CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CHO GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CHO
3.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa ngày càng mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng luôn chịu tác động và ảnh hưởng của kinh tế giới. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đến nay, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trên đà hồi phục một cách chậm chạp. Mặc dù tình trạng suy thoái kép không xảy ra, nhưng một số cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô quốc gia hay khu vực những năm qua đã khiến cho tình hình kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn và các nhân tố khó lường, thách thức mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng trưởng như trước khủng hoảng còn khá xa.
Báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2015” do Liên Hợp Quốc công bố ngày 10/12/2014 dự đoán kinh tế thế giới năm 2015 và năm 2016 sẽ lần lượt tăng trưởng 3,1% và 3,3%, sau khi tính toán tăng khoảng 2,6% vào năm 2014.
Kinh tế Mỹ
Các dự báo đều phân tích nền kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế phát triển khác và xoay quanh mức 2,5-3,5% trong năm 2015. Kết quả dự báo này từ góc nhìn phân tích thị trường lao động được cải thiện, nhu cầu thị trường nội địa tăng lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình-lĩnh vực chiếm 70% GDP của Mỹ. FED đã chấm dứt các gói kích thích kinh tế QE. Các chuyên gia kinh tế dự đoán FED sẽ tăng lãi suất chính sách vào giữa năm 2015.
Kinh tế Trung Quốc
Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được xem là lực thúc đẩy quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, dự báo tốc độ tăng
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
trưởng kinh tế của Trung Quốc hai năm tới 2015-2016 sẽ là 7% và 6,8%. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và dự báo đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1990 đến nay. Tăng trưởng chậm lại phù hợp với chiến lược của Chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh đang tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ đầu tư sang lấy tiêu dùng làm chủ đạo. Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế này là phù hợp với xu hướng phát triển chung trên thế giới.
Kinh tế Ấn Độ
Trong nền kinh tế Châu Á, Ấn Độ là một trong số ít nước được nâng dự báo tăng trưởng. Năm 2015 và trong thời gian tới, Ấn Độ và Indonesia có hy vọng gặt hái được một số lợi ích từ biện pháp cải cách tài chính, tiền tệ và cấu trúc mạnh mẽ được thực thi trong mấy năm gần đây cũng như lòng tin của nhà đầu tư đối với chính phủ mới. Dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ năm 2015 là 6,6%. Các biện pháp cải cách kinh tế mạnh mẽ của Ấn Độ có khả năng đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới.
Kinh tế Nhật Bản
Một nền kinh tế quan trọng trong khu vực Châu Á là Nhật Bản. Nền kinh tế nước này đã trải qua cuộc suy thoái lần thứ 4 trong vòng 6 năm qua, theo đó, nhiều chính sách kích thích kinh tế đã được thực hiện. Chính sách nới lỏng của NHTW Nhật (BOJ) và gói kích thích khổng lồ của Chính phủ, cùng với giá năng lượng thấp là những yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế nước này. Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn rất khó khăn và vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế. Dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1%.
Như vậy, khu vực kinh tế Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng toàn diện của cục diện kinh tế thế giới. Khu vực này được dự đoán tăng trưởng chỉ nhích hơn một chút so với năm 2014, từ 6% lên 6,2% trong năm 2015.
Khu vực đồng Euro (Eurozone)
Khu vực đồng Euro không thật lạc quan, nhiều nước vẫn đang bên bờ suy thoái kinh tế. Dự báo tăng trưởng cả khu vực này trong năm 2015 đạt 0,8%. Mặc dù các cuộc khủng hoảng của khu vực này đã được Ngân hàng Trung Ương Châu
Âu kiểm soát tốt, nền kinh tế các nước cũng đã có biến chuyển nhưng còn chậm.
Các nền kinh tế lớn như Pháp, Ý, Đức lại đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Pháp đã đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào nước Anh kể từ đầu năm 2015. Với sự tăng trưởng chậm 0,4% vào năm 2014, sang năm 2015, Pháp vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với khó khăn kinh tế do những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng trong khu vực Eurozone. Cũng gặp những khó khăn tương tự, kinh tế Ý tăng trưởng 0,3% trong năm 2014 và dự đoán tăng trưởng khoảng 0,5% trong năm 2015. Đối với nước Đức, ngoài những khó khăn từ nguyên nhân khách quan cũng có những khó khăn từ nội tại nền kinh tế, gánh nặng từ chính sách phúc lợi và tác động của chính sách chuyển đổi năng lượng từ năm 2011 sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của nước này. Dự báo tăng trưởng kinh tế Đức chỉ đạt 1% trong năm 2015.
Các nền kinh tế mới nổi khác
Mặc dù hầu hết các nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ đạt được mức tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2015 nhờ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng, và triển vọng tăng trưởng từ một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh... Các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Mỹ Latin, Trung Đông, Bắc Phi, khu vực tiểu sa mạc Sahara sẽ có sự tăng tốc mạnh nhất trong nhóm này.
