Tổ chức cơ sở đảng và những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 28 - 39)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TỈNH HƯNG YÊN

2.1. Tổ chức cơ sở đảng và những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Tầm quan trọng của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng đối với sự nghiệp cách mạng

Ngay trong những ngày đầu lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế C.Mác và F.Ăngghen đã coi trọng xây dựng các chi bộ đảng, coi đó là nền tảng của Đảng. C.Mác và F.Ăngghen chưa sử dụng thuật ngữ “tổ chức cơ sở đảng”, nhưng quan điểm, tư tưởng của hai ông đều thể hiện rõ tầm quan trọng của vị trí, vai trò của chi bộ cơ sở, là tổ chức hạt nhân của Đảng, nơi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, là một trong những bộ phận tạo thành hệ thống tổ chức của Đảng, bảo đảm cho hoạt động của Đảng thông suốt từ Trung ương tới cơ sở, làm cho mỗi cơ sở trở thành trung tâm, là hạt nhân của các hiệp hội công nhân, lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản giành chính quyền.

Là người tiếp tục kế thừa và phát triển học thuyết về xây dựng Đảng cách mạng của C.Mác và F.Ăngghen, Lênin đã coi xây dựng TCCSĐ là nhiệm vụ cấp bách. Lần đầu tiên trong bài viết “Về việc cải tổ Đảng” Lênin đã chính thức sử dụng thuật ngữ “tổ chức cơ sở đảng”, chỉ rõ các chi bộ cơ sở là các TCCSĐ. Lênin cho rằng “Hình thức tổ chức mới, hay nói đúng hơn hình thức mới của tổ chức cơ sở của đảng công nhân phải giải quyết tuyệt đối rộng rãi hơn so với những tiểu tổ cũ” [154, tr.107]. Trong nhiều tác phẩm Lênin đã khẳng định TCCSĐ là “điểm tựa”, là hạt nhân, là nơi gần gũi quần chúng nhất, nơi liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nơi tuyên truyền, giáo dục, dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng.

Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Đảng Cộng sản (b) Nga trở thành đảng cầm quyền, Lênin nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của TCCSĐ trong xây dựng CNXH, phải thành lập tất cả các địa bàn, các lĩnh vực KT- XH, ở tất cả các tổ chức, các hội các hiệp hội những “chi bộ đảng”, phải liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau...

Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lĩnh của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống [155, tr.232-233].

Đối với TCCSĐ ở nông thôn, Lênin chỉ rõ:

Về công tác nông thôn thì không còn nghi ngờ gì cả, khó khăn ở đó rất lớn và tại Đại hội VIII của Đảng chúng ta đã đặt vấn đề đó một cách đầy đủ, coi đó là một trong những vấn đề chủ yếu nhất. Ở nông thôn cũng như ở thành thị, chỗ dựa của chúng ta chỉ có thể là đại biểu của quần chúng lao động bị bóc lột [156, tr.352].

Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo đã vận dụng những quan điểm của Mác - Ăngghen và Lênin về đảng cộng sản một cách sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và không ngừng phát triển, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “để lãnh đạo cách mạng. Đảng phải mạnh.

Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [64, tr.113]

và “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [64, tr.278].

Vai trò nền móng của TCCSĐ còn được thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng. Theo Người: “mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần

chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng” [64, tr.28]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của TCCSĐ được thể hiện ở chất lượng TCCSĐ. TCCSĐ mạnh thì mọi công việc ở cơ sở sẽ thực hiện tốt; TCCSĐ mạnh thì tổ chức đảng cấp trên và toàn Đảng mới mạnh. Chất lượng TCCSĐ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn Đảng.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh về TCCSĐ, qua các chặng đường lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng xây dựng TCCSĐ về tư tưởng, chính trị, tổ chức. Nhờ có những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác chỉ đạo xây dựng TCCSĐ được chú trọng, TCCSĐ được coi là nền tảng của Đảng. Qua thực tế đấu tranh cách mạng không ngừng, các TCCSĐ đã khẳng định được vai trò là tổ chức nền tảng của Đảng, là lực lượng nòng cốt lãnh đạo nhân dân giành chính quyền. Đặc biệt, khi đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng TCCSĐ được xác định là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Vì vậy, khái niệm về TCCSĐ được xác định rõ trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Chương V “Tổ chức cơ sở đảng”, Điều 21:

1.Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

2. Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.

3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.

4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.

5. Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện: Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên; Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên; Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở [38, tr.32-33-34].

Theo quy định trên, có thể thấy khái niệm TCCSĐ được gọi chung cho cả Chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở căn cứ theo số lượng đảng viên và yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ từng đơn vị ở cơ sở để thực hiện.

Về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ theo Quy định số 95 – QĐ/TW ngày 3/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ chi bộ cơ sở xã như sau:

Chức năng: Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

Nhiệm vụ: Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; Lãnh đạo công tác tư tưởng; Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Xây dựng tổ chức đảng.

Như vây, Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Từ lý luận đến thực tiễn đã chứng minh, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo, với vị trí

nền tảng, các đảng bộ, chi bộ cơ sở luôn là hạt nhân chính trị, là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tới quần chúng, tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách, kịp thời kiểm tra uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức và hành động của quần chúng.

2.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

2.1.2.1. Đặc điểm tnhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Trước yêu cầu về điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương (từ tháng 1- 1968), ngày 06-11-1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết về việc chia tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh: Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 01-01-1997, tỉnh Hưng Yên chính thức được tái lập, với diện tích tự nhiên 894,79km2, dân số 1.075.517 người, với 6 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Văn, Châu Giang, Phù Tiên, Kim Động, Ân Thi, tỉnh lỵ được đặt tại thị xã Hưng Yên. Ngày 24-02-1997 Chính phủ ra Nghị định số 17/NĐ-CP chia huyện Phù Tiên thành huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Ngày 24-07-1999 Nghị định số 60/1999/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Mỹ Văn thành Mỹ Hào, Văn Lâm; huyện Châu Giang thành Khoái Châu, Văn Giang.

