Mặc dù CSLPMT có nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên tất cả các phiên bản đều bao hàm 3 trụ cột chính nêu trên, chỉ khác nhau về tính linh hoạt trong điều hành, phiên bản cuối được cộng thêm mục tiêu ổn định tài chính. Vì vậy,dù lựa chọn phiên bản nào cũng đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để thực hiện được 3 trụ cột chính của CSLPMT. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các điều kiện khác nhau để mỗi quốc gia có thể áp dụng được CSLPMT. Trong số đó, nghiên cứu của Batini, Kuttner, Laxton (2005) là khá khái quát khi khảo sát tình hình của 31 quốc gia (trong đó có 21 quốc
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
gia áp dụng CSLPMT), theo đó, 4 nhóm điều kiện cơ bản để một quốc gia có thể theo đuổi được khuôn khổ CSLPMT, bao gồm:
1.2.1. Mức độ độc lập về thể chế của Ngân hàng Trung ương
NHTW của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mang trọng trách là chủ thể chính trong việc hoạch định và thực thi CSTT quốc gia. Dù áp dụng cơ chế CSTT nào thì vai trò, vị thế của NHTW cũng rất quan trọng và đòi hỏi phải có tính độc lập tương đối với Chính phủ. Theo Grilli et al. (1991) và King Banaian (2008) độc lập về thể chế của NHTW được thể hiện trên 3 nội dung: độc lập về chính sách, độc lập về kinh tế và độc lập và chính trị.
Độc lập về chính sách hay độc lập về công cụ là việc cho phép NHTW được quyền linh hoạt trong việc hoạch định và thực thi CSTT. Theo đó, NHTW phải chỉ đạo điều hành CSTT với một mức độ độc lập tương đối, có nghĩa là không đòi hỏi sự độc lập hoàn toàn với chính phủ, nhưng phải có quyền tự do điều hành các công cụ CSTT để đạt được mục tiêu lạm phát mà Chính phủ cho là thích hợp. Độc lập về mặt kinh tế là việc NHTW được giải phóng khỏi các áp chế tài khóa/áp lực chính trị, nghĩa là Chính phủ không dựa vào NHTW để bù đắp thâm hụt ngân sách; kỷ luật thu, chi ngân sách phải được đảm bảo. Độc lập về chính trị của NHTW được hiểu là những ảnh hưởng của Chính phủ trong thủ tục bổ nhiệm, nhiệm kỳ và miễn nhiệm hội đồng Thống đốc của NHTW.
Để vận hành hiệu quả CSLPMT thì tính độc lập của NHTW càng hết sức có ý nghĩa. Lập luận để lý giải cho việc đòi hỏi phải có điều kiện này mới thực hiện được CSLPMT xuất phát từ những lý do sau:
(i) Thứ nhất, CSLPMT đòi hỏi tính hiệu quả cao trong điều hành CSTT của NHTW, nếu NHTW không được độc lập điều hành, phải chịu chi phối đối với các quyết định về cung ứng tiền, lãi suất, tín dụng thì các công cụ điều tiết sẽ không phát huy được tính tích cực, nhạy bén của nó, việc điều chỉnh mục tiêu trung gian để đạt được mục tiêu lạm phát như cam kết của NHTW sẽ vô cùng khó khăn;
(ii) Thứ hai, việc chính phủ vay trực tiếp hoặc vay không trả lãi từ Ngân hàng Trung ương là một ảnh hưởng rất rõ ràng đối với lạm phát, hơn nữa chính
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Field Code Changed
sách tài khóa chi phối hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô (trong đó có chính sách tiền tệ) cũng tác động đáng kể đến việc điều hành CSLPMT ngay cả khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, vẫn khó có thể giảm áp lực lạm phát nếu chính sách tài khóa liên tục được mở rộng;
(iii) Thứ ba, thực hiện CSLPMT là việc NHTW cam kết mức lạm phát mục tiêu đạt được trong dài hạn, điều này đòi hỏi không chỉ nhận thức và nỗ lực của Ngân hàng Trung ương, mà còn có vai trò của cả hệ thống các cơ quan chính phủ trong việc tham vấn và xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tương ứng. Rõ ràng, trong một số trường hợp, việc thực hiện ổn định lạm phát có thể đi kèm với một mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn hoặc số lượng việc làm ít hơn. Đây có thể là một kết quả nhạy cảm về chính trị, khiến các chính phủ luôn có xu hướng muốn can thiệp vào việc thực hiện mục tiêu lạm phát, trong trường hợp này sẽ rất khó cho NHTW để có thể duy trì chính sách đảm bảo thực hiện mục tiêu lạm phát.
