Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 137 - 154)

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Từ những ưu điểm, hạn chế, khiếm khuyết của quá trình lãnh đạo xây dựng TTCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997-2010) có thể đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn.

4.2.1. Nhận thức đúng vai trò tầm quan trọng và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở Đảng trong từng giai đoạn lịch sử

Thực tiễn xây dựng các chi bộ, đảng bộ cơ sở TSVM cùng những kết quả đạt được của cuộc vận động củng cố và kiện toàn các TCCSĐ ở Hưng Yên những năm (1997-2010) càng khẳng định vị trí, tầm quan trọng của TCCSĐ.

Thực tiễn đó cũng đã chỉ ra rằng quá trình để có được nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của TCCSĐ ở Hưng Yên phải kiên trì trên hai mặt: vừa đấu tranh chống lại tư tưởng coi nhẹ và nhận thức mơ hồ, lệch lạc về vai trò lãnh đạo của TCCSĐ; vừa đấu tranh để nâng cao nhận thức tư tưởng, trình độ mọi mặt của cán bộ, đảng viên ở cơ sở và kiện toàn tổ chức, cải tiến phương pháp công tác của cấp ủy nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của thời kỳ mới.

Để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng về tầm quan trọng của TCCSĐ, vấn đề không phải ở chỗ giải thích, tuyên truyền với quần chúng về Đảng, mà vấn đề là TCCSĐ cố gắng phấn đấu để nâng cao trình độ như thế nào.

Kinh nghiệm ở Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ ra, quá trình xác lập và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TCCSĐ chính là quá trình rèn luyện lập trường tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, làm cho họ quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng; là quá trình phấn đấu để nâng cao kiến thức về mọi mặt của cán bộ, đảng viên; là quá trình bồi dưỡng, bố trí đúng cán bộ, đảng viên cốt cán trong lãnh đạo nhân dân phát triển KT-XH; là xác định đúng nhiệm vụ chính trị ở cơ sở…

Quán triệt tinh thần đào tạo bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yếu cầu nhiệm vụ mới, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 24- NQ/TU (3-11-2004) về việc thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW (30-11- 2004) của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy manh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chương trình số 35- CTr/TU (27-6-2002) về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; Đề án 01-ĐA/TU (6-2-2009) quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ... Thông qua thực hiện các chương trình, đề án, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp xã, phường, thị trấn đủ năng lực xây dựng Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường.

Những kết quả bước đầu trong công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ Hưng Yên trong những năm đầu sau tái lập được thể hiện rõ, trước tiên ở việc xác định đúng nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Đó là những vấn đề về mục tiêu, phương hướng và những giải pháp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng v.v.. của cơ sở theo quan điểm, đường lối của Đảng. Trong thời điểm nào, nhiệm vụ chính trị của TCCSĐ phải luôn luôn phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân lao động. Nhiệm vụ chính trị của TCCSĐ thể hiện mục tiêu, phương hướng hoạt động trên tất cả các mặt, còn là sự định hướng hoạt động của chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở.

Để xác định đúng nhiệm vụ chính trị, TCCSĐ trước hết là tập thể cấp uỷ phải nắm chắc và thực hiện đúng đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể, nhiệm vụ chính trị của TCCSĐ cần tập trung vào những nhiệm vụ và địa bàn trọng yếu như: Thực hiện tốt chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó cần chú ý phát triển kinh tế hộ gia đình, coi trọng, khuyến khích và giúp đỡ kinh tế hộ phát triển; Phát huy tính năng động, sáng tạo với những hình thức, biện pháp, bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng, từng cơ sở, đồng thời phải nắm vững tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của người lao động, đó là điều kiện vững chắc để đề ra phương hướng đúng đắn, hợp lòng dân và có khả năng thực thi. Khi xác định nhiệm vụ chính trị, từng TCCSĐ cần phải thực hiện tốt quan điểm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

4.2.2. Để xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, các cấp ủy đảng chú trọng và thường xuyên nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên

Đánh giá, phân loại đúng thực chất TCCSĐ và đảng viên có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Đánh giá, phân loại đúng thực chất TCCSĐ và đảng viên có nghĩa là

chất lượng ấy phải được thể hiện ở sự phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương, ở kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Đây là căn cứ, thước đo quan trọng nhất để đánh giá, phân loại đúng thực chất TCCSĐ và đảng viên. Nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt điều này hạn chế và loại trừ được tình trạng xảy ra ở nhiều nơi: chi bộ, đảng bộ cơ sở TSVM, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ lệ rất cao, song chi bộ, đảng bộ vẫn không mạnh, KT-XH trên địa bàn phát triển chậm, an ninh trật tự còn nhiều vấn đề phức tạp, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị không cao.

