Chương 3. ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2010-2014)
3.1.2. Chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (2010-2014)
Chủ trương của Đảng
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, 20 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đất nước đã có những thay đổi to lớn toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trên cơ sở đó, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng đã ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ để tiếp tục phát triển kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh.
Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [46, tr. 1].
Một số nhiệm vụ chủ yếu: Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại
49
và điều chỉnh chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Ƣu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả [46, tr.17].
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
Nhiệm vụ và giải pháp: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới để đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 2,6 %/năm; tỷ trọng trồng trọt - chăn nuôi, thuỷ sản -
50
dịch vụ năm 2015 đạt 51% - 43% - 6%. Phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lƣợng, giá trị, hiệu quả trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Tăng cường đầu tư và có chính sách phù hợp hỗ trợ đầu tƣ cho vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhất là xây dựng hạ tầng, thuỷ lợi, giống, công nghệ. Quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh (lúa, rau màu, chăn nuôi, thuỷ sản). Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ở nông thôn, có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ổn định diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 là 60.000 ha, tập trung sản xuất rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, duy trì hợp lý diện tích trồng cây vải thiều.
Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; tập trung đầu tư chiều sâu, ƣu tiên phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14,7 %/năm trở lên, trong đó công nghiệp tăng 15 %/năm trở lên. Phát triển công nghiệp với nhiều quy mô, trình độ khác nhau, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh.
Phát triển đa dạng và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14 %/năm. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ phát triển các ngành dịch vụ, nhất là đầu tƣ xây dựng hạ tầng (chợ, bến xe, bến cảng, ngân hàng, siêu thị, khách sạn cao cấp, khu du lịch, vui chơi giải trí...). Xây dựng chiến lƣợc xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển các loại hình dịch vụ mới và mở rộng thị trường ra tỉnh ngoài, nước ngoài; nâng cao chất lượng xã hội hoá các hoạt động dịch vụ. Chú trọng khai thác thị trường tiêu thụ nội địa, mở rộng thị trường nông thôn, tăng cường công tác quản lý thị trường [9, tr. 2].
51
Chủ trương của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng
Những kết quả đạt đƣợc từ năm 2005 đến năm 2010 là cơ sở, nền tảng vững chắc để Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lãnh đạo nhân dân tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tại Đại hội lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2010-2015), Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong tình hình mới.
Mục tiêu tổng quát: Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015, huyện Cẩm Giàng cơ bản trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của tỉnh Hải Dương. Tăng cường xây dựng, quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ.
Quy hoạch và mở rộng các làng nghề đã có, xây dựng thêm các làng nghề mới.
Về nhiệm vụ: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành quy hoạch chung thị trấn Lai Cách, điều chỉnh quy hoạch chung mở rộng thị trấn Cẩm Giàng. Lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, không ô nhiễm môi trường vào sản xuất kinh doanh, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, quản lý chặt chẽ môi trường trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Tiếp tục chỉ đạo quy hoạch và phát triển vùng sản xuất cây, con tập trung, vùng lúa hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh cây rau màu tập trung, tạo ra sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao, tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và xây dựng thương hiệu hàng hoá.
Tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ, huy động các nguồn vốn đầu tƣ cải tạo, nâng cấp các chợ nông thôn, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vốn xây dựng các siêu thị và phát triển đồng bộ các hệ thống dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp, các thị trấn, thị tứ để thúc đẩy lưu thông hàng hoá, nông sản.
52
Tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoá để đầu tƣ các dự án quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhƣ: Khu dân cƣ dịch vụ thương mại phía Đông và phía Nam thị trấn Lai Cách; khu dân cư đô thị thương mại Tân Trường; khu dân cư, dịch vụ, giới thiệu sản phẩm làng nghề Đông Giao;
đường 19; đường gom Quốc lộ 5A từ Ghẽ đi Hải Dương; đường 194B từ cảng Tiên Kiều đi khu công nghiệp Đại An [3, tr. 24, 25].
