Ngành công nghiệp và dịch vụ

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 26 - 33)

Chương 1. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG (2000-2005)

1.2. Quá trình Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo phát triển kinh tế (2000-2005)

1.2.2. Ngành công nghiệp và dịch vụ

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy, đảm bảo biên chế, tăng cường cán bộ nhất là Phòng Công thương (nay là Phòng Cơ sở hạ tầng) của huyện. Nâng cao năng lực, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, đầu tƣ phát triển. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan pháp luật đối với các ngành đối với các cơ sở sản xuất để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật nhưng đồng thời cũng không gây cản trở quá trình sản xuất. Tăng cường quản lý thị trường, quản lý chất lượng hàng hóa… để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Nhanh chóng rà soát, đánh giá nguồn lao động hiện có trên địa bàn huyện để có các kế hoạch, biện pháp nhằm điều chỉnh, bố trí sử dụng nguồn lao động cho hợp lý. Hạn chế trường hợp người lao động được đào tạo sau khi hoàn thành khóa đào tạo lại phải làm trái ngành, trái nghề gây lãng phí.

Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa đào tạo lao động ngay tại cơ sở vừa giải quyết đƣợc khó khăn trong huyện về quy mô đào tạo nghề đồng thời các doanh nghiệp có thể đánh giá được năng lực làm việc của người lao động. Đối với một số ngành công nghiệp như cơ khí, chế biến hàng xuất khẩu thì ƣu tiên tuyển dụng những lao động đã đƣợc thông qua đào tạo. Các doanh nghiệp, xí nghiệp cũng cần phải có các biện pháp, cơ

21

chế khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động vừa học vừa làm, từng bước nâng cao năng lực làm việc.

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật để tạo dựng nền móng, cơ sở cho các ngành công nghiệp. Căn cứ vào sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương và thực tiễn của địa phương, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực sau: Hạ tầng cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề thủ công nghiệp. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhƣng Đảng bộ Cẩm Giàng đã ƣu tiên dành khoản ngân sách cho việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp với tổng vốn trong 5 năm là 73 tỷ đồng [82, tr. 16].

Trên địa bàn huyện đã triển khai xây dựng các khu công nghiệp tập trung với quy mô khá lớn nhƣ khu công nghiệp Phúc Điền, khu công nghiệp Đại An và cụm công nghiệp Cẩm Điền, làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở Đông Giao. Trong các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên thì duy nhất có làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở Đông Giao cách khá xa trung tâm huyện, giao thông chƣa thật sự thuận lợi, phương tiện đi lại còn gặp một số khó khăn nhất định.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã lên kế hoạch thành lập đƣợc cụm công nghiệp Cẩm Điền. Huyện hỗ trợ các dịch vụ đến cụm công nghiệp như điện, đường giao thông, thông tin liên lạc. Nhờ có những chủ trương hợp lý, phù hợp với thực tiễn mà cụm công nghiệp Cẩm Điền đã đƣợc hình thành. Cụm công nghiệp Cẩm Điền nằm bên QL5 và cách KCN Phúc Điền khoảng gần 2km theo chiều Hải Dương - Hà Nội.

Đến đầu năm 2005, cụm công nghiệp Cẩm Điền về cơ bản đã đi vào hoạt động và thu hút hàng trăm lao động không chỉ ở trong huyện Cẩm Giàng mà có một số lƣợng không nhỏ lao động đến từ huyện Mỹ Hào (tỉnh Hƣng Yên) [55, tr. 21].

Đảng bộ huyện đã đề ra chủ trương và quyết liệt chỉ đạo thực hiện đầu tư, quy hoạch thành khu vực chuyên làm nghề mộc, chạm khắc gỗ. Bên cạnh đó, huyện cũng có những đầu tư, xây đựng đường giao thông nối liền với trục đường QL5 tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm đi các nơi khác. Làng nghề TTCN Đông Giao đƣợc ra đời từ rất sớm từ thế kỷ XVIII, sản phẩm mộc, chạm khắc của làng Đông Giao nổi tiếng xa gần và đã có thương hiệu trên thị trường

22

trong nước. Từ yếu tố này, Đảng bộ huyện đã quan tâm, chú trọng xây dựng sản phẩm của làng nghề Đông Giao trở thành một trong những sản phẩm mũi nhọn của huyện Cẩm Giàng. Để duy trì và ngày càng phát triển làng nghề chạm khắc Đông Giao, Đảng bộ huyện một mặt tiến hành giúp đỡ quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm của làng nghề Đông Giao. Mặt khác, Đảng bộ huyện đã có những biện pháp khuyến khích phát triển nhƣ cho vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện những biện pháp cấp giấy phép kinh doanh với những hộ đăng ký sản xuất đã đạt yêu cầu mà pháp luật đề ra.