Cấp ủy và UBKT các cấp tích cực chủ động thực hiện khá toàn diện các nhệm vụ công tác kiểm tra, giám sát. Trong 14 năm từ năm 1997 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã tiến hành kiểm tra 11.647 lượt TCCSĐ, 13.180 lượt đảng viên; giám sát 1.147 lượt TCCSĐ và 12.1177 lượt đảng viên. Trong đó, 5.883 lượt TCCSĐ đạt TSVM và 477.930 lượt đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ [Phụ lục 2].

Năm 2008, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tiến hành thí điểm, tổ chức 5 cuộc kiểm tra và 3 cuộc giám sát tại một số địa phương với những nội dung kiểm tra khác nhau: Kiểm tra việc thực hiện, nhiệm vụ kiểm tra tại Đảng bộ huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Phù Cừ; kiểm tra việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước tại Đảng bộ huyện Kim Động, Tiên Lữ, Ân Thi; kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước vào mục đích chi tiêu, mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản; kiểm tra việc quán triệt, định hướng đến 2015” tại sở Giáo dục - đào tạo, Đảng bộ huyện Văn Giang, Phù Cừ, thị xã Hưng Yên; giám sát việc triển khai, quán triệt Nghị quyết số 03-NQ/TU (13-7-2006) của Tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010 tại Đảng bộ huyện Yên Mỹ và Sở Công nghiệp; giám sát việc triển khai, quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU (20-10-2006) của Tỉnh uỷ về chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2010 tại Đảng bộ huyện Văn Giang và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; giám sát việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU (7-6-2006) của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới tại sở Y tế, Đảng bộ huyện Mỹ Hào và huyện Văn Lâm.

Từ kết quả kiểm tra cụ thể tại một số địa phương đã giúp Đảng bộ tỉnh Hưng Yên kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá, phân loại TCCSĐ và đảng viên đúng thực chất. Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo khắc phục tình trạng nể nang, hữu khuynh và “bệnh thành tích” trong đánh giá, phân loại bằng cách:

tăng cường việc quán triệt, hướng dẫn, nghiên cứu và thực hiện các văn bản hướng dẫn của Đảng và của Tỉnh uỷ về đánh giá, phân loại TCCSĐ và đảng viên; chỉ đạo các cơ quan tham mưu, nhất là Ban Tổ chức Tỉnh uỷ cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá tổ chức cơ sở đảng TSVM và chất lượng đảng viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình TCCSĐ. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động này, thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động tổ công tác của ban thường vụ cấp ủy để hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên. Ở những địa phương, cơ quan, đơn vị có số lượng TCCSĐ đạt TSVM, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ chiến tỷ lệ rất cao nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị thấp, phải tiến hành đánh giá, phân loại lại dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Ở những đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, nếu xảy ra tình trạng này, Tỉnh uỷ xem xét, kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp uỷ phê duyệt và công nhận TCCSĐ đạt TSVM.

Tăng cường công tác kiểm tra, sàng lọc đội ngũ đảng viên, đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để có được đội ngũ đảng viên TSVM, tổ chức cơ sở đảng được

củng cố, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được tăng cường, uy tín và ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên đây là việc làm khá phức tạp, đòi hỏi khi tiến hành phải kiên quyết, nghiêm túc, thận trọng trên cơ sở những qui định của Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết và hướng dẫn của Trung ương. Phải làm cho TCCSĐ, đảng viên và quần chúng nắm vững được tiêu chuẩn đảng viên, những qui định của Trung ương về những đối tượng không đủ tư cách đảng viên phải đưa ra khỏi Đảng và ý nghĩa cấp thiết của việc sàng lọc, làm trong sạch đội ngũ đảng viên trong tình hình hiện nay.

4.2.3. Luôn chú trọng nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ đảng viên ở cơ sở ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Chất lượng đội ngũ đảng viên là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Điều đó đúng ở tất cả các thời kỳ cách mạng, song trong giai đoạn Đảng cầm quyền, vấn đề đó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Vì vậy, để nâng cao chất lượng TCCSĐ không thể không nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vấn đề này phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện các mặt trong công tác đảng viên như: xác định đúng tiêu chuẩn đảng viên phù hợp với từng loại hình TCCSĐ, công tác giáo dục rèn luyện, công tác quản lý, kiểm tra, sàng lọc đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên mới. Từ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên và những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên đã khẩn trương tiến hành công tác xây dựng đội ngũ đảng viên theo hướng nâng cao chất lượng thông qua tiêu chuẩn đảng viên.

