CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CHO GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CHO
3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH
3.2.1. Quan điểm
Trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới và kinh nghiệm các nước triển khai thành công cơ chế điều hành CSTT theo khuôn khổ
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next, Don't keep lines together Formatted: Condensed by 0.3 pt
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep with next
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
CSLPMT ở Việt Nam, có thể nhận thấy, CSLPMT đã trở thành sự lựa chọn của nhiều nước trên thế giới và ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn trong bối cảnh giao thương kinh tế quốc tế. Theo báo cáo của IMF năm 2006 cho thấy số lượng áp dụng CSLPMT ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể tăng gấp 4 lần trong thập kỷ tới. Như vậy có thể thấy rằng điều hành CSTT theo LPMT đã trở thành một xu thế, là một khuôn khổ điều hành cần thiết nghiên cứu, áp dụng đối với các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt nam.
Quan điểm điều hành của Đảng và Chính phủ trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới trong việc nhìn nhận mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát – chúng ta không thể tăng trưởng bằng mọi giá, chống lạm phát đòi hỏi phải có sự đánh đổi. Nghị quyết 11 của Chính phủ đã khẳng định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên hàng đầu năm 2011, 2012. Chính quan điểm đổi mới này đã tạo tiền đề cần thiết, không thể thiếu, để ủng hộ việc áp dụng chính sách tiền tệ CSLPMT trong tương lai của Ngân hàng Nhà nước.
CSLPMT là một lựa chọn phù hợp với Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt nam trong giai đoạn phát triển tới. Theo đó NHNN sẽ được cải cách toàn diện đảm bảo thực hiện tốt các chức năng quản lý theo pháp luật quy định trong đó trọng tâm là ổn định giá trị đồng tiền.
Chương trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là đầu tư công, thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước – mà Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (2011) đã xác định là nhiệm vụ trọng tâm của 5 năm tới đang được triển khai quyết liệt. Trên cơ sở đó, ngành ngân hàng cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 hướng tới mục tiêu là đến năm 2020 sẽ xây dựng được một hệ thống tài chính hiệu quả, toàn diện, thống nhất, minh bạch và ổn định. Chương trình này được kỳ vọng sẽ mở ra một trang mới cho sự phát triển của hệ thống tài chính.
Chính sách tiền tệ đa mục tiêu và sự gắn kết thiếu chặt chẽ giữa mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng đã ảnh hưởng đến công tác điều hành của NHNN, đặc biệt là việc kiểm soát lạm phát trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2. Định hướng
Định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục là nòng cốt của hệ thống tài chính quốc gia. Do đó, để có thể nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phát triển hiệu quả và bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 có một hệ thống ngân hàng tương xứng với một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tiếp tục củng cố và phát huy 3 vai trò chính yếu của hệ thống ngân hàng bao gồm kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống tiền tệ; huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế; thực hiện vai trò trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng tiện ích.
Phát huy vai trò của CSTT trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, đưa thị trường tiền tệ vào vận hành đúng kỷ cương theo đúng thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần từng bước đổi mới khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn thị trường tiền tệ và hệ thống TCTD của Việt Nam. Trong đó, mục tiêu cuối cùng là kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng hàng năm ở mức phù hợp với mục tiêu trong trung hạn, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế triển khai theo hướng không làm ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Quá trình chuyển đổi sang thực hiện chính sách tiền tệCSLPMT sẽ phải được tiến hành từng bước tuần tự, chuẩn bị được các yếu tố nền tảng, đồng thời đảm bảo mục tiêu của CSTT trong từng năm. Trong đó, có thể phân chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2014-2015, tiếp tục kết hợp kiểm soát điều hành khối lượng tiền và lãi suất; các chỉ tiêu tiền tệ như tăng trưởng M2, tăng trưởng tín dụng tiếp tục được xây dựng mang tính chỉ tiêu định hướng thị trường để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch trong điều hành CSTT; Hướng đến kiểm soát lãi suất, trọng tâm là lãi suất liên ngân hàng nhằm điều tiết lãi suất huy động và cho vay cụ thể.
- Trong giai đoạn 2016-2020, khuôn khổ chính sách tiền tệ chuyển hướng chủ yếu điều hành theo lãi suất, giảm điều hành theo khối lượng so với giai đoạn
Formatted: Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control
2014-2015 để tiến tới kiểm soát hoàn toàn theo giá sau năm 2020, thực hiện điều hành CSTT theo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Đồng thời, cũng cần xây dựng mô hình đánh giá cơ chế truyền tải CSTT đến các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và cuối cùng, xác định độ trễ chính sách để xác định khuôn khổ CSTT và hệ thống mục tiêu phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT, điều tiết chủ yếu qua kênh nghiệp vụ thị trường mở và kênh lãi suất, xem xét bỏ cơ chế trần lãi suất huy động và cho vay bằng VND vào thời điểm thích hợp để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn là những bước quan trọng để phấn đấu đến giai đoạn 2016 – 2020, các công cụ CSTT chủ yếu là công cụ gián tiếp.
Bên cạnh đó, cần thiết phải xây dựng cơ chế kiểm soát dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế, đặc biệt là dòng tiền luân chuyển trong khu vực chính phủ, thị trường chứng khoán trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình thực thi chính sách tài khóa; đồng thời, xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa chính sách tiền tệ với các chính sách vĩ mô khác như chính sách thương mại, giá cả và chính sách đầu tư để hỗ trợ cho việc kiểm soát lạm phát, ổn định ngày càng vững chắc giá trị đồng tiền Việt Nam. Công tác phân tích, dự báo cần được nâng cao một bước, áp dụng các phương pháp phân tích định lượng để phân tích và dự báo lạm phát, các chỉ tiêu tiền tệ và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, xây dựng phương pháp xác định và dự báo lạm phát cơ bản.
Từ thực tiễn điều hành CSTT trong gần 30 năm qua, cho thấy hiệu quả thực thi CSTT không chỉ phụ thuộc vào việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ chính sách mà phụ thuộc nhiều vào cách thức điều hành và “ nghệ thuật điều hành”. Với khả năng truyền dẫn tác động đến tổng cầu, việc nới lỏng hay thắt chặt CSTT qua việc tăng cung tiền/giảm lãi suất hay ngược lại nếu đúng liều lượng và thời điểm sẽ tạo sức hấp dẫn cho đầu tư phát triển, kiểm soát lạm phát và ngược lại, không đúng liều lượng và thời điểm sẽ gây ra những bất lợi cho nền kinh tế. Bài học của chúng ta về việc thắt chặt quá nhanh trong hạn chế cung tiền đã gây ra những cú sốc bất lợi cho ổn định thị trường tiền tệ những năm 2008-2009, sự nới lỏng cung tiền, qua tăng
trưởng tín dụng quá nóng, cung tiền mua ngoại tệ 2006-2007 không đi cùng những biện pháp hút tiền về đã gây ra lạm phát trong một số năm qua; và sự thành công trong kiềm chế lạm phát, thiết lập lại sự ổn định thị trường tiền tệ, tạo đà phục hồi tăng trưởng kinh tế từ năm 2011 đến nay đã khẳng định hiệu quả điều hành CSTT gắn với nghệ thuật điều hành trong xác định thời điểm, liều lượng tăng giảm cung tiền, lãi suất, tỷ giá hợp lý và sự phối hợp một cách linh hoạt các công cụ CSTT.
Điều này cũng cho thấy, trong nền kinh tế thị trường vai trò của CSTT ngày càng trở nên quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.