Địa bàn huyện có ba công ty chuyên may mặc đó là các công ty: Công ty dệt Hopex, công ty CP Venture International Việt Nam, công ty TNHH dệt may Quang Lan. Ba công ty này vừa tiếp tục củng cố, ổn định thị trường, đồng thời vừa nghiên cứu những mẫu mốt mới, tập trung khai thác tối đa nhu cầu tiêu thụ trong nước, tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài khi có cơ hội. Công ty Venture International Việt Nam là một trong những công ty đã thành công trong việc vừa khai thác được thị trường trong nước đồng thời đã ký kết được các hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài tạo thêm việc làm cho người lao động. Được sự khuyến khích, hỗ trợ của huyện, các công ty này đã đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống: Đây là ngành công nghiệp mới hình thành trên địa bàn huyện do vậy mà chƣa có nhiều cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực này. Một mặt, do kinh tế trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân nhìn chung còn khá thấp do đó mức độ tiêu thụ sản phẩm chƣa cao. Mặt khác, sản xuất loại mặt hàng này cần có nguồn nguyên liệu dồi dào trong khi đó mức sản xuất huyện trong những năm này mới chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mỗi gia đình, số lượng sản phẩm dư ra để mang ra thị trường trao đổi chƣa nhiều do đó mà nguồn nguyên liệu còn eo hẹp. Trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, cả huyện mới chỉ có duy nhất Công ty CP chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương. Như vậy, có thể thấy ngành công nghiệp này mới có trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn nhƣng hứa hẹn sẽ rất có tiềm năng phát triển

23

nhất là ở một huyện nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nền kinh tế nhƣ Cẩm Giàng.

Ngành công nghiệp xây dựng: Ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện có khá nhiều tiềm năng phát triển. Trên cơ sở phân tích tiềm năng của huyện, Đảng bộ đã xây dựng đề án quy hoạch các cơ sở sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng. Trên địa bàn đã thành lập đƣợc một số công ty, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: Công ty TNHH Trường Thành, công ty xây dựng và vận tải Minh Thanh, công ty TNHH xây dựng Tân Trường, công ty TNHH xây dựng Cẩm Hoàng. Mặc dù, nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn nhƣng ngành công nghiệp xây dựng đã biết phát huy những lợi thế mà huyện đang có đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu trong huyện và các khu vực lân cận.

Ngành công nghiệp gia công hàng tiêu dùng và xuất khẩu: Đây là nhóm ngành công nghiệp có vốn đầu tƣ thấp, nhanh thu hồi vốn nên phù hợp với điều kiện sản xuất ở huyện Cẩm Giàng. Trên địa bàn huyện, Công ty giầy Cẩm Bình đƣợc thành lập đã phát huy tối đa công suất của các dây chuyền sản xuất hàng xuất khẩu như dây chuyền giày thể thao, xưởng đế giầy… Bên cạnh đó, cần phải tăng cường tìm hiểu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm nguồn đầu tư để mở rộng sản xuất.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các ngành công nghiệp ở huyện Cẩm Giàng khá đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng cả ở trong và ngoài nước. Trước sự phát triển khá nhanh của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở sản xuất nguyên, phụ liệu cho công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: thuộc da, vải, chỉ, bao bì, in nhãn mác… nhằm nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu vừa tạo thế chủ động trong sản xuất.

Ngành dịch vụ

Trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có nhiều di tích nhƣ Văn Miếu Mao Điền là một trong những Văn Miếu đầu tiên của Việt Nam - nơi ghi danh các vị tiến sĩ của tỉnh Đông, đền thờ danh y Tuệ Tĩnh, chùa Giám, đình, chùa thôn Phú Quân (xã

24

Cẩm Định) cùng với đó là nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội khác đã thu hút hàng nghìn lƣợt du khách đến thăm quan hàng năm. Trên cơ sở đó, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành dịch vụ phát triển. Tại đây, các hoạt động du lịch, nhân dân địa phương đã xây dựng lên hệ thống các nhà nghỉ với trang thiết bị khá đầy đủ để phục vụ du khách từ xa đến.