Tiêu chuẩn đảng viên là những điều kiện cơ bản về phẩm chất và năng lực mà người đối với cần có để làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân, là cơ sở để phân rõ ranh giới giữa đảng viên và quần chúng tích cực ngoài

Đảng. Tiêu chuẩn đảng viên là tổng hợp điều kiện người kết nạp vào Đảng và nhiệm vụ đảng viên. Tiêu chuẩn đảng viên không trừu tượng mà phải được thể hiện rất cụ thể bằng những lời nói, việc làm trong hoạt động hàng ngày của mỗi đảng viên. Phấn đấu để giữ vững tư cách đảng viên và làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên là yêu cầu cơ bản trước hết đối với mọi đảng viên. Để nâng cao chất lượng đảng viên, Tỉnh ủy Hưng Yên đã tập trung chỉ đạo công tác này trên nhiều phương diện: Kiện toàn lại đội ngũ cán bộ cấp ủy các cấp, tùy theo năng lực sở trường của cán bộ, đảng viên để sắp xếp công việc phù hợp, tăng cường đào tạo và đào tạo lại lí luận chính trị cũng như chuyên môn cho cán bộ, đảng viên...

Từ năm 2000 đến năm 2010, một số TCCSĐ trong tỉnh công tác cán bộ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể xã Nghĩa Hiệp huyện Văn Giang, khu phố Nam Trung thành phố Hưng Yên ...có lúc không có nguồn để bổ sung cho những người nghỉ, nên quan điểm yếu còn hơn thiếu dẫn đến lựa chọn cán bộ chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, hoặc một người kiêm nhiều vị trí công tác cùng một lúc…[Phụ lục 13].

Muốn xây dựng TCCSĐ thực sự vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, các TCCSĐ phải không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, và trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, để mọi đảng viên thực sự là lực lượng tiên phong ở cơ sở. Thực tế trình độ mọi mặt của một bộ phận trong đội ngũ đảng viên cơ sở ở tỉnh Hưng Yên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đó là trở ngại lớn đối với việc nhận thức và quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của cấp ủy các cấp. Điều này gây khó khăn trước hết là việc thống nhất ý chí, sau nữa là thống nhất hành động thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Giáo dục, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đảng viên không phải chỉ bằng mở các lớp học, mà điều quan trọng là phải được tiến hành trong tất cả các hoạt động của đảng bộ cơ sở và chi bộ như: nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, làm tốt công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên, tiến

hành thường xuyên kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng... Chú ý phát huy tính tích cực, chủ động của đảng viên tự học tập, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành theo cương vị và nhiệm vụ của mình.

Để tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, chú trọng sự phân công công tác cho đảng viên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng tổ chức, với năng lực, sở trường, điều kiện gia đình và sức khoẻ của từng người. Mỗi đảng viên, ngoài công tác chuyên môn trong bộ máy Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đều phải tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội theo sự phân công của chi bộ; khắc phục tình trạng đảng viên thoát ly thực tế, xa rời quần chúng.

Làm tốt công tác vận động quần chúng, tuỳ theo khả năng của từng đảng viên mà bố trí phụ trách, quản lý các tổ chức hội quần chúng, các nhóm hộ gia đình, tổ an ninh, tổ hoà giải ở từng thôn để tuyên truyền, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; liên hệ với những quần chúng tích cực trong các tổ chức mà mình tham gia để thông qua họ, vận động các quần chúng khác, đồng thời dìu dắt họ, bồi dưỡng phấn đấu trở thành đảng viên.

Công tác phát triển đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, nhưng được thực hiện chủ yếu ở TCCSĐ và chi bộ. Vì vậy, các TCCSĐ phải chăm lo công tác phát triển đảng viên mới vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa thể hiện trách nhiệm xây dựng Đảng đối với sự phát triển của tương lai. Trong công tác phát triển đảng viên mới phải bảo đảm tiêu chuẩn và chất lượng.

Từ năm 1997 đến năm 2010 toàn tỉnh Hưng Yên đã tổ chức cho 29.474 quần chúng ưu tú học lớp đối tượng Đảng và kết nạp được 20.765 đảng viên mới (chiếm 70,45%). Mỗi chi bộ tùy thuộc vào đặc điểm của địa phương mà đưa ra những biện pháp cho phù hợp với tình hình thực tế. Có chi bộ tạo nguồn từ sinh viên chưa tìm được việc về sinh hoạt đoàn thanh niên tại địa phương (chi bộ khu phố Nam Thành, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên). Tạo nguồn từ giáo viên mầm non và cấp 1 (Đảng bộ xã Nghĩa Hiệp, huyện Văn Giang)...

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 137 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)