Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2006 - 2010)

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 90 - 115)

CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

3.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2006 - 2010)

3.2.1. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Hưng Yên trước bối cảnh mới (2006 - 2010)

Những năm đầu thế kỷ XXI là thời điểm kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc, khó lường. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn. Sự hình thành các liên kết khu vực, ký kết các hiệp ước hợp tác kinh tế song phương, đa phương tăng lên, nhưng đồng thời cũng diễn ra xu hướng bảo hộ mậu dịch của nhiều nước. Quan hệ giữa các nước lớn vẫn vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt và kiềm chế lẫn nhau.

Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Sự suy yếu của Mỹ và sự trỗi dậy của một số nước (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ…) làm cho xu thế hình thành thế giới đa cực ngày càng rõ hơn.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn

những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước...Thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu. Yêu cầu tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển bền vững được đặt ra với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sau 20 năm, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và có thêm nhiều bài học kinh nghiệm, góp phần tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trên mọi lĩnh vực. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững; văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm phát triển; giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với người có công và các chính sách an sinh xã hội có nhiều cố gắng, đạt kết quả tốt,…góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; quan hệ đối ngoại được mở rộng, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, động viên các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài, tạo thêm nhiều thuận lợi cho nước ta đổi mới, phát triển KT-XH với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều nhiều nguy cơ, thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đặt ra chưa đạt, lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, cán cân thanh toán căng thẳng,…dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Ở một số địa phương, đình công của công nhân ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khiếu kiện của nông dân về đất đai tăng.

Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn

chặn đẩy lùi. Các thế lực thù địch tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, kích động bạo loạn, lật đổ, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình…

Từ bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, tác động trực tiếp đến sự phát triển của tỉnh Hưng Yên.

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế của tỉnh Hưng Yên có những chuyển biến quan trọng. Kinh tế tăng trưởng nhanh, toàn diện và vững chắc, GDP đạt tăng trung bình hàng năm trên 12%. Cơ cấu chuyển dịch nhanh: nông nghiệp 30,5%, công nghiệp xây dựng 38%, dịch vụ 31,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 550 USD. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển toàn diện theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng nhanh giá trị cây công nghiệp, rau quả và chăn nuôi. Đến năm 2005, tỉ lệ cây lương thực đạt 31,3%, cây công nghiệp rau quả 29,2%,chăn nuôi 39,5%, giữ ổn định lương thực bình quân 480 kg/người/ năm. Giá trị kinh tế trên 1ha canh tác từ 32 triệu đồng năm 2000 tăng lên 39 triệu đồng năm 2005. Mô hình trang trại phát triển mạnh, đến năm 2005 có 3.000 trang trại, cơ nhiều mô hình sản xuất thu nhập 100 triệu đồng/ ha và 100 triệu đồng/hộ/năm [17, tr.5].

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh, giá trị tăng bình quân 26,7%/

năm, hình thành một số ngành sản xuất chủ lực: điện tử, dệt may, cơ khí. Xây dựng và quy hoạch các khu công nghiệp phía Bắc và Nam của tỉnh; khu công nghiệp làng nghề thu hút lớn nhân công. Toàn tỉnh đã tiếp nhận 354 dự án đầu tư trong nước, 56 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó 160 dự án đi vào hoạt động, đóng góp 70% số thu ngân sách hàng năm trên địa bàn, tạo việc làm thường xuyên cho trên 4 vạn lao động.

Thương mại dịch vụ tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 15%

năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20,5% năm. Tài chính ngân hàng vượt kế hoạch được giao, năm sau cao hơn năm trước, năm 2005 đạt 1.250 tỷ đồng, tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách

năm 2005, đạt 15,3%. Chi ngân sách bình quân 775 tỷ đồng/năm, trong đó cho giáo dục, y tế năm 2005 gấp 2 lần so với năm 2000. Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, bình quân 41,9%/năm, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 230 triệu USD (mục tiêu Đại hội 90 triệu USD). Phát huy nội lực; kết cấu hạ tầng được đầu tư; tài chính, ngân hàng vượt kế hoạch được giao…[17, tr.7-8].

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tiếp tục phát triển từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Chất lượng giáo dục nâng lên, tỉ lệ huy động trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt 100%, hàng năm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 95%; tỉ lệ thi đỗ đại học, cao đẳng tăng; năm 2001 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Toàn tỉnh có 82 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 68 trường so với năm 2000), thành lập 9 trường trung học phổ thông và một số trường trung học chuyên nghiệp. Công tác dạy nghề mở rộng theo hướng xã hội hóa, 5 năm từ 2001 đến 2005 đã dạy nghề cho 272.000 người, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 33%.…[17, tr.11-12].

Sự nghiệp khoa học - công nghệ, môi trường, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ thu được một số kết quả. Việc vệ sinh môi trường được các cấp các ngành chú ý hơn, nhất là các khu công nghiệp đô thị.

Sự nghiệp y tế, dân số gia đình và trẻ em được chú ý. Thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân lên một bước, giảm hộ nghèo. Tạo việc làm thường xuyên cho người lao động. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và y đức của đội ngũ thầy thuốc được quan tâm. Khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế được đảm bảo, 100% trạm xá xã có bác sỹ, 40%

số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, giữ gìn trật tự trị an nông thôn, đô thị, kiềm chế tai nạn, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng duy trì phát triển bảo vệ an ninh Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu cao. Xây dựng chính quyền phát huy vai trò của Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh những thuận lợi, Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đồng bộ trên các lĩnh vực; giá thành và chi phí trung gian cao, xây dựng và bổ sung quy hoạch chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ trong quản lý khu công nghiệp và quy hoạch nông thôn mới…

Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với yêu cầu, chất lượng làng, gia đình văn hóa nhiều nơi còn giảm sút. Nhận thức của một số cán bộ đảng viên về quốc phòng an ninh chưa đầy đủ, giải quyết thắc mắc khiếu nại của nhân dân còn chậm, né tránh, dẫn đến kiện vượt cấp. Hoạt động của bộ máy chính quyền chưa đồng bộ, kém hiệu lực, nhất là cơ sở; cải cách hành chính còn chậm, ít kiểm tra giám sát, lúng túng, hình thức trong xây dựng các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp.