Một số giải pháp chủ yếu: Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đạt chất lượng và hiệu quả cao, gắn với xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân: Chuyển mạnh ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các mô hình sản xuất, chăn nuôi tập trung theo công nghệ cao, sản phẩm có chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp ở nông thôn, củng cố hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ cơ giới hoá đạt 86%, tưới tiêu chủ động trong nông nghiệp đạt 100%. Triển khai và thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
Tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật, tích cực đưa giống mới có chất lƣợng và hiệu quả cao vào sản xuất; bố trí cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý. Tiếp tục quy hoạch, thực hiện ổn định lâu dài vùng sản xuất cây hàng hoá có giá trị kinh tế cao với diện tích ổn định khoảng 2.200ha. Duy trì có hiệu quả trên 450ha cà rốt chất lƣợng cao tại 2 xã Đức Chính, Cẩm Văn. Hình thành các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau sạch đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tập trung đầu tƣ chiều sâu nhằm phát triển ngành chăn nuôi, đƣa nhanh các giống có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao vào sản xuất. Hình thành các khu vực chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp. Điều chỉnh, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có bằng cách nạo vét, khơi sâu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm khai thác mọi lợi thế của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
53
Tạo mọi điều kiện để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường: Ưu tiên giành khoảng 2.000ha đất để quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung, tạo điều kiện thuận lợi nhằm tiếp nhận các dự án đầu tƣ có công nghệ tiên tiến, không ô nhiễm môi trường vào sản xuất kinh doanh. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 19 %/năm.
Quan tâm khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với lợi thế của từng xã, thị trấn. Ƣu tiên đầu tƣ vào các ngành chế biến nông sản, thực phẩm, chú trọng phát triển các ngành nghề mới. Mở rộng sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của 3 làng nghề: Chạm khắc gỗ Đông Giao, mộc Lê Xá (Cẩm Phúc) và rƣợu Phú Lộc. Hình thành các doanh nghiệp vệ tinh gia công, phục vụ các khu, cụm công nghiệp.
Khai thác tốt mọi tiềm năng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế dịch vụ để tăng nhanh tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế chung: Phát triển đa dạng và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ và các loại hình dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ ở các điểm dân cƣ nông thôn, thị tứ, thị trấn. Ƣu tiên giành đất và đầu tƣ phát triển dịch vụ đối với các xã bàn giao nhiều đất cho sản xuất công nghiệp. Quản lý và khai thác có hiệu quả cảng Tiên Kiều, bảo đảm cung cấp dịch vụ vật tƣ ổn định cho phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng. Nâng cấp, cải tạo các chợ hiện có, đồng thời hình thành các điểm dịch vụ mới, hệ thống các siêu thị nhỏ, các khu vui chơi giải trí phục vụ các cụm, khu công nghiệp và các điểm dân cƣ trên địa bàn.
Phối hợp với các ngành của tỉnh, tranh thủ nguồn kinh phí của cấp trên để mở rộng, tu sửa, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hoá đã đƣợc xếp hạng, tăng cường quảng bá nhằm phát triển tua du lịch Văn Miếu - làng nghề - cụm di tích đền thờ danh y Tuệ Tĩnh.
Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ vận tải trên địa bàn. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tín dụng, ngân hàng. Phấn đấu nguồn
54
vốn huy động trên địa bàn tăng 15 %/năm. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành bưu chính viễn thông.
Chủ động khai thác, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ từ các chương trình, dự án của Trung ương, Tỉnh; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, huy động các nguồn lực từ xã hội hoá để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi thiết yếu trên địa bàn huyện. Thực hiện đầu tƣ tập trung, có trọng điểm, khắc phục triệt để tình trạng đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát vốn. Phấn đấu hoàn thành và đƣa vào sử dụng các công trình đầu tƣ trọng điểm đã đƣợc xác định.
Triển khai xây dựng dự án đầu tƣ nâng cấp Cảng Tiên Kiều nhằm mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của cảng hoạt động liên tục bằng nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp đóng góp.
Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, quan tâm bảo vệ môi trường phát triển bền vững: Triển khai thực hiện quy hoạch và điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015. Hoàn thành việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dân cƣ, đất canh tác. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các doanh nghiệp vào đầu tƣ sản xuất trên địa bàn.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Kiên quyết không tiếp nhận các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Có giải pháp tập trung xử lý tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (đảm bảo 100% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải), làng nghề, bệnh viện, trường học, khu dân cư.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Thu gom và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn”
và đề án “Xây dựng vùng chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, xa khu dân cƣ”.
Triển khai quy hoạch và tranh thủ các nguồn vốn để đầu tƣ, xây dựng khu xử lý rác thải chung của huyện.