Xem xét cụ thể các chỉ tiêu để đánh giá mức độ độc lập của ba khía cạnh như sau:
1.2.1.1. Độc lập về mặt kinh tế
Người ta xem xét mức độ độc lập về mặt kinh tế dựa trên 7 tiêu chí sau:
(1) Chính phủ không thể đương nhiên vay trực tiếp từ NHTW;
(2) Nếu được vay trực tiếp từ NHTW Chính phủ phải trả mức lãi suất thị trường;
(3) Nguồn tín dụng này là tạm thời;
(4) Khối lượng tín dụng vay có giới hạn;
(5) NHTW không tham gia vào thị trường sơ cấp của trái phiếu Chính phủ;
(6) NHTW có trách nhiệm ấn định lãi suất chính sách;
(7) NHTW không có quyền hoặc phải chia sẻ quyền giám sát khu vực ngân hàng với cơ quan khác, điều kiện này nhằm tách bạch chức năng ổn định tiền tệ và ổn định hệ thống ngân hàng.
NHTW độc lập về mặt kinh tế cũng có nghĩa là quốc gia đó phải thực hiện một chính sách tài chính không thống trị, tức khi thâm hụt ngân sách, nguồn bù đắp cho thâm hụt này không phải chủ yếu là từ nguồn NHTW và hệ thống ngân hàng,
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
mà phải sử dụng chủ yếu từ nguồn thu phát hành công cụ nợ của chính phủ với dân chúng và từ các nguồn thu khác của Chính phủ. Nếu tồn tại một chính sách tài khoá thống trị “Fiscal dominance”, thì áp lực lạm phát có nguồn nguốc từ chính sách tài khoá sẽ làm giảm hiệu quả điều hành của CSTT. Không chịu sự chi phối của chính sách tài khóa. Tức là không có sự đi vay (hoặc phải rất ít) của khu vực nhà nước (chính phủ) với NHTW hay khu vực ngân hàng, hay nói cách khác thị trường tài chính phải có khả năng hấp thụ tốt đối với việc phát hành nợ của khu vực công. Nợ công phải được giữ ổn định, bền vững và không làm cản trở chính sách tiền tệ, đặc biệt là không có hình thức phát hành (in) tiền. Và nói chung, khuôn khổ LPMT đòi hỏi tỷ lệ nợ quốc gia so với GDP duy trì ổn định ở mức trung bình.
Trong số 7 chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu (1); (2); (4); (6) là các chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định mức độ độc lập về kinh tế, bốn chỉ tiêu này phải được tuân thủ để khẳng định: (i) NHTW có quyền tự chủ trong việc quyết định phạm vi và mức độ tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ một cách trực tiếp hay gián tiếp bằng tín dụng của NHTW. (ii) NHTW có nguồn tài chính đủ lớn để không phải phụ thuộc vào sự cấp phát tài chính của Chính phủ. (iii) người đứng đầu của NHTW có quyền quyết định hầu hết các khoản chi tiêu của tổ chức này trong khuôn khổ dự toán ngân sách đã được phê duyệt.
Sự độc lập này sẽ giúp cho NHTW có được sự tập trung cần thiết vào mục tiêu lạm phát. Tuy nhiên, theo Walsh ( 2003), một chính sách tiền tệ hoàn toàn độc lập rất khó đạt được. Cho dù chính sách tiền tệ không chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa thì mức giá sẽ không chỉ duy nhất chịu tác động của chính sách tiền tệ nếu chính sách tài khóa ảnh hưởng đến lãi suất thực. Chính vì vậy, mức độ độc lập tương đối của Ngân hàng Trung ương - theo nghĩa ít bị can thiệp về chính trị hoặc bị chi phối tài khóa – là điều kiện quan trọng nhất để áp dụng được khung khổ chính sách tiền tệ theo CSLPMT.
1.2.1.2. Độc lập về mặt chính trị
Mức độ độc lập ở đây còn được thể hiện qua quyền hạn của Thống đốc NHTW trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự bên trong tổ chức
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
của mình như bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự, phân công nhiệm vụ và quyền hạn, chế độ lương bổng và trợ cấp…Có thể xem xét điều kiện này dựa trên 8 tiêu chí sau:
(1) Thống đốc được bổ nhiệm mà không có sự can thiệp của Chính phủ;
(2) Thống đốc được bổ nhiệm với nhiệm kì hơn 5 năm;
(3) Ban giám đốc (board of directors) được bổ nhiệm mà không chịu sự can thiệp của Chính phủ;
(4) Ban giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kì trên 5 năm;
(5) Không bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong ban giám đốc;
(6) Điều hành chính sách tiền tệ không phải thông qua Chính phủ;
(7) Một trong những mục tiêu chính của NHTW là đảm bảo ổn định tiền tệ được quy định trong Luật;
(8) Có các điều luật bảo vệ NHTW khi có đối lập với Chính phủ.