Công tác phát triển Đảng chỉ tập trung vào đối tượng là giáo viên, lực lượng vũ trang, công chức nhà nước. Tuổi đảng trung bình cao, ở các TCCSĐ nông thôn phần lớn là đảng viên hưu trí, cựu chiến binh, nguồn đảng viên là đoàn viên, thanh niên số lượng rất hạn chế và không kết nạp được.

Tại một số địa phương trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển đảng viên mới, cụ thể xã Nghĩa Hiệp, huyện Văn Giang:

Từ năm 2005 đến này thanh niên nông thôn học hết lớp 12 không đi học đại học thì cũng đi làm công ty, số thanh niên ở lại địa phương cũng có nhiều vấn đề về tư tưởng, lối sống, phụ nữ lập gia đình rồi cũng thôi không sinh hoạt đoàn thể, không thích vào Đảng, thanh niên làm kinh tế giỏi cũng không muốn vào Đảng. Phát triển đảng viên chủ yếu là các cơ quan, đơn vị bộ đội, công an, còn ở xã thì nguồn phát triển đảng viên chủ yếu là nữ từ cán bộ giáo viên mấy trường mần non và cấp 1 trong xã, cán bộ nữ làm công tác phụ nữ. Cấp ủy cũng thiếu

cán bộ vì đảng viên không muốn làm, không đưa được cán bộ nữ vào chi ủy…[Phụ lục 13].

Công cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng có mặt còn hạn chế;

giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống ở một số TCCSĐ còn chưa được quan tâm đúng mực, nội bộ mất đoàn kết, vai trò lãnh đạo còn hạn chế. Tự phê bình và phê bình có nơi làm chưa nghiêm túc, ít tác dụng. Một số cán bộ đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái đạo đức, phai nhạt lý tưởng, tham nhũng, tiêu cực. Không ít cơ sở đảng còn né tránh, đùn đẩy, chưa tập trung lãnh đạo giải quyết các vấn đề nảy sinh phức tạp tại cơ sở. Xây dựng TCCSĐ và phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, ở địa bàn nông thôn kết quả thấp. Đó là những thách thức lớn đối với Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và tích cực hội nhập quốc tế.

3.2.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2006-2010)

Bước sang nhiệm kỳ khóa X Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm 2006-2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để hiện thực hóa mục tiêu tổng quát trên, Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng là:

Phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh cả về chính trị tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao,

gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương châm lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực. Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta [34, tr.130].

Trong đó, trước hết chú trọng đến chất lượng đội ngũ đảng viên và chất lượng TCCSĐ, Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh:

Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên gắn liền với việc nâng cao chất lượng TCCSĐ. Đẩy mạnh và đảm bảo công tác phát triển Đảng viên. Chú trọng trẻ hóa và nâng cao trình độ đảng viên; lấy đạo đức làm gốc, đồng thời bồi dưỡng về kiến thức, trí tuệ, năng lực để làm tròn nhiệm vụ người lãnh đạo, người đi tiên phong trên các lĩnh vực công tác được giao [34, tr.133].

Như vậy, đến Đại hội X Đảng đã nhận thức toàn diện hơn về xây dựng Đảng thực sự TSVM cả về tư tưởng chính trị và tổ chức, trong đó coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên gắn liền với việc nâng cao chất lượng TCCSĐ, đặc biệt chú trọng “lấy đạo đức làm gốc” trong xây dựng Đảng. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tăng cường xây dựng phát triển TCCSĐ toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế của tỉnh.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 2-2-2008, ban hành Nghị quyết về Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã cụ thể hóa việc chỉ đạo công tác phát triển đảng viên và TCCSĐ, đưa ra mục tiêu giải pháp thực hiện cho các cấp ủy, tổ chức đảng, đã nhấn mạnh:

Thứ nhất, tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối

giữa Ðảng với nhân dân, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở.

Thứ hai, kiện toàn, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, thống nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng ở cơ sở. Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức đảng và kết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức cơ sở đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên. Bảo đảm các loại hình tổ chức cơ sở đảng đều có quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc phù hợp.

Thứ ba, chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy và cán bộ, đảng viên thật sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời đưa ra khỏi Ðảng những người không đủ tư cách đảng viên [36, tr.53-54].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X xác định những định hướng lớn về xây dựng TCCSĐ trong điều kiện lịch sử mới. Tập trung sức để xây dựng TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng TCCSĐ và kết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức Đảng, xây dựng đội ngũ bí thư, cấp ủy, đảng viên gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng. Đó là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vận dụng vào thực tế địa phương.

Quán triệt quan điểm của Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng TCCSĐ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới toàn diện, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI (2005) xác định: Xây dựng TCCSĐ thực sự TSVM, giải quyết kịp thời cơ sở yếu kém, giữ đúng vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, huy động và quy tụ được sức mạnh của địa phương, đơn vị, giải quyết các vấn đề nảy sinh tại cơ sở, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao [17, tr.55-56].

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2006-2010:

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 90 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)