Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn nuôi tại trại lợn tân thái đồng hỷ thái nguyên (Trang 34 - 39)

Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.2.1. Cơ sở khoa học

2.2.1.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn

* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn

Về mặt sinh học: Sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp Protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng, sự tăng thêm về số lượng, khối lượng và các chiều. Từ đó dẫn tới khối lượng cơ thể lớn lên. Sự lớn lên đó là do tích luỹ các chất hữu cơ qua quá trình không thể không đề cập đến quá trình phát triển. Sự phát dục của gia súc trao đổi chất, tuy nhiên, quá trình lớn lên này tuỳ theo từng phẩm giống hay tính duy truyền quyết định.

Khi nghiên cứu về sinh trưởng ta không thể không đề cập đến quá trình phát triển. Sự phát dục của gia súc là quá trình tăng thêm, hoàn chỉnh thêm về chức năng của từng cơ quan, bộ phận để cơ thể có thể phát triển sinh trưởng và phát dục, là 2 mặt của quá trình phát triển của cơ thể. Hai mặt này không có ranh giới, có phát dục đồng thời có sinh trưởng và ngược lại (Lê Huy Liễu, 2002 [8]).

Lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất thịt cao và phẩm chất thịt tốt. Ta thấy nếu lấy khối lượng lúc mới sinh là 1 kg thì lúc 7 - 8 tháng tuổi lượn đã có thể đạt 100 kg, tức là tăng trọng lên 100 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng thay đổi theo tổng giai đoạn. Sau cai sữa trung bình tăng 400g/ngày, tiếp theo là 500g/ngày. Từ lúc đẻ đến 10 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần khối lượng lúc sơ sinh, 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 7 - 8 lần, sau 60 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 12 - 14 lần so với khối lượng lúc sơ sinh. Do lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 20 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14g Protein/1 kg khối lượng cơ thể.

Trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 - 0,4g Protein/1 kg khối lượng cơ thể.(Trích theo Bài giảng Chăn nuôi Lợn - Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng (2002) [5]).

Qua những kết quả nghiên cứu trên, lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, cường độ trao đổi chất diễn ra mạnh. Để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn.

Ngoài việc tìm hiểu, nắm vững về đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn

thì vấn đề cần quan tâm nhất là cần phải nắm vững đặc điểm sinh lý, tiêu hóa của lợn, đồng thời tác động kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phương pháp chế biến thức ăn phù hợp.

* Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa

Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn một cách toàn diện về mặt vật lý và hóa học để làm cho thức ăn từ dạng các hợp chất hóa học phức tạp chuyển thành dạng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu và sử dụng được. Quá trình tiêu hóa ở vật nuôi diễn ra dưới ba tác động: cơ học, hóa học, vi sinh vật học.

Lợn là loài gia súc ăn tạp, chịu đựng kham khổ cao, bởi lợn là động vật có dạ dày trung gian nên có thể lợi dụng được tất cả các loại thức ăn, từ thức ăn thô xanh đến các loại ngũ cốc, hạt hóa thảo, thức ăn có nguồn gốc động vật… Do vậy nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú.

Theo Kvashixki (1951) [18], cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn các cơ quan khác, khi còn trong bào thai, bộ máy tiêu hóa đã phát triển đầy đủ song dung tích còn bé. Bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Ở miệng lợn mới sinh những ngày đầu hoạt tính Amylaza trong nước bọt cao. Nước bọt ở tuyến tai chứa 0,6 - 2,21% vật chất khô, khả năng tiêu hóa 16 - 500 đơn vị Vongenut, pH = 7,6 - 8,1. Ở miệng men Amylaza chủ yếu tiêu hóa thức ăn bột đường còn lại, thức ăn xuống dạ dày tiêu hóa tiếp.

Dạ dày tiết ra các dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày, cơ trơn co bóp nhào trộn thức ăn, cùng với đó các men tiêu hóa được thêm vào thức ăn. Men Tripsinogen nhờ tác dụng của HCl chuyển thành Triprin có tác dụng thủy phân Protit, Peptit. Dịch vị tiêu hóa trong dạ dày lợn là khác nhau: ở lợn con bú sữa dịch vị tiết ra ban ngày là 31%, ban đêm là 69%, trong khi đó ở lợn trưởng thành lượng dịch vị ban ngày tới 62%, ban đêm chỉ 38%.

Theo Nguyễn Thiện và cs, 1998 [14], thì hàm lượng HCl của lợn con là 0,05 - 0,15%, ở lợn 90 ngày tuổi là 0,2 - 0,25%, lợn trưởng thành 0,35 - 0,40%. Số lượng và chất lượng thức ăn tốt sẽ làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra nhiều, tỷ lệ tiêu hóa cao. Ban đêm tỷ lệ tiêu hóa cao hơn ban ngày, ban ngày dịch vị lại tiết ra nhiều hơn. Thêm 3g Pepsin và 500ml/HCl 0,4%

vào thức ăn cho lợn 3 - 4 tháng tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị, tăng khả năng tiêu hóa, (Trương Lăng, 2003 [7]).

Ruột non của lợn dài từ 14 - 18m, tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Lợn có khối lượng 100kg tiết ra 8 lít dịch tụy/1 ngày đêm, sự phân tiết này còn phụ thuộc vào các loại thức ăn, phương pháp chế biến và kỹ thuật cho ăn.

Lợn con 20 - 30 ngày tuổi lượng dịch vị phân tiết trong 1 ngày đêm là 150ml và sự phân tiết tăng theo lứa tuổi: 3 tháng tuổi là 3,5 lít và từ 7 tháng tuổi trở lên là 7 - 10 lít/ ngày đêm, sự biến đổi khả năng phân tiết dịch tụy trái với sự biến đổi dịch vị. Trong thời kỳ thiếu HCl hoạt tính của dịch tụy rất cao để bù lại khả năng tiêu hóa kém của dạ dày (Kvashixki, 1951 [18]).

Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già, ruột già dài khoảng 4 - 5m bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng, ruột già ở lợn so sinh dung tích 40 - 50ml, 20 ngày tuổi đạt 100ml, tháng tuổi thứ 3 đạt 2,1 lít, ở ruột già không tiết ra men tiêu hóa mà chỉ tiết ra dịch nhầy. Nhưng ở ruột già quá trình tiêu hóa vẫn diễn ra, nhờ men theo thức ăn từ ruột non xuống. Tiêu hóa ở ruột già chủ yếu là tiêu hóa các chất sơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải, hấp thu lại nước và muối khoáng; tạo ra sản phẩm chính là axit lactic có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối và các vi sinh vật có hại khác. Hoạt động của vi sinh vật gây thối sẽ phân hủy các Protein tạo ra các sản phẩm có tính độc Indol, Scatol, Cretol, chúng được ngấm vào máu và giải độc ở gan. Nếu các chất này quá nhiều sẽ gây ngộ độc cho gan và thải ra ngoài qua đường hậu môn gây mùi thối và khó chịu. Phần cặn bã đi vào kết tràng tạo thanh khuôn phân và được thải ra ngoài qua trực tràng.

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn và nguyên nhân gây ra hội chứng - Hội chứng tiêu chảy

Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của đường tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nguyên nhân triệu chứng đặc điểm và tính chất của hội chứng được gọi với nhiều tên khác nhau.

+ Tên chung nhất: Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia).

+ Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng

Hoặc tiêu chảy là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm như: Phó thương hàn, E. coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, Rotavirus.

Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn, hội chứng tiêu chảy xuất hiện ở giai đoạn chính (chia theo lứa tuổi): giai đoạn lợn 30 - 90 ngày tuổi.

- Các nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy

Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy được đánh giá cao, làm cơ sở cho việc chữa trị. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hội chứng có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc xác định nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở từng nơi và trong từng giai đoạn có khác nhau.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở lợn thịt như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, độc tố thức ăn và các yếu tố khác đều dẫn đến tiêu chảy.

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [4], chia nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy như sau:

+ Ảnh hưởng của môi trường quản lý chăm sóc:

- Thời tiết không thuận lợi thay đổi thất thường.

- Thiết kế chuồng trại không hợp vệ sinh, không bảo đảm thóang mát về mùa hè ấm áp về mùa đông.

- Chăm sóc nuôi dưỡng kém.

+ Do virus:

- Bệnh dịch tả xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta năm 1949 - 1950 xảy ra ở Việt Bắc rồi lây sang các tỉnh khác trong cả nước và tồn tại cho đến ngày nay.

- Virus gây ỉa chảy truyền nhiễm trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe hoặc truyền nhiễm gián tiếp qua nước tiểu, nước mắt, mũi, rơm rác và dụng cụ chăn nuôi.

- Adenovius: gây ra viêm ruột ỉa chảy.

- Coronavs: gây dịch tả lợn.

+ Do vi khuẩn:

- Vi khuẩn gây tiêu chảy cho cơ thể qua niêm mạc mũi, miệng, đường tiêu hóa gây nên các bệnh đều dẫn đến tiêu chảy.

- E. coli: gây nên các bệnh tiêu chảy thường gặp, người ta đã chứng minh được vai trò của E. coli trong từng lứa tuổi, vai trò gây bệnh của E. coli gồm các Sezotype O8; O139; O141; O145; O147; O149

- Clotridium perfringens type A và type C gây nên bệnh viêm ruột.

- Erysipelo thiritx: gây bệnh đóng dấu lợn.

- Trepenoma: gây bệnh hồng lị.

- Cầu trực khuẩn Amip: gây các bệnh ỉa chảy kiết lị.

- Salmonella cholerasuis và Salmonella typhymurium là 2 tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn thịt.

+ Do ký sinh trùng:

- Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu hóa nói riêng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn cũng như các gia súc khác. Ký sinh trùng gây ỉa chảy tồn tại trong phân, nước tiểu, thức ăn khi vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi chúng trưởng thành phát triển thành ký sinh trùng gây bệnh. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết ra các độc tố (Nội - Ngoại độc tố). Ngoài ra, trong quá trình di hành, sinh trưởng và phát triển chúng gây tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm ruột ỉa chảy. Các loại ký sinh trùng gây bệnh ở lợn.

- Eimeria: gây bệnh cầu trùng.

- Arearis: giun đũa.

- Fasciotopis busky: sán lá.

+ Do thức ăn:

- Thức ăn kém chất lượng thừa một số chất nào đó hoặc thiếu một số chất nào đó thường gây nên ỉa chảy cho lợn.

- Thức ăn ôi thiu, bị chua mốc, thức ăn quá nhiều đạm quá nhiều chất béo lợn ăn phải gây nên tiêu chảy.

- Lợn uống nước bẩn cũng gây nên tiêu chảy.

+ Chất độc tố:

- Các chất độc Nitri do rau xanh bón quá nhiều đạm vô cơ, ngộ độc muối, ngộ độc thuốc trừ sâu, các chất hóa học khác, ngộ độc do nấm, ngộ độc aflatoxin.

- Thiếu vitamin nhóm B: B1, B2, B12 dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Như vậy có hàng trăm nghìn nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiêu chảy mà chúng ta phải xem xét, chẩn đoán chính xác để đề phòng và điều trị đúng thuốc đúng bệnh.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn nuôi tại trại lợn tân thái đồng hỷ thái nguyên (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)