Tuy nhiên, giá hàng hóa cơ bản được dự đoán tiếp tục giảm, như giá dầu và một số nguyên liệu khác cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế một số nước, gây ra sự chuyển dịch thu nhập của các nước xuất khẩu các nguồn nguyên liệu và năng lượng này sang các nước nhập khẩu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự tăng trưởng trái chiều của các nền kinh tế mới nổi này. Đối với các nước phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu và năng lượng, đây thực sự là một thách thức lớn.
Một số xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới
Trong giai đoạn tới, nền kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục phát triển theo một số xu hướng chính như sau:
Hòa bình, hợp tác cùng phát triển:
An ninh chính trị ở một số nơi trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khả Formatted: Line spacing: 1.5 lines
năng xảy ra chiến tranh xung đột cục bộ, nhất là giữa nước lớn với nước nhỏ có chiều hướng gia tăng kéo theo xung đột chính trị - kinh tế, trừng phạt, cấm vận lan rộng. Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Các quốc gia, các khu vực trên thế giới vẫn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế thông qua một loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Đẩy mạnh các hình thức đàm phán liên kết cũng cho thấy rõ nét xu hướng tự do hóa thương mại trên thế giới. Các vấn đề toàn cầu trở nên phức tạp hơn. Liên kết kinh tế và đẩy mạnh tự do hóa mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với nền kinh tế các nước, đặc biệt là các nước kém phát triển.
Kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng nhưng còn chậm, không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cạnh tranh lợi ích kinh tế - chính trị giữa các nước ngày càng gay gắt, bảo hộ ngày càng quyết liệt.
Báo cáo của Tổ chức Cảnh báo Thương mại toàn cầu lần thứ 12 công bố vào tháng 6/2013 cho biết, từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013 đã có 431 biện pháp bảo hộ mới đã được áp dụng và 183 biện pháp khác sắp được triển khai, đưa tổng số các biện pháp bảo hộ mới được áp dụng trên toàn cầu lên mức kỷ lục kể từ năm 2008.
Trong số này, các biện pháp do các nước thuộc nhóm G20 áp dụng chiếm đến 65%.
Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu nội địa
Nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu nội địa vẫn là xu hướng chính của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn tới. Các nước trên thế giới tiếp tục áp dụng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua hạ lãi suất và tăng cung tiền, đồng thời áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế. Các biện pháp này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với sự phát triển kinh tế thế giới. Vì vậy, trong bối cảnh này, các nước cũng đã triển khai các biện pháp ổn định tài chính-tiền tệ, cũng như chú trọng hơn đến thúc đẩy tiêu dùng nội địa trong tình hình thương mại toàn cầu đang gặp khó khăn (như khu vực Đông Á).
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm phát triển kinh tế trên thế giới cùng sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Đông Á tiếp tục là khu vực phát triển năng động
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Condensed by 0.3 pt
trong những năm gần đây.
Khoa học, công nghệ phát triển nhanh, vượt bậc tiếp tục là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thế giới. Xu hướng ứng dụng công nghệ cao đang phát triển mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực trên thế giới.
Xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng
Xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng thế giới trong những năm đầu thế kỷ 20 có thể tổng kết thành 4 xu hướng chủ đạo là:
- Phát triển hoạt động NHTM cung cấp các dịch vụ truyền thống. Việc phát triển cung cấp các dịch vụ truyền thống theo hướng xác định rõ định hướng phát triển đối với từng nhóm dịch vụ ngân hàng, trong đó tính liên kết giữa dịch vụ, kể cả giữa các dịch vụ ngân hàng và giữa dịch vụ ngân hàng với dịch vụ tài chính phi ngân hàng rất được chú trọng, nhằm tối ưu hóa năng lực cung ứng dịch vụ của các ngân hàng và tạo ra chuỗi dịch vụ tài chính hoàn chỉnh cho nền kinh tế.
- Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư bao gồm các dịch vụ từ chứng khoán hóa tài sản, thực hiện các thương vụ mua lại, sáp nhập và cơ cấu lại công ty thông qua việc bao tiêu, bảo lãnh phát hành, sắp xếp CPH các công ty, chứng khoán hóa các khoản nợ.
- Phát triển mô hình ngân hàng đa năng. Ưu điểm lớn nhất của mô hình ngân hàng đầu tư là “khả năng bù trừ rủi ro” và “mở rộng cơ hội kinh doanh.” Một ngân hàng đầu tư có thể phân bổ chi phí vào nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nhờ vào việc cung cấp một tập hợp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Việc đa dạng hoá các hoạt động tới lượt nó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng lớn thường có xu hướng hoạt động như những ngân hàng đa năng, trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào việc phát triển thành những NHTM chuyên biệt hoặc ngân hàng đầu tư.
