Nhận xét về quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997 - 2010)

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 115 - 137)

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997 - 2010)

4.1.1. Về ưu điểm

4.1.1.1. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã vận dụng đúng đắn đường lối quan điểm của Trung ương Đảng, bám sát yêu cầu, đặc điểm của địa phương từng bước đề ra nhng chủ trương, giải pháp xây dng t chức cơ sở đảng phù hp vi thc tin

Trong những năm đầu tái lập tỉnh, quá trình lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã xác định rõ thuận lợi và khó khăn, thách thức, từ đó đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn đối với từng loại hình TCCSĐ cụ thể, để đẩy nhanh, có hiệu quả quá trình xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh, tạo thế và lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.

Nghiên cứu thực tế quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt quan điểm của Đảng, chỉ đạo công tác xây dựng TCCSĐ (1997-2010) cho thấy, việc quán triệt kịp thời, có hiệu quả nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác xây dựng TCCSĐ đã trở thành nền nếp, thường xuyên của các cấp ủy Đảng trong tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) về nâng cao sức chiến đấu của TCCSĐ, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành như là (Chỉ thị số 29-CT/TW (14-2- 1998); Chỉ thị số 30-CT/TW (18-2-1998); Nghị quyết số 10-NQ/TW (2-1999);

Quy chế số 53-QC/TW (05-5-1999; Công văn số 194-CV/TW (02-7-1999) …) Trên cơ sở vận dụng linh hoạt những chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã xây dựng các chỉ thị, nghị quyết, chương trình xây dựng TCCSĐ vừa mang tính khoa học, vừa phù hợp với điều kiện của tỉnh mới tái lập và xu

hướng phát triển chung của công tác xây dựng TCCSĐ. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tập trung chỉ đạo cấp ủy Đảng các cấp, đoàn thể, sở, ban, ngành, các huyện ủy phát huy nội lực, khai thác tiềm năng trong xây dựng TCCSĐ. Đẩy mạnh giao lưu học hỏi để tranh thủ nguồn lực bên ngoài vào công tác xây dựng TCCSĐ, kịp thời tranh thủ sự lãnh đạo của Trung ương và tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân để xây dựng TCCSĐ.

Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch thiết thực đối với công tác xây dựng TCCSĐ, đề cập trực tiếp vào những vấn đề cần kíp trước mắt mà các cấp ủy Đảng như: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV năm 1997; Chỉ thị số 05-CT/TU (02-04- 1997), Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; Hướng dẫn số 70-HD/TC (15-4-1997) về Thực hiện Chỉ thị Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; Chỉ thị số 08-CT/TU (6-9-1997) về Chương trình đưa thông tin xuống cơ sở; Kế hoạch số 17-KH/TU (6-7-1999) về Tự phê bình và phê bình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2); Kế hoạch số 17-KH/TU (20-10-1999) về việc Thực hiện bước 2 triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; Kế hoạch số 23-KH/TU (2000) về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên...

Trên cơ sở bám sát những đặc điểm của địa phương ngay những năm đầu tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã có những quyết sách sáng tạo, thể hiện rõ tư duy nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước BCH Trung ương Đảng và trước nhân dân. Chính vì thế chủ trương quyết sách của đảng bộ đã thực sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi một cách tích cực nhiều mặt của công tác xây dựng TCCSĐ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các TCCSĐ của tỉnh Hưng Yên những năm (1997-2000).

Giai đoạn (2001-2010), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội với những mục tiêu và nhiệm vụ mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH. Đảng bộ tỉnh đã đề ra chiến lược phát triển KT-XH 10 năm đầu thế kỷ XXI, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng tỉnh Hưng Yên giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV, XVI đều xác định rõ công tác xây dựng Đảng bộ vững mạnh trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Xây dựng TCCSĐ thực sự TSVM, giải quyết kịp thời cơ sở yếu kém, giữ vững vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, huy động và quy tụ sức mạnh của địa phương, đơn vị, giải quyết các vấn đề nảy sinh tại cơ sở, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao.

