Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng của tỏi
* Giới thiệu sơ lược về tỏi
Tỏi có tên khoa học là Allium Sativum, thuộc họ hành Liliaceae. Tỏi có nguồn gốc ở Miền Trung châu Á và được gây trồng ở nhiều nước ôn đới trên
thế giới. Ở nước ta cây tỏi được trồng từ rất lâu và đã thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, có những vùng trồng tỏi nổi tiếng như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quãng Ngãi, Ninh Thuận.
Tỏi là cây thảo nhỏ, cao từ 25 – 50cm, thân thực hình trụ phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá cứng, thẳng, mép hơi ráp, có rãnh dọc rộng. Ở mỗi nách lá phía gốc có chồi nhỏ sau này phát triển thành một nhánh (tép) tỏi. Các nhánh tỏi nằm chung với nhau trong một cái bao(do bẹ lá tạo ra) tạo thành một củ. Tỏi là cây ưa mát, chịu lạnh. Nếu nhiệt độ cao cây sẽ không phát triển được và năng suất thấp.
* Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần hóa học chính của tỏi là Allicin và tinh dầu. Trong tinh dầu chứa hợp chất sulful (Đỗ Huy Bích và Cs, 2006)[1]. Allicin tinh khiết là một chất dầu không màu, hòa tan trong cồn, vào nước thì không ổn định và dễ bị thủy phân. Allicin dễ mất tác dụng do nhiệt hoặc môi trường kiềm, ít bị ảnh hưởng bởi axit nhẹ.
* Tác dụng của tỏi
Allicin được tạo ra khi chất Allicin tiếp xúc với enzym alliinase lúc tỏi được băm nhỏ, và Allicin được xem như là một loại kháng sinh thiên nhiên
- Tác dụng kháng khuẩn
Có thể có những khác biệt đáng kể về hoạt lực kháng khuẩn giữa nhiều loại tỏi khác nhau, nhất là giữa các chế phẩm tỏi mà Allicin đã chuyển hóa thành diallyl sulfide (dầu cất hơi nước). Allicin trong tỏi có tác dụng giảm bệnh tích trên phổi của heo khi gây nhiễm.
Tính chất kháng khuẩn rất cao của tỏi thể hiện ở ruột, nhất là đối với quần thể gây bệnh đường ruột. Các vi sinh vật gây bệnh đường ruột giảm nhiều, còn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột được cải thiện hơn . Điều này giải thích tác dụng của tỏi chống lại các sinh vật gây bệnh như dịch tả, phó
thương hàn, bệnh lỵ, nó vừa có tác dụng sát trùng đồng thời ức chế lên men, làm giảm hoặc ngăn chặn sự tự gây độc ở dạ dày và ruột . Nói chung tác dụng kháng khuẩn của tỏi biểu hiện ở việc tăng sức đề kháng và khối lượng cơ thể (Lowson và cs, 1993 )[20].
- Tác dụng chống nấm
Người ta cho rằng tỏi có hoạt tính chống nấm, diệt nấm. Các thuộc tính này của tỏi đã được dân gian và y học sử dụng từ lâu để chữa các bệnh nhiễm nhiễm nấm.
- Tác dụng diệt vi rút
Trong thú y, chất chiết của tỏi được cho rằng có hoạt tính chống vi rút gây bệnh lở mồn long móng, việc này đã được công nhận là một phát minh (Lowson và Wang, 1993 [20]). Ngoài ra trong thú y người ta cũng sử dụng tỏi để trị các loại ký sinh trùngc.
- Tác dụng tăng miễn dịch
Ngày nay, có nhiều bằng chứng cho thấy tỏi có thể có những tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch. Những công trình nghiên cứu khởi đầu trên người khi dùng chế phẩm bột tỏi đã cho thấy tác dụng tốt lên các phản ứng miễn dịch và sự thực bào (Lowson và cs, 2001)[21].
- Tác dụng trị rối loạn tiêu hóa
Tỏi thuộc nhóm chất kích thích thiết HCL mạnh nhất trong trường hợp giảm axit (Lowson , 1993)[20]. Tỏi ép có tác dụng kích thích vận động của các nhung mao ruột. Sự tiết dịch mật cũng được tăng cường và các thành phần của dầu tỏi được được thải từ gan cũng tăng lên trong mật. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống co thắt cơ trơn của ruột.
- Tác dụng trị rối các bệnh về hô hấp
Thời xưa, chế phẩm tỏi cũng được sử dụng để chữa các bệnh hô hấp như viêm phổi và hen suyễn, chỉ định này từ lâu đã được bác bỏ. Tuy nhiên,
những ghi nhận gần đây cho thấy tác dụng của tỏi khi bị rối loạn hô hấp (Wheeler và cs, 1999)[23]. Việc điều trị các chứng dị ứng và viêm đường hô hấp bằng chiết xuất từ tỏi trong nghiên cứu của (Wheeler và cs, 1999) [23].