CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA
2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM
2.1.1. Khái quát bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014
Có thể lấy hai chỉ số là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI) để mô tả kết quả hoạt động của kinh tế Việt Nam giai đoạn từ 2005 đến nay.
Đây là hai biến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với CSTT. Sự biến động của tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng biến động của chỉ số CPI sẽ cho thấy kết quả thực hiện nhiệm vụ ổn định giá cả của CSTT tiền tệ trong từng năm. Cùng với đó, sự biến động về tốc độ tăng trưởng GDP sẽ là sự phân tích bổ sung để lý giải cho những quyết định điều hành CSTT, sự đánh đổi giữa mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Sau giai đoạn lạm phát được duy trì ở mức thấp (-0,6% vào năm 2000, tăng lên 4% vào năm 2002 và giảm xuống 3% vào năm 2003), tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2004 (9,4% so với mức mục tiêu đặt ra chỉ là 5%). Quan sát diễn biến lạm phát ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay cho thấy có thể chia thành 2 giai đoạn chính. Từ 2005 đến 2010, tỷ lệ lạm phát diễn biến theo chu kỳ 3 năm một, trong đó cứ 1 năm lạm phát thấp (lạm phát đạt trong mức mục tiêu) thì đến 2 năm lạm phát cao (lạm phát cao hơn mục tiêu). (Việc xác lập mục tiêu về lạm phát cần căn cứ trên các điều kiện cụ thể về phát triển kinh tế của quốc gia. Do vậy, xác định thế nào là một mức lạm phát cao và thế nào là một mức lạm phát thấp dường như là khó có thể đi đến sự thống nhất trên diện rộng. Trong khuôn khổ phân tích của luận án, NCS lấy mức mục tiêu về lạm phát hàng năm để làm căn cứ phân tích mức lạm phát cao hay thấp. Giả định rằng các mứcLP như vậy đã được xác định
Formatted: Space After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
dựa trên những căn cứ xác đáng và phù hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, lạm phát thực tế tăng lên trên mức mục tiêu thì được coi là lạm phát cao, và lạm phát thực tế giảm xuống dưới mức mục tiêu thì được coi là lạm phát thấp, trong một tương quan mang ý nghĩa tương đối, nhằm mục đích chủ yếu là đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ (có đạt được mục tiêu về ổn định giá cả hay không?)
Trong suốt giai đoạn 6 năm (2005 – 2010), chỉ có 2 năm tỷ lệ lạm phát thực hiện đạt được ở mức mục tiêu là năm 2006 và năm 2009. Các năm còn lại đều có tỷ lệ lạm phát cao hơn mục tiêu, trong đó năm 2007, 2008, 2010 tốc độ tăng lạm phát đã lên đến 2 con số. Trong 2 năm 2008 và 2010, mức chênh giữa tỷ lệ lạm phát thực hiện và tỷ lệ CSLPMT còn tăng lên rất cao. Năm 2008 tỷ lệ LPMT là 7%, tỷ lệ lạm phát thực hiện là 22,97%, cao hơn mức mục tiêu đến 15,97%. Năm 2010, tỷ lệ LPMT là 7%, tỷ lệ lạm phát thực hiện là 11,75%, cũng cao hơn mức mục tiêu đến 4,75%. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ lạm phát đã dần đi vào ổn định (ngoại trừ năm 2011 ở mức 18,13%), trong đó, năm 2012 tỷ lệ lạm phát đã hạ xuống 6,81% (so với mục tiêu là 10%), năm 2013 tỷ lệ lạm phát đạt xấp xỉ mức mục tiêu là 6,6% và năm 2014, tỷ lệ lạm phát đã giảm thấp xuống 1,84%.
Đối với vấn đề tăng trưởng kinh tế, cũng có thể phân chia thành 2 giai đoạn chính từ năm 2005 đến 2010 và từ 2011 đến nay. Trong giai đoạn 2005 – 2010, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, với tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%, xấp xỉ so với chỉ tiêu là 8,5%. Đến hai năm 2006 và 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực hiện luôn đạt cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế mục tiêu, đạt 8,17% vào năm 2006 (so với mục tiêu là 8%) và đạt 8,48% vào năm 2007 (so với mức mục tiêu là 8,2). Tuy nhiên bước sang năm 2008 trở đi, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam đã giảm sút rõ rệt và chỉ đạt ở mức 6,42% vào cuối năm 2010. Trong giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều chỉ đạt dưới 6,5%, trong đó cũng chỉ có 1 năm là năm 2011 là đạt trên 6%, còn lại các năm khác đều có tốc độ tăng trưởng dưới 6%.