Bước sang thế kỷ XXI với nhiều thuận lợi và thách thức trong công tác xây dựng TCCSĐ, kế thừa những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã nghiên cứu tìm tòi đề ra những giải pháp tích cực, phù hợp, nhằm tăng cường hiệu quả nâng cao chất lượng của TCCSĐ.

Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch gắn liền với công tác xây dựng TCCSĐ, như: Chỉ thị số 03-CT/TU (21-6-2001) về đẩy mạnh phong trào thi đua và nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh trong giai đoạn hiện nay; Chương trình số 35-Ctr/TU (27-6-2002) về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TU (3-11-2005) về việc thực hiện Nghị quyết số 42- NQ/TW (30-11-2004) của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Chương trình số 07-CTr/TU (20-4-2007) về Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, giải quyết cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất lượng đảng viên giai đoạn 2006-2010; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (số 14- Ctr/TV ngày 27-4-2008)...

Những văn bản, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã tác động trực tiếp và có hiệu quả tới công tác xây dựng TCCSĐ, xác định rõ tiêu chuẩn về TCCSĐ và cán bộ đảng viên, nâng cao vai trò, vị thế của cấp ủy đảng ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng để phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng...

4.1.1.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng toàn diện, thống nhất và quyết tâm cao

Hơn 10 năm (1997-2010) của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chú trọng chỉ đạo xây dựng TCCSĐ với sự đồng thuận và quyết liệt trong tổ chức thực hiện toàn diện trên tất cả các mặt: về tư tưởng chính tri; về xây dựng tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công tác kiểm tra.

Về công tác tư tưởng chính trị đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ngay từ những năm đầu tái lập tỉnh, công tác tư tưởng, chính trị được Đảng bộ coi trọng đúng mực. Công tác tư tưởng đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường đi lên CNXH, về nội dung và nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH ở địa phương, tạo sự thống nhất trong Đảng bộ và đồng thuận trong xã hội.

Các cấp ủy đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả việc quán triệt, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền nội bộ và đại chúng được duy trì đều đặn, chất lượng được nâng lên. Đội ngũ báo cáo viên các cấp được kiện toàn và hoạt động tích cực. Tài liệu tuyên truyền, bản thông tin nội bộ, Báo Hưng Yên và Báo Hưng Yên điện tử phát hành đưa tin đều đặn, tăng thời lượng thông tin và số lượng phát hành đến tận các chi bộ.

Công tác giáo dục truyền thống lịch sử được chú trọng, kỷ niệm các ngày lễ lớn được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, có tác dụng giáo dục tốt. Việc biên soạn, xuất bản phát hành lịch sử Đảng bộ địa phương, ngành, đoàn thể được cấp ủy quan tâm. Xuất bản Lịch sử Đảng bộ tập 2 giai đoạn (1945-1975), tập 3 giai đoạn (1975-2005)…, đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong các trường THPT, trường Chính trị Nguyễn Văn Linh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, góp phần nâng cao giáo dục truyền thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trên tinh thần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, công tác tự phê bình và phê bình, việc quản lý, nhận xét, đáng giá, lấy ý kiến nhận xét của TCCSĐ và góp ý nhân dân nơi cư trú đối với cán bộ, đảng viên được thực hiện thường xuyên nghiêm túc; tiếp nhận và giải quyết cơ bản, kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; Coi trọng nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Tập trung chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động

“Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nhiều hình thức phong phú, sinh động, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy phong trào thi đua sâu rộng trong xã hội. Kết quả Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có tác dụng tốt trong đời sống chính trị ở cơ sở. Cụ thể xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm và một số địa phương khác.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân qua học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong tư tưởng và hành động. Cán bộ, đảng viên làm việc cần mẫn, trách nhiệm, đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, ứng xử nhân văn, thực hành dân chủ hơn. Nhân dân đã có chuyển biến rõ nét trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc thiết thực hàng ngày...[Phụ lục 14].

Trên lĩnh vực kiện toàn và củng cố tổ chức, từ năm 1997 đến năm 2010 của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đạt kết quả tốt và có nhiều chuyển biến tích cực.