Cơ chế kinh tế thị trường được thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ vận tải phát triển nhanh chóng. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo đẩy mạnh quá trình xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao thông trong huyện tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Ngoài ra, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cũng đã có những chủ trương, biện pháp thích hợp để các cơ sở sản xuất, cá nhân có thể nhanh chóng vay vốn, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị vận tải để chủ động trong việc thu mua nguyên liệu cũng nhƣ vận chuyển sản phẩm cung ứng ra thị trường. Mở rộng các hoạt động của ngành vận tải đường sông nhằm khai thác tối đa tiềm năng của địa phương. Bên cạnh vận tải hàng hóa, ngành dịch vụ vận tải hành khách cũng có bước tiến bộ mới. Do đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu đi tham quan, du lịch của nhân dân không ngừng tăng lên. Vì vậy, số lượng phương tiện vận tải hành khách cũng tăng lên đáng kể.

Ngành dịch vụ bảo hiểm của huyện Cẩm Giàng có những bước phát triển mới. Trên cơ sở điều kiện đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm không ngừng tăng lên. Mặt khác các cơ sở, doanh nghiệp cũng hợp tác với một số đơn vị để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động đồng thời tham gia bảo hiểm đối với chính doanh nghiệp.

Được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng nguồn vốn ngân sách được phân bổ của địa phương, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo các ngành, các cấp phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giao thông trong toàn huyện. Mạng lưới đường sá tương đổi hoàn chỉnh là cơ sở, nền tảng để Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đẩy mạnh phát triển kinh tế thương nghiệp. Hàng hóa, sản phẩm trên địa bàn huyện có thể dễ dàng vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

25

Đất nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tài chính ngân hàng phát triển. Các ngành, các cấp đã thực hiện tốt việc đơn giản các thủ tục để nhân dân có thể vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn của các ngân hàng chính sách xã hội đầu tƣ mua sắm trang thiết máy móc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Một số hộ gia đình nhờ nguồn vốn đƣợc vay đã xây dựng các trang trại, gia trại với quy mô lớn, qua đó từng bước tạo nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Các ngành sản xuất khác nhƣ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đã đƣợc đầu nguồn vốn mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm giá trị kinh tế đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, Phòng Cơ sở hạ tầng phối hợp với các ngành khác và chính quyền các xã xây dựng các chương trình, đề án quy hoạch các điểm chợ với quy mô vùng tại thị trấn Lai Cách, xã Tân Trường, thị trấn Cẩm Giàng. Ngoài các điểm chợ vùng trên, hệ thống các cửa hàng đã đƣợc mở ra ở khắp các nơi đặc biệt là tại các điểm đông dân cư, gần các tuyến đường lớn QL5, QL38, Tỉnh lộ 394A, 394B, 394C và một số nơi tập trung đông các có xí nghiệp, nhà máy. Hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng về chủng loại, đẹp về kiểu dáng, chất lượng sản phẩm cũng từng bước được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng.

Tiểu kết

Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, tiếp thu và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong thời kỳ mới, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã lãnh đạo nhân dân hăng hái tham gia phát triển kinh tế, từng bước hiện thực hóa các chủ trương của Đảng vào thực tiễn của huyện. Trên cơ sở những thuận lợi về tự nhiên, con người, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã biết khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để tạo động lực mới cho toàn huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đến năm 2005, tốc độ phát triển kinh tế của huyện, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công

26

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Từ một huyện với ngành nông nghiệp là chủ yếu, đến năm 2005, diện mạo của huyện Cẩm Giàng đã có nhiều thay đổi. Ngành nông nghiệp đã thực hiện đƣợc đề án quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, quá trình dồn điền đổi thửa đã hoàn thành, tạo điều kiện cho nhân dân tiến lên sản xuất lớn. Nguồn hàng nông sản đƣợc tạo ra ngày càng lớn không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân trong huyện mà đã bước đầu được đưa ra nhiều địa phương khác trong cả nước.

Các cơ sở công nghiệp nằm rải rác thiếu tập trung, giao thông vận tải khó khăn, đến năm 2005, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã thực hiện tốt đề án quy hoạch phát triển công nghiệp. Trên địa bàn huyện đã hình thành nên các điểm tập trung các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, làng nghề chạm khắc Đông Giao cũng đã đƣợc quy hoạch và ngày càng mở rộng. Hệ thống giao thông đƣợc cải thiện phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện.

Ngành thương mại, dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực cùng với sự hòa nhập nhanh của nền kinh tế đất nước vào khu vực và trên thế giới. Các loại hình dịch vụ xuất hiện ngày càng đa dạng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Hệ thống chợ, các cửa hàng đƣợc xây dựng ngày càng nhiều với cơ cấu hàng hóa rất đa dạng đã góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của nhân dân. Với những kết quả đã đạt đƣợc là cơ sở, nền tảng vững chắc để Đảng bộ và nhân dân huyện Cẩm Giàng bước vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)