2.1.2. Đặc điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay Định hướng điều hành hàng năm của Chính phủ và Quốc hội là những căn cứ quan trọng để NHNN đưa ra mục tiêu trong hoạch định CSTT. Xem xét các quyết định và định hướng của Chính phủ giai đoạn 2005 đến nay có thể thấy, bắt đầu từ năm 2011 mục tiêu kiềm chế lạm phát đã được Quốc hội đề ra và nhấn mạnh trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội (bảng 2.1). Đây cũng là giai đoạn mà công tác điều hành CSTT đã có tính thống nhất cao và đạt được mục tiêu đề ra về kiểm soát lạm phát. Chính trong giai đoạn này khi lạm phát được duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định thì các điều kiện thực hiện LPMT mới dần được định hình một cách rõ nét hơn so với giai đoạn những năm 2005-2010. Mặc dù theo khuyến cáo của IMF, từ những năm 2006 thì Việt Nam đã nằm trong số 43 quốc gia có thể thực hiện CSLPMT, nhưng rõ ràng giai đoạn 2005-2010 các điều kiện để thực hiện chuyển đổi sang CSLPMT là khá mờ nhạt, mục tiêu kiềm chế lạm phát không được ưu tiên, nhường chỗ cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Bảng 2.1: Mục tiêu điều hành CSTT của Việt Nam qua các năm (2011 – 2015) Năm Mục tiêu chung Mục tiêu điều hành Chính sách tiền tệ
2011 Tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Thực hiện CSTT chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa CSTT và CSTK để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vốn vay tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát; Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường; Kiểm soát
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control Formatted Table
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng.
2012 Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh…
Điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa CSTT và CSTK để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ CSTT, nhất là chính sách lãi suất, cho vay tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, bảo đảm thanh khoản của các TCTD, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; Thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các TCTD ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức hợp lý; tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ để đảm bảo tăng trưởng tín dụng ngoại tệ phù hợp khả năng huy động và chủ trương hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế; Điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ; Thực hiện các biện pháp đồng bộ, hiệu quả để kiểm soát thị trường ngoại tệ và thị trường vàng.
2013 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô;
lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012…
Điều hành CSTT thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với CSTK nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý; Điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; đảm bảo an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
nền kinh tế; Điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế...
2014 Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát;
tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế…
Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ CSTT, phối hỏi chặt chẽ với CSTK nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý; bảo đảm thanh khoản cho các TCTD và của nền kinh tế; Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế… Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng…
2015 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh…
Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với CSTK để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ phát triển thị trường tài chính, chứng khoán, để tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển; Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lmaj phát, thị trường tiền tệ; Tăng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, tăng dự trữ ngoại hối…
Xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu theo mức độ hình thành các điều kiện thực hiện CSLPMT, Luận án đã phân chia thành hai giai đoạn để phân tích, đánh giá quá trình điều hành CSTT của Việt Nam từ 2005 -2014 qua đó nhìn nhận được những
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
thành quả và những hạn chế trong từng thời kỳ, tìm ra được nguyên nhân hạn chế để có đề xuất phù hợp, cụ thể như sau:
- Giai đoạn từ 2005 đến 2010: Thời kỳ đầu, tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Điều này gợi ý rằng có thể đã có sự đánh đổi nhất định trong điều hành CSTT, hy sinh mục tiêu lạm phát để đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên năm 2008-2010, tỷ lệ lạm phát vẫn cao nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm. Đây có phải là do hiệu quả của những biện pháp thực thi CSTT chưa đạt được hay là do ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố tác động xấu tới tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam?
- Giai đoạn từ 2011 đến nay: Đây là giai đoạn mà tỷ lệ lạm phát đã được kéo xuống thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù còn thấp song đã cho thấy xu hướng hồi phục. Phải chăng đã có sự thay đổi về chất trong công tác điều hành CSTT khi mà mục tiêu về lạm phát đã liên tục được đảm bảo, duy trì mức lạm phát thấp và hướng tới kiểm soát được lạm phát ở mức thấp và ổn định?
2.1.2.1. Đặc điểm điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn có nhiều biến động, và diễn biến phức tạp.
Để làm rõ những biến động kinh tế vĩ mô và công tác điều hành CSTT qua các năm, Luận án sẽ chia giai đoạn này thành 02 thời kỳ, thời kỳ từ năm 2005 đến 2007 và thời kỳ từ 2008 đến 2010.
Thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2007
Đây là thời kỳ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 10 năm đầu thế kỷ thứ 20 ( 8,4%, 8,2% và 8,5% lần lượt cho 3 năm). Song hành cùng với đó là tỷ lệ lạm phát cũng gia tăng nhanh chóng (9,5% năm 2004; 8,4%
năm 2005, 6,6% năm 2006 và 12,63% năm 2007).