Các TCCSĐ đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, các nguyên tắc trong tổ chức xây dựng Đảng, duy trì nghiêm túc nề nếp, chế độ sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, đề ra nghị quyết lãnh đạo đúng đắn sát với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan đơn vị. Cấp uỷ cơ sở, nhất là đồng chí Bí thư có uy tín, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, giữ vững, đoàn kết nội bộ, luôn đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân lên trên hết, tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, quy tụ được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Biểu đồ 4.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên (1997-2010) [Phụ lục 1].

Trong 14 năm từ 1997 đến 2010, tỉnh Hưng Yên có số lượng TCCSĐ tăng từ 415 TCCSĐ năm 1997, lên 585 TCCSĐ năm 2010, số TCCSĐ tăng thêm là 170 TCCSĐ, tương ứng với 41%. Trong đó đảng bộ xã, phường, thị trấn tăng 1 TCCSĐ, từ 160 TCCSĐ năm 1997 tăng lên 161 TCCSĐ năm 2010 (chi bộ trực thuộc đảng ủy xã phường, thị trấn 1.767) [137, tr.2].

Phong trào thi đua xây dựng cơ sở đảng TSVM được duy trì, hàng năm có từ 72,56% đến 81,69% TCCSĐ đạt TSVM, số TCCSĐ yếu kém giảm dần. Năm 1997 có 295/415 TCCSĐ đạt TSVM, chiếm 65,41%, đến năm 2010 có 490/583 TCCSĐ đạt TSVM, chiếm 84,5%. Năm 1997 có 22 TCCSĐ yếu kém, chiếm 4,48% đến năm 2010 không còn TCCSĐ nào yếu kém [Phụ lục 1].

Biểu đồ 4.2: So sánh chất lượng tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên với một số tỉnh lân cận qua hai nhiệm kỳ (2001-2005), (2006-2010)[Phụ lục 9].

Nhìn tổng thể, công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên so với một số tỉnh lân cận thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng từ năm 2001 đến năm 2010, số TCCSĐ đạt TSVM qua 2 nhiệm kỳ chiếm tỷ lệ cao trên 81%; hơn hẳn tỷ lệ này ở tỉnh Thái Bình 17,76% trong nhiệm kỳ (2001-2005) và cao hơn 11,41% nhiệm kỳ (2006-2010). So sánh tỉ lệ TCCSĐ đạt TSVM của tỉnh Hưng Yên với tỉnh Hải Dương: nhiệm kỳ (2001-2005) tỉnh Hưng Yên có số TCCSĐ đạt TSVM chiếm 82,56%, tỉnh Hải Dương số TCCSĐ đạt TSVM chiếm 76,55%, đến nhiệm kỳ (2006- 2010) số TCCSĐ đạt TSVM của tỉnh Hưng Yên vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn tỉnh Hải Dương. Từ những kết quả trên cho thấy, sau 14 năm tái lập tỉnh

với điều kiện thuận lợi không bằng tỉnh Hải Dương nhưng Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chủ động sáng tạo trong công tác xây dựng TCCSĐ.

Về phát triển đảng viên. Tổng số đảng viên tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 57.398 đảng viên trong đó chia theo loại hình TCCSĐ, đảng viên khu vực xã phường, thị trấn có 45.304 đảng viên [133, tr.1]. Số đảng viên năm 1997 là 45.401 đến năm 2000 tăng lên 48.047 đảng viên, năm 2005 tăng lên 52.493 đảng viên, năm 2010 số đảng viên tăng lên 57.398. Như vậy, sau 14 năm tái lập tỉnh số đảng viên tăng dần theo năm (đến năm 2010 tăng 12.357 đảng viên). Tuy nhiên, đảng viên được kết nạp ở loại hình xã, phường, thị trấn giảm. Số lượng đảng viên được kết nạp ở khu vực nông thôn nhìn chung giảm (năm 2005 kết nạp 505 đảng viên, 2006 kết nạp được 443 đảng viên, 2007 kết nạp được 518 đảng viên, 2008 kết nạp được 369 đảng viên, 2009 kết nạp được 309 đảng viên, đến năm 2010 chỉ kết nạp được 254 đảng viên) [136, tr.4].

