công ty tập trung mạnh vào mảng gia công xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm gia công, công ty cũng chú trọng vào việc thiết kế các sản phẩm giày dép nữ, giày dép trẻ em và giày dép nam.
Trong đó, giày dép nữ được thiết kế rất đa dạng với nhiều kiểu dáng và công dụng như sandal, guốc, giày thể thao, giày thời trang, giày bít…
Nhãn mác và đóng gói sản phẩm luôn thực hiện đúng quy định trong các hợp đồng được kí kết khi xuất khẩu.
Trong thời gian sắp tới, công ty nên nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận thiết kế sản phẩm, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn về kiểu dáng, và đầy đủ chủng loại ví dụ như dòng sản phẩm giày thể thao cho nam và cho trẻ em…
Giá: Về hợp đồng ký kết giá cả với các đối tác thường là giá theo quý và hai bên sẽ cam kết thanh toán giá theo từng quý mà không được tự ý thay đổi giá.
Với các khách hàng thân thiết công ty áp dung chính sách cho khách hàng thanh toán đơn hàng chậm hơn so với ngày nhận hàng 30 - 90 ngày.
So với các sản phẩm cùng loại thì giá cả các mặt hàng của công ty tương đối phải chăng vừa túi tiền với người lao động hơn các sản phẩm khác. Mức giá này được xem là phù hợp với thị trường các tỉnh và khu vực nông thôn. Tuy nhiên hiện nay khách hàng trực tiếp của công ty là các đại lý vì vậy để kiểm soát giá bán đến tay người tiêu dùng đòi hỏi bộ phận kinh doanh phải thường xuyên nhắc nhở và khuyến khích các đại lý bán đúng giá quy định.
Đối với thị trường xuất khẩu thì việc ký kết giá cả ngoài việc thỏa thuận với đối tác, công ty luôn xem xét các yếu tố giá theo đúng quy định tránh bị các cáo buộc về bán phá giá tại thị trường nước xuất khẩu.
Phân phối: trong thời gian trước công ty chú trọng vào xuất khẩu nên không chú trọng vào công tác phân phối tại thị trường trong nước. Hàng hóa bày bán hiện nay chỉ phân phối xuống các đại lý tại các chợ truyền thống, các địa điểm tại siêu
thị và thành phố lớn chưa được công ty chú trọng.
Với việc xác định, khách hàng mục tiêu là công nhân lao động và người dân nông thôn, thì công ty cần xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp và phù hợp hơn để sản phẩm có thể dễ dàng đến tay khách hàng mục tiêu của công ty.
Tại thị trường ngoài nước, sản phẩm được phân phối thông qua đối tác tại nước xuất khẩu, công ty không tiến hành xây dựng mạng lưới bán lẻ tại các nước khác.
Chiêu thị: Công ty có tham gia vào Hiệp Hội Da Giày Việt Nam, tham gia vào một số hội chợ, triển lãm da giày trong nước và khu vực, có tham gia chương trình
“người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” tuy nhiên vẫn còn hạn chế về số lượng, chất lượng khi tham gia các triển lãm, hội chợ; tuy nhiên lại chưa thực hiện các chiến lược Marketing như: quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút đối tác kinh doanh, khách hàng.
Đây là một hạn chế của công ty trong tìm kiếm và thu hút với các đối tác và khách hàng.
Công ty thực hiện xâm nhập thị trường nước ngoài thông qua sự hỗ trợ từ các Hội chợ quốc tế, hoạt động của Hiệp hội và từ tham tán thương mại tại các quốc gia công ty đang xuất khẩu.
Thương hiệu công ty: Một vấn đề nữa là công ty rất chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu của công ty trong và ngoài nước. Dù hiện tại chi phí cho công tác này vẫn còn hạn chế. Công ty chỉ đăng ký mẫu sản phẩm tại Việt Nam và đăng ký mẫu mã sản phẩm tại nước ngoài; nhằm tránh tình huống bị vi phạm bản quyền thương hiệu có thể xảy ra.
Tại thị trường Việt Nam, thương hiệu Cao Su Màu xuất phát là công ty chuyên về sản xuất lốp xe đã có được uy tín nhất định trên thị trường; vì vậy khi công ty chuyển sang sản xuất các sản phẩm giày dép rất được khách hàng ủng hộ. Với chất lượng sản phẩm được ổn định uy tín của sản phẩm và thương hiệu công ty ngày càng được củng cố.