CSLPMT có một khung chính sách linh hoạt nhưng cũng đòi hỏi tính nhất quán, LPMT cần có sự ủng hộ về chính trị và các quốc gia chỉ nên thực hiện khi các nhà hoạch định chính sách của NHTW đã chuẩn bị kỹ cho quyết định và hành động.
Và do vậy, trên thực tế, không có Ngân hàng Trung ương nào có được sự độc lập hoàn toàn đối với ảnh hưởng của chính phủ.
1.2.1.3. Độc lập về chính sách
Độc lập về chính sách theo Debelle và Fisher (1994) bao gồm hai khía cạnh:
độc lập đối với việc thiết lập các mục tiêu và độc lập trong việc sử dụng các công cụ của CSTT; cho dù có tuyên bố về mặt pháp lý hay không thì NHTW vẫn phải tập trung vào lạm phát. Một NHTW được cho là có độc lập mục tiêu nếu NHTW có toàn quyền trong việc thiết lập các mục tiêu cuối cùng của CSTT như lạm phát, thất nghiệp hoặc tăng trưởng kinh tế. NHTW có sự độc lập về công cụ nếu NHTW được phép tự do lựa chọn các công cụ của CSTT để đạt được mục tiêu cuối cùng, NHTW sẽ không được coi là độc lập về việc lựa chọn các công cụ nếu Chính phủ phải phê duyệt để sử dụng công cụ chính sách. Sự độc lập về chính sách của NHTW giúp cho NHTW có được sự tập trung cần thiết vào mục tiêu lạm phát,vừa được quyền tự do linh hoạt vừa được quyền tự quyết trong điều hành CSTT.
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
1.2.2. Năng lực của Ngân hàng Trung ương
CSLPMT đòi hỏi NHTW phải có năng lực đủ mạnh, bao gồm: (i) NHTW cần đảm bảo đủ khả năng và năng lực trong dự báo lạm phát; (ii) NHTW tuân thủ cơ chế minh bạch và đảm bảo trách nhiệm giải trình; (iii) NHTW cần duy trì tín nhiệm CSTT đối với công chúng.
CSLPMT cũng đòi hỏi mạnh mẽ việc sử dụng các kết quả dự báo bởi bản chất của cơ chế này là sự dự đoán trước tương lai. Có thể hiểu trong CSLPMT thì mục tiêu trung gian chính là dự báo lạm phát. Do đó để thực hiện CSLPMT các NHTW phải nhìn trước và xây dựng được các dự báo lạm phát từ đó mới đưa ra được các quyết định sử dụng hệ thống công cụ nào để điều chỉnh mức dự báo lạm phát cho sát với mục tiêu đặt ra. Đồng thời NHTW cũng cần có bộ phận theo dõi, đánh giá kịp thời tình hình hoạt động trên thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng và các nhân tố tác động để kịp thời có các giải pháp thích hợp cho CSTT.
Theo Trần Thế Sao (2010) năng lực của NHTW trong dự báo lạm phát bao gồm:
- Hệ thống cơ sở dữ liệu: bao gồm số liệu về lạm phát, các chỉ số kinh tế vi mô, vĩ mô trong quá khứ làm cơ sở dự báo những diễn biến kinh tế trong tương lai;
- Mô hình dự báo là công cụ dùng để xử lý kỹ thuật về mặt kinh tế lượng của các dữ liệu đầu vào;
- Yếu tố con người để đảm nhiệm công tác thống kê, phân tích và truyền đạt thông tin.
Bên cạnh đó năng lực của NHTW còn thể hiện ở cơ chế minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự duy trì được tính tín nhiệm của CSTT đối với công chúng.
Dưới đây sẽ là những phân tích cụ thể đối với từng nhân tố.
1.2.2.1. Hệ thống cơ sở dữ liệu
Chính sách LPMT là chính sách xác định mục tiêu lạm phát, xác định cơ chế dự báo, cơ chế điều tiết kinh tế để đạt mục tiêu đó với nhiều vấn đề mang tính toán kỹ thuật . Do đó NHTW cần thiết phải xây dựng được bộ dữ liệu tin cậy, chất lượng. Bộ dữ liệu bao gồm các biến số kinh tế vĩ mô và các biến số tiền tệ, số liệu về sự lành mạnh của hệ thống tài chính với chuỗi số liệu đủ lớn và thống nhất để
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
nghiên cứu, phân tích đầy đủ mối quan hệ và tác động giữa các biến số. Bộ dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin chính thống về sự lành mạnh của hệ thống tài chính, là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra dự đoán về tình hình kinh tế vĩ mô và đưa ra các quyết định chính sách nhằm đạt đến mục tiêu chính sách. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương cũng phải có đủ khả năng tiếp cận nhanh và liên tục các bộ số liệu mới, đủ mức chi tiết để đáp ứng yêu cầu vận dụng các mô hình cho dự báo lạm phát. Ngoài các nhân tố chính sách, NHTW cần phải phân tích định tính và định lượng về tác động của các nhân tố phi chính sách đến việc thực hiện mục tiêu CSTT là cơ sở cho việc xác định chính xác mức lãi suất mục tiêu. Việc dự báo phải thực hiện định kỳ, hệ thống, và có thể thực hiện ngay. Hệ thống cơ sở dữ liệu kém cập nhật hoặc không được công bố đều đặn hàng tháng hoặc hàng quý sẽ khiến Ngân hàng Trung ương thiếu đánh giá sát thực nhất về diễn biến thị trường, qua đó ảnh hưởng đến định hướng và liều lượng của các công cụ chính sách tiền tệ.