- Phát triển hoạt động ngân hàng xuyên biên giới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc bùng nổ hoạt động ngân hàng cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này đã làm dấy lên nhu cầu tất yếu của việc phát triển hoạt động ngân hàng xuyên biên giới thông qua các hình thức như hợp tác, mua lại, sáp nhập và hiện diện thương mại.
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Condensed by 0.3 pt
Trước đây, các ngân hàng hoạt động theo mô hình toàn cầu, cố gắng đa dạng hóa sản phẩm cho tất cả các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình ngân hàng hiện nay được phân loại thành 4 loại chính: các ngân hàng địa phương, các ngân hàng toàn cầu chuyên về một hoặc hai dịch vụ, các ngân hàng trong bóng tối và các ngân hàng toàn cầu cung cấp một loạt các dịch vụ bán lẻ và bán buôn[23].
Trong đó, hiện nay, có tới 30% hoạt động ngân hàng toàn cầu được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng trong bóng tối.
Ứng dụng công nghệ cao và phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiếp tục là các xu hướng phát triển chính của ngành tài chính-ngân hàng trên thế giới.
Ứng dụng công nghệ cao
Thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với hoạt động thương mại điện tử vẫn là xu hướng chủ đạo của hoạt động ngân hàng trên thế giới. Trong đó, ứng dụng công nghệ cao là động lực chính thúc đẩy quá trình này.
Trong các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mobile banking đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất. Theo một báo cáo mới của Juniper Research về dịch vụ ngân hàng trên di động, số lượng người dùng Mobile Banking toàn cầu sẽ vượt mốc 1 tỷ vào năm 2017, chiếm 15% tổng số thuê bao di động; năm 2019 sẽ có 1.75 tỉ người sở sử dụng thiết bị di động của mình cho các giao dịch ngân hàng, so với 800 triệu người hiện nay, chiếm 32% tổng dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành. Còn theo khảo sát của Edgar Dunn, công ty tư vấn về dịch vụ tài chính toàn cầu thì trong vòng 5 năm tới điện thoại di động được đánh giá là kênh thanh toán phát triển nhất tại các quốc gia. Đây là xu thế tất yếu đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Theo đó, chú trọng đến giá trị trải nghiệm và gia tăng tiện ích cho khách hàng là những đòi hỏi mạnh mẽ nhất.
Với vai trò quan trọng như vậy, công nghệ thông tin cũng có tác động nhất định đến lợi nhuận ròng của ngân hàng. Xét về mặt cơ hội, công nghệ thông tin giúp tăng 43-48% lãi ròng của ngân hàng nhưng cũng có thể kéo giảm 29-36% lợi nhuận khi xét ở khía cạnh thách thức.
Hiện các kênh phân phối truyền thống của ngân hàng là chi nhánh/phòng
giao dịch, ATM/POS, phone banking, home banking và call center. Tuy nhiên, dưới tác động của công nghệ thông tin, kênh phân phối của ngân hàng sẽ chuyển dịch, phát triển mạnh trong tương lai là internet banking, mobile banking, tablet banking và social network/media.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng bán lẻ đang trở thành xu thế tiềm năng và tất yếu với việc tăng sử dụng công nghệ là di động và mạng xã hội. Các ngân hàng thế giới chịu tác động bởi 8 yếu tố chính bao gồm (1) Rủi ro, tính bất ổn tăng lên do áp lực tài khóa, bất ổn địa chính trị, (2) Môi trường pháp lý thay đổi theo hướng chặt chẽ, thận trọng hơn, (3) Công nghệ thay đổi nhanh chóng, (4) Thay đổi dân số học, (5) Thay đổi về xã hội và hành vi khách hàng, (6) Cạnh tranh ngày càng gay gắt với cả những đối thủ không phải là ngân hàng, (7) Hội nhập và liên kết, đặc biệt năm 2015-2016 sẽ càng sôi động, (8) Thị trường tài chính ngày càng phức tạp và tinh vi [24]
Xu thế trên thế giới, doanh số bán lẻ online tại Châu Á tăng trưởng từ 41 tỷ USD vào năm 2007 lên 149 tỷ USD vào năm 2012, trong đó doanh số bán lẻ online trên tổng doanh số bán hàng là 3.5%[24]
Tóm lại, trước những xu hướng phát triển đó, đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ bao gồm cải cách toàn diện khuôn khổ thể chế, tăng cường năng lực điều hành chính sách và giám sát hệ thống ngân hàng của NHTW, tăng cường năng lực hoạt động, năng lực tài chính và quản trị rủi ro của các NHTM, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng. Nhưng sự phát triển của các nhân tố trên chưa theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt là sự phát triển nóng của các công cụ, sản phẩm phái sinh mới đã vượt qua những tính toán thông thường và tiềm ẩn rủi ro đổ vỡ khi không được quản lý chặt chẽ.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
3.1.2.1.Tác động của việc gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới hệ thống ngân hàng Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế với từng tiến trình cụ thể đã đóng góp nhiều to lớn
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control