2.2.1.5 Các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đơn đặt hàng của các công ty đối tác, các công ty đối tác sẽ đưa sản phẩm mẫu để Công ty Cao Su Màu thực hiện hợp đồng sản xuất theo yêu cầu, do đó sản phẩm Công ty Cao Su Màu sản xuất không
mang thương hiệu của công ty. Việc nghiên cứu xu thế sử dụng sản phẩm trên thị trường còn chưa được xem trọng. Công ty có phòng kỹ thuật công nghệ nhưng các hoạt động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới còn chưa phát triển. Do vậy đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty. Để có thể phát triển bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực thiết kế mới giúp công ty gia tăng giá trị trong từng sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm: giúp gia tăng giá trị sản phẩm; tuy nhiên trong thời gian dài công ty chỉ chú trọng sản xuất gia công và chưa đầu tư mạnh về nguồn nhân lực cũng như chi phí cho khâu thiết kế sản phẩm. Các mẫu thiết kế còn đơn điệu về kiểu dáng và màu sắc chưa theo kịp xu hướng thời trang.
2.2.1.6 Hoạt động quản trị chất lượng
Bên cạnh hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, công ty cũng đạt được chứng chỉ FSC do tổ chức GFA cấp, đây là một chứng nhận về nguồn gốc gỗ của sản phẩm guốc gỗ của công ty được khai thác bởi nguồn rừng hợp pháp có quản lý và không ảnh hưởng tới môi trường.
Ban lãnh đạo công ty luôn xác định việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn với sự phát triển của công ty, vì vậy công tác này được một phó giám đốc của công ty trực tiếp điều hành. Điều này giúp cho quy trình kiểm soát luôn được đảm bảo thực hiện một cách chặt chẽ hạn chế các yếu tố sai sót thấp nhất có thể xảy ra.
Bộ phận quản trị chất lượng thường được hỗ trợ các phương tiện, thông tin và các đợt tập huấn nghiệp vụ giúp cho công tác này được thực hiện tốt hơn, giữ vững uy tín cho công ty về sản phẩm.
2.2.1.7 Nguồn cung ứng vật tư – nguyên vật liệu
Có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da và giả da; đế;
các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót... thì đến 70 - 80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...
Nguồn cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho việc sản xuất giày dép của công ty Cao Su Màu chủ yếu do các công ty đối tác khi ký kết hợp đồng đã chỉ định nhà cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất đơn hàng mà họ yêu cầu.
Một số khác khi có hợp đồng sản xuất nếu không có yêu cầu chi tiết về nguồn
nguyên vật liệu và nhà cung cấp, công ty sẽ được sử dụng nguồn nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp trong nước và một phần khác được nhập từ Trung Quốc.
Do được chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu nên công ty Cao Su Màu thường không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, tạo thuận lợi trong việc nâng cao uy tín của công ty.
Sắp tới Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, đây sẽ là một lợi thế trong việc xuất khẩu sang các nước thành viên, tuy nhiên để có được lợi thế này công ty đã và đang nghiên cứu tìm hiểu và thay thế dần nguồn nguyên liệu phải nhập từ Trung Quốc một nước không tham gia TPP.
2.2.1.8 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin của công ty bao gồm: thông tin nội bộ, thông tin từ bên ngoài. Vấn đề truyền tải thông tin nội bộ được thực hiện thông qua các văn bản hay được thông báo từ ban lãnh đạo công ty tới nhân viên qua các trưởng phòng ban.
Công ty luôn xác định là thông tin phải được truyền tải xuyên suốt và mỗi thành viên trong công ty phải hiểu được ý nghĩa và nội dung thông tin mà ban lãnh đạo muốn truyền tải cũng như ban giám đốc cũng phải tiếp nhận được thông tin phản hồi từ nhân viên lên ban giám đốc.
Thông tin bên ngoài được công ty ghi nhận thông qua hai dạng: Thông tin thứ cấp: các văn bản, quy định của các cơ quan ban ngành có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty, từ cơ quan thông tin báo đài… Thông tin sơ cấp: được thu thập được từ thị trường.
Trong hệ thống thông tin bên ngoài thì điểm yếu của công ty là chậm tiếp cận và phản ứng trước những thông tin sơ cấp, các thông tin bên ngoài thị trường.
2.2.1.9 Văn hóa công ty
Trong suốt 14 năm hoạt động, ban lãnh đạo luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành và duy trì một nền văn hóa tốt cho công ty, ban Giám đốc không ngừng quan tâm phát triển môi trường làm việc và tăng cường sự hợp tác, đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Với thành phần với trên 70% nhân viên là lao động phổ thông cho nên việc chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của anh chị em được ban lãnh đạo và