Ngay khi tái lập tỉnh, ngày 1-1-1997 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh gồm 36 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời gồm 11 đồng chí, đồng chí Đặng Văn Cảo được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 2-1-1997, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 01/TTg thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh Hưng Yên gồm 7 đồng chí, trong đó đồng chí Trần Đình Phú được chỉ định làm Chủ tịch.

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía Tây

Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam.

Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp, mang đậm nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, ngoài đất đai phì nhiêu mầu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, Hưng Yên còn có mỏ than nâu (thuộc bể than vùng đồng bằng sông Hồng) trữ lượng lớn nhất (hơn 30 tỷ tấn) chưa được khai thác, đây là tiềm năng cho ngành công nghiệp than, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

Hưng Yên có mạng lưới giao thông đa dạng: đường bộ, đường sắt, đường thủy, trong đó có những tuyến quan trọng chạy qua như tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và tuyến Quốc lộ 5A, 5B…

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ kề cận với tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tận dụng điều kiện địa lý, đất đai thuận lợi, từ xa xưa Hưng Yên đã nổi tiếng với nhiều ngành nghề: trồng trọt, đánh bắt thủy sản, trồng dâu nuôi tằm. Nghề thương mại buôn bán của Hưng Yên phát triển mạnh mẽ. Trên địa bàn tỉnh có nhiều làng buôn bên sông, có nhiều người buôn bán khắp nơi bằng nghề thuốc bắc, thuốc lào. Thời Lê - Trịnh, Phố Hiến là thương cảng nổi tiếng sầm uất.

Trên địa bàn tỉnh hiện tại có nhiều khu công nghiệp lớn như Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo, khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô thị Phố Nối B, khu đô thị đại học Phố Hiến...Hưng Yên cũng là nơi tập trung một số cơ sở giáo dục lớn như trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, trường Đại học Chu Văn An, trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên…

Hưng Yên là địa bàn quần cư của người Kinh, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn.

Hưng Yên nổi tiếng về truyền thống văn hiến, là một trong những tỉnh có nhiều lễ hội đặc sắc và nhiều di tích văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng, trong đó, có 172 di tích được Nhà nước xếp hạng. Đặc biệt là di tích Phố Hiến - trung tâm giao thương sầm uất, phồn hoa bậc nhất vào thế kỷ XVI, XVII.

Hưng Yên còn là nơi sinh thành của nhiều anh hùng hào kiệt, đã đi vào lịch sử oai hùng chống ngoại xâm của dân tộc như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật…Nơi đây là vùng đất hội tụ của nền văn minh sông Hồng, nơi giao lưu của ba vùng văn hóa: xứ Đông, xứ Bắc và Sơn Nam, có nhiều người đỗ đạt, quê hương của nhiều danh nhân văn hóa được sử sách ghi danh như: Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm, Lê Hữu Trác. Hưng Yên còn là quê tổ của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là quê hương của nhiều nhà văn, nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật có tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Ngọc Vân, Dương Quảng Hàm... Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hưng Yên cũng là quê hương của nhiều cán bộ cách mạng tiền bối, nhiều nhà chính trị có tên tuổi như Tô Hiệu, Nguyễn Bình…cùng bao tấm gương chiến đấu hi sinh khác đã góp phần tô đẹp cho truyền thống quê hương, làm rạng danh Tổ quốc. Đặc biệt, người con ưu tú của quê hương – đồng chí Nguyễn Văn Linh, một trong những người góp phần kiến tạo đường lối đổi mới;

Tổng Bí thư nhiệm kỳ đầu của thời kỳ đổi mới đất nước (1986-1991).

Như vậy, sau tái lập tỉnh, Hưng Yên có thuận lợi: là vùng đất văn hiến, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, cùng với cả nước sau hơn mười năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã xây dựng được những nền tảng nhất định về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất, tạo đà cho những bước phát triển mạnh mẽ.

Đất đai trù phú, đa dạng, người dân có truyền thống cần cù lao động sản xuất. Đảng bộ, chính quyền đã có một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác KT-XH. Với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội, có 23 km đường quốc lộ 5, có tuyến đường sắt chạy qua, Hưng Yên có thế mạnh lớn thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Việc tái lập tỉnh hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của cán bộ và nhân dân toàn tỉnh và đáp ứng nhu cầu thời kỳ đổi mới [Phụ lục 12].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Hưng Yên đã phát huy nội lực, với chính sách cởi mở, thông thoáng thu hút đầu tư nước ngoài, tình hình KT-XH sau những năm đầu tái lập đã có nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt ngày càng cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá. Công nghiệp dịch vụ có bước phát triển khá. Công nghiệp địa phương tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố, phát triển, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt...

Từ điểm xuất phát thấp, trải qua nhiều khó khăn thử thách của một tỉnh mới tái lập, Hưng Yên đã nỗ lực vươn lên, hoàn thành tương đối toàn diện những nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu của năm 1997. Năm 1997, một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển KT-XH của tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 13,58% so với năm 1996 (Kế hoạch đề ra trên 10%).

Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, Hưng Yên vẫn còn không ít khó khăn: Khó khăn lớn nhất là điểm xuất phát của tỉnh sau tái lập còn thấp. GDP bình quân đầu người năm 1996 khoảng 180 USD, thu nhập ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng 1/3 so với yêu cầu. Trong nông

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)