Biểu đồ 4.3: Phân tích số lương đảng viên kết nạp (1997-2010) [Phụ lục 3].

Công tác phát triển đảng viên tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng từ năm 1997 đến năm 2010, tỷ lệ đảng viên nữ tăng 1,53%, độ tuổi bình quân giảm 1 tuổi, trình độ giáo dục phổ thông trung học tăng 8,88%, trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học tăng 10,62%, lý luận chính trị trung cấp, cao cấp, cử nhân tăng 8,06%; đảng viên khu vực nông thôn không có trình độ chuyên môn còn 59,96%.

Biểu đồ 4.4: So sánh số lượng đảng viên kết nạp qua 2 nhiệm kỳ (2001-2005), (2006-2010) của tỉnh Hưng Yên với một số tỉnh lân cận

[Phụ lục 10].

Trong thời gian 10 năm (2001-2010), tổng số lượng đảng viên mới của tỉnh Hưng Yên được kết nạp nhiệm kỳ sau tăng hơn nhiệm kỳ trước, đây là kết quả phù hợp với tình hình chung của các tỉnh lân cận. Số lượng đảng viên được kết nạp mới của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ (2001-2005) là 7.484 đảng viên, nhiệm kỳ (2006-2010) là 7.688 đảng viên, tăng 2,7%. So sánh với các tỉnh lân cận, thấp hơn tỷ lệ kết nạp đảng viên mới của tỉnh Thái Bình, nhưng cao hơn tỷ lệ kết nạp đảng viên mới của tỉnh Hải Dương; Trong khi đó tại tỉnh Bắc Ninh thì tỷ lệ kết nạp đảng viên mới nhiệm kỳ sau giảm so với nhiệm kỳ trước.

Công tác đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm được quan tâm, thực hiện đúng quy trình và theo nội dung các văn bản hướng dẫn. Năm 1997 có 41.997/45.401 đảng viên tham gia đánh giá chất lượng, đến năm 2010 là 48.081/57.398 đảng viên tham gia đánh giá chất lượng. Qua phân tích chất lượng đảng viên của tỉnh Hưng Yên, số đảng viên đủ tư cách trong 14 năm tăng giảm không đồng đều, nhưng về cơ bản tăng lên; Nếu trong những năm (1997-2000) đảng viên đủ tư cách đạt 84,98%, đến năm (2001-2005) viên đủ tư cách giảm còn 70,60%, đến năm (2006-2010) đảng viên đủ tư cách tăng lên

79,50%. Đảng viên vi phạm tư cách năm 1997 là 291 đảng viên (chiếm 0,64%) giảm còn 265 đảng viên (chiếm 0,55%) năm 2010 [Phụ lục 2].

Biểu đồ 4.5: Phân loại chất lượng đảng viên tỉnh Hưng Yên (1997-2010) [Phụ lục 2].

Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã từng bước trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, chính sách hóa công tác cán bộ.

Trong nhiệm kỳ (2001-2005) Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bổ nhiệm lại và bộ nhiệm mới 157 đồng chí thuộc Tỉnh ủy quản lý và các sở ban ngành tương đương, trong đó 5 Tỉnh ủy viên, 89 đồng chí lãnh đạo sở, ban; chỉ định và chuẩn y kết quả bầu Bí thư, Phó Bí thư huyện, Thị ủy và tương đương, luân chuyển và quy hoạch 224 đồng chí [17, tr.22]. Đến nhiệm kỳ (2006-2010), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 274 cán bộ, trong đó bổ nhiệm lại 56 cán bộ, 10 cán bộ cơ quan Trung ương quản lý, 98 cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, 33 cán bộ thuộc diện huyện ủy quản lý, 40 cán bộ trưởng cơ quan ban ngành, 47 cấp phó cơ quan; Bầu bổ sung, kiện toàn 2 Bí thư, 1 Phó Bí thư Tỉnh ủy, 2 Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HDND tỉnh, 3 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 2 Phó chủ tịch UBND tỉnh, 3 Tỉnh ủy viên và 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, thực hiện luân chuyển trên 20 cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý [18, tr.25].

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 115 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)