1.2.2.2. Mô hình dự báo lạm phát
Chính sách tiền tệ tác động đến lạm phát với độ trễ nhất định hàm ý rằng, một chính sách tối ưu nên hướng vào dự báo lạm phát mục tiêu. Do đó, NHTW phải có khả năng mô hình hóa động thái lạm phát của nền kinh tế và dự báo lạm phát trong cơ chế LPMT và hiểu rõ cách thức tác động của CSTT đến các biến kinh tế, hiệu quả tương đối của các công cụ chính sách. Việc xây dựng được các mô hình dự báo lạm phát cũng như mô hình tác động là một nhiệm vụ thiết yếu của Ngân hàng Trung ương. Theo đó, NHTW phải thiết lập, xây dựng được mô hình dự báo, có khả năng dự báo với các giả định khác nhau, có khả năng dự báo lạm phát một cách tương đối chính xác với nhiều kịch bản khác nhau, dựa trên năng lực mô hình hóa. Có được mô hình dự báo lạm phát với các kịch bản khác nhau và chi tiết sẽ giúp tăng các lựa chọn chính sách cho Ngân hàng Trung ương nhằm đạt được mục tiêu lạm phát đề ra. Nếu không, quy trình điều hành chính sách có thể kém bài bản, thậm chí giật cục do không dựa trên những bằng chứng mô phỏng khoa học.
Đa số các NHTW áp dụng CSLPMT sử dụng một hệ thống mô hình bao gồm các dự báo thống kê và bảng tính toán gồm các mô hình cơ cấu kinh tế,
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Expanded by 0.3 pt
kinh tế vĩ mô và cân bằng tổng thể động ngẫu nhiên (DGSE). Với việc sử dụng nhiều mô hình khác nhau với các mục tiêu khác nhau NHTW có thể đưa ra cơ sở lý thuyết và dữ liệu cùng với những đánh giá mang tính định tính để đưa ra quyết định cuối cùng.
Để dự báo được tỷ lệ lạm phát cũng như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NHTW các nước nói chung thường tập trung xây dựng và phát triển các mô hình, công cụ phục vụ công tác phân tích, dự báo lạm phát như sau:
- Mô hình dự báo hồi quy dạng véctơ (VAR, SVAR, BVAR, VECM…). Mô hình hồi quy dạng véctơ là mô hình sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian của nhiều phương trình, trong đó các biến số trong mô hình phản ánh quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế (biến độc lập) làm cơ sở cho việc dự báo các biến số kinh tế (biến phụ thuộc) trong ngắn và trung hạn của nền kinh tế. Các mô hình dự báo hồi quy dạng véctơ có thể lượng hoá ảnh hưởng của các biến số kinh tế (nhất là các biến chính sách) tới các hoạt động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ nhờ các kịch bản mô phỏng khác nhau.
- Mô hình kinh tế lượng vĩ mô làm cơ sở cho việc phân tích tác động chính sách kinh tế tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: sản lượng thực, lãi suất thực, mức giá và tỷ giá hối đoái thực. Trên cơ sở các lý thuyết kinh tế, xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô cho phép đánh giá các thay đổi của chính sách tài khóa, CSTT và chính sách kinh tế vĩ mô khác tác động đến điều kiện kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái của VND so với ngoại tệ và điều kiện tiền tệ, đồng thời hỗ trợ dự báo kinh tế vĩ mô và tiền tệ.
- Mô hình cơ chế truyền dẫn CSTT làm cơ sở phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành CSTT.
- Xây dựng và triển khai khuôn khổ lập trình tài chính để hỗ trợ phân tích đánh giá và dự báo tiền tệ, ngân hàng trong ngắn và trung hạn, các biến động chính sách ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và giữa các khu vực của nền kinh tế.
- Xây dựng quy trình dự báo kinh tế vĩ mô (đặc biệt là quy trình dự báo lạm phát), tiền tệ và hoạt động ngân hàng.