Nguyên nhân là do sự biến động của giá dầu và các mặt hàng thiết yếu trên thế giới cùng với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã làm tăng áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Mục tiêu CSTT
Trước những diễn biến chung của nền kinh tế như vậy, mục tiêu CSTT đặt ra
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Font: Italic
trong 2 năm 2005, 2006 là “ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, nhưng không làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế”[3]. Trong năm 2007, NHNN định hướng “điều hành CSTT linh hoạt đảm bảo ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế”[12].
Điều hành công cụ CSTT
+ Đối với các công cụ lãi suất điều hành: Trong năm 2005, NHNN đã có 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất tái chiết khấu (từ 3% lên 4,5%) và lãi suất tái cấp vốn (từ 4% lên 6,5%). Lãi suất cơ bản cũng được điều chỉnh tăng 2 lần vào tháng 2 (từ 7,5% lên 7,8%) và tháng 12 (từ 7,8% lên 8,25%). Các mức lãi suất này tiếp tục được duy trì trong năm 2006 và năm 2007.
+ Đối với nghiệp vụ thị trường mở: Giai đoạn này NHNN đã sử dụng nghiệp vụ thị trường mở như một công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT. Trong 2 năm 2006, 2007, NHNN đã thực hiện hút ròng trên thị trường mở nhằm hút bớt tiền ra khỏi lưu thông..
+ Đối với công cụ dự trữ bắt buộc, trong năm 2005, 2006, NHNN giữ nguyên mức dữ trữ bắt buộc 5% đối với VNĐ có kỳ hạn dưới 12 tháng, và 2% đối với VNĐ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Chỉ đến tháng 6 năm 2007, NHNN mới tiến hành điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng với mức điều chỉnh khá lớn, tăng lên 10% đối với VNĐ kỳ hạn dưới 12 tháng, và 4% đối với VNĐ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
+ Về tăng trưởng tín dụng: Trong năm 2005, 2006, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại so với năm 2004. Tuy nhiên, đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng đột biến lên tới 53%. Từ tháng 3 năm 2007, NHNN đã phải ban hành chỉ thị yêu cầu các TCTD thực hiện giải pháp kiểm soát tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3%, tăng cường thanh tra giám sát hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. Sự tăng trưởng về tín dụng đã có tác động lớn đối với lượng vốn trong nền kinh tế, thông qua đó tác động đến mức tăng lạm phát.
+ Về chính sách tỷ giá: Trong cả 3 năm, Việt Nam đều thực hiện chính sách ổn định tỷ giá với cam kết biến động tỷ giá ở mức khoảng 1%/năm..
- Thời kỳ từ năm 2008 đến năm 2010
Trong thời kỳ từ 2008 đến 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm từ mức trên 8% của 3 năm trước, xuống chỉ còn trung bình 6,5%/năm, bối cảnh kinh tế có nhiều yếu tố khó khăn cả trong nước và trên thị trường thế giới.
Diễn biến lạm phát trong giai đoạn 2008 – 2010 diễn ra rất phức tạp với nguy cơ lạm phát tăng cao luôn thường trực, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên tới 22,97% vào năm 2008, giảm xuống 6,88% năm 2009, nhưng sau đó đã tăng lên mức 2 con số là 11,75% năm 2010.
Mục tiêu CSTT
Sự suy giảm về kinh tế gắn liền với những rủi ro về lạm phát đã khiến cho việc chọn lựa định hướng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn này trở nên rất khó khăn. Xem xét những định hướng của Chính phủ đối với CSTT trong giai đoạn này cũng có thể thấy sự chuyển hướng khá nhiều với các mục tiêu khác nhau được chuyển đổi liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, Chính phủ chủ trương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm, khi lạm phát và nhập siêu có xu hướng giảm, Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục điều hành CSTT thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành và nới lỏng để tăng trưởng kinh tế. Năm 2009, các giải pháp điều hành CSTT nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Với đà hồi phục kinh tế từ cuối năm 2009, CSTT lại chuyển sang hướng thắt chặt, và lấy trọng tâm là ổn định giá.
Từ tháng 4 đến tháng 10/2010 nhiệm vụ đặt ra đối với điều hành CSTT là giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế. CSTT nới lỏng như vậy tiếp tục thực hiện cho đến quý 3/2010. Sau đó, trước tình hình lạm phát tăng cao từ quý 4, Chính phủ nêu nhiệm vụ trọng tâm của NHNN là điều hành CSTT theo tín hiệu thị